Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Quan điên giai đoạn cuối: Tố cáo Google làm gián điệp!!!

Bảng tin xuất hiện trên Quanlambao ngày 28/11/2012 cho thấy triệu chứng giai đoạn cuối bệnh điên của Quan.  



Mở Quan ra, hết hồn thấy bảng tin "Đại diện Google tại Việt Nam làm gián điệp cho Nguyễn Văn Hưởng đột nhập, đánh cắp email". 

Nội dung tin đăng như thế này:

Mấy năm gần đây liên tiếp Google có các công ty tại Việt Nam làm đại diện chính thức cho mình. Có lẽ người dân Việt Nam cảm thấy 'mừng' có một anh cả trùm 'search' đã đặt chân vào Việt Nam sẽ giúp cho Công nghệ Marketing trên mạng của Việt Nam bùng nổ. Nhưng có lẽ mọi người không biết một sự thật phũ phàng mà chúng tôi từ kinh nghiệm của chính mình vừa mới phát hiện ra:

Đội ngũ IT của những công ty này đã có nhiều kẻ trở thành gián điệp tay sai của Nguyễn Văn Hưởng thực hiện các hoạt động bẩn đột nhập vào các emails của người dùng Gmail. Liên tiếp gần đây những kẻ làm việc cho Google nhưng đang vi phạm cam kết ký với GOOGLE đang làm nhưng hành động phạm pháp cả Luật Hoa Kỳ và Việt Nam, lợi dụng sự hiểu biết các cấu trúc hoạt động của hệ thống Servers của Google cùng cá cơ chế quản lý Gmail... đã trở thành nội gián thực hiện các hỗ trợ kỹ thuật cho tên Nguyễn Đại, tên Nguyễn Văn Toàn đột nhập và đánh cắp các địa chỉ email của hàng ngàn người tại Việt Nam và của cả các cộng tác viên của Quan làm báo.

Chúng tôi sẽ công bố danh tính của chúng khi cần thiết, hiện nay để phục vụ công tác điều tra theo Luật pháp Hoa Kỳ nên tạm thời chúng ta chưa công bố, tuy nhiên xin thông báo để các bạn sử dụng email và điều hành các Blog ở Việt Nam cần hết sức chú ý.
 
Gớm , giọng điệu sặc mùi FBI (nhiễm trùng nặng). Tại sao suốt ngày phải mang luật Mẽo ra dọa nhỉ??? Mà có vẻ Quan bị tiêm nhiễm nặng bởi 2 từ "gián điệp" và suốt ngày nằm mơ là thấy tướng Hưởng.

Mà hơn nữa, cái điên nặng lần này là tố cáo cả Gút - gồ. "Chúng tôi sẽ công bố danh tính của chúng khi cần thiết", nghe mà đến con nít cũng biết người lớn đang dọa chúng nó. Cả vấn đề hơn thế nữa là Google biết để làm rõ bộ mặt thật của Quan đang ở ngay nhà của Gút-gồ. Kiểu này thì có khi không còn cả râu để đắp chiếu!!!

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Blog Quan Làm Báo bị hack, không phải chơi chiêu?


Tối ngày thứ Ba, 9 tháng 10, cư dân mạng xôn xao với thông tin blog Quan Làm Báo (QLB) bị hack khoảng 12 tiếng. Bị chuyển hướng đến trang quanlambao.info với nội dung nói về Bà Đặng Thị Hoàng Yến, người được cho là chủ Blog này (Tiêu đề của bài: YÊU CẦU BÀ ĐẶNG THỊ HOÀNG YẾN DỪNG NGAY CÁC HÀNH VI BÔI NHỌ, BỊA ĐẶT, VU KHỐNG NHẰM ĐẨY ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM VÀO NGUY CƠ NỘI CHIẾN MỘT LẦN NỮA). Không những vậy, Facebook Quan Làm Báo cũng bị hacker chiếm.

Với lượng truy cập khá cao (~2000 online cùng thời điểm), việc QLB bị hack đã được loan tải đi rất nhanh đến cộng đồng mạng, tuy nhiên không phải ai cũng tin QLB bị hack, mà nghĩ rằng QLB đang chơi chiêu để tự “đánh bóng” mình bằng chiêu bài cơ bản. Vì lẽ đó, hôm nay chúng tôi mang đến cho quý vị một số chứng cứ mà chúng tôi thu thập được trong thời gian vừa qua, chứng tỏ QLB bị hack thật, chứ ko phải chơi chiêu. Và đường dây của QLB có thể sẽ sớm bị tin tặc phanh phui sau khi quanlambao.vn@gmail.com bị chiếm.

Rõ ràng:

- Sau khi khôi phục lại QLB, quản trị của Blog đã tháo xuống bài viết mà hacker để lại, tuy nhiên cached Google vẫn còn (địa chỉ: http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:KX9EcyndGUMJ:quanlambao.blogspot.com/2012/10/ang-thi-hoang-yen.html+&cd=1&hl=en&ct=clnk&gl=us&client=firefox-a)
Hình chụp từ cache Google.
Hình chụp từ cache Google.
- QLB thông báo mất địa chỉ email liên hệ quanlambao.vn@gmail.com
Thông báo của trang QLB.
Thông báo của trang QLB.
- QLB bị hacker nhúng mã khai thác từ địa chỉ www.weekstats.com và chuyển hướng truy cập sang trangwww.quanlambao.info

QLB bị hack như thế nào?

Blog QLB đang vận hành là một dịch vụ miễn phí do Google cung cấp, vì thế để tấn công vào các server mà Google đang quản trị là chuyện không hề đơn giản, tuy nhiên nếu đã khai thác được các server của Google thì không chỉ có QLB bị tấn công mà có thể sẽ có hàng loạt trang Blogspot khác cũng rơi vào tình trạng “mất nhà”.

Sau khi tham khảo một số ý kiến từ các chuyên viên làm về An ninh mạng, có thể khẳng định QLB bị hack trong các trường hợp sau:

TH1: Đồng quản trị blog QLB bị tấn công.

Để đạt được số lượt truy cập cao như QLB đồng nghĩa với việc lượng bài viết đăng tải trên QLB phải thuộc loại “khủng”, nhanh,…đăng bài trong mọi lúc, mọi nơi thì việc QLB có từ 2 quản trị trở lên là bình thường.

TH2: Chủ quản “tối cao” blog QLB bị tấn công.

Đây là “thứ” mà hacker mong muốn nhất, vì chiếm được quản trị tối cao blog QLB thì họ sẽ làm được rất nhiều thứ, tất nhiên địa chỉ email quản trị này QLB sẽ bảo mật cẩn thận trong mọi tình huống nhưng không có chuyện gì là không thể xảy ra, như mọi người vẫn hay đùa trêu “hacker là những người tài năng có hạn mà thủ đoạn thì vô biên”.

Cách thức hacker tấn công QLB.

Giờ chúng ta cùng xem xét đến một vài thông tin của 2 tên miền mà hacker đã sử dụng (weekstats.com và quanlambao.info).
Tên miền weekstats.com được đăng ký sau khi QLB ra đời khoảng 3 tháng và mọi thông tin về chủ sở hữu đã được giấu kín (whois-proof)
Tên miền quanlambao.info được đăng ký được đăng ký vào giữa tháng 09/2012, mọi thông tin về chủ sở hữu đều là giả tạo. Tên miền này hiện nay đã bị nhà cung cấp 101domain thu hồi về (có lẽ do bà Yến đã khiếu nại).

Như đã trình bày ở trên, QLB bị hacker nhúng mã khai thác từ địa chỉ weekstats.com, với những ai đã từng quản trị Blogspot đều biết rằng để nhúng mã Javascript vào Blogspot chỉ có khả năng duy nhất phải là người có quyền quản trị tối cao và hacker đã có quyền này sau khi chiếm được tài khoản email quản trị blog QLB, hacker đã nhúng mã khai thác vào themes (giao diện) của blog chứ không nhúng vào widget.

Tại sao hacker không nhúng mã khai thác trực tiếp vào themes mà phải nhúng mã vào tên miền weekstats.com? Tại sao lại dùng tên miền weekstats.com mà không dùng tên miền khác?

Có thể nói rằng hacker đã theo dõi và chiếm được quyền quản trị blog QLB từ khá lâu, có thể trùng với khoảng thời gian mà 2 domain này được đăng ký. Việc không nhúng mã khai thác trực tiếp vào themes cho thấy hacker đã có tính toán rất kỹ, vì có thể một ngày nào đó chủ nhân của blog QLB phát hiện và thay đổi thông tin tài khoản đi thì hacker sẽ rất khó để vào lại, đồng thời hacker đã rất khôn khéo chọn đúng thời điểm lúc mà bà Đặng Thị Hoàng Yến công bố với BBC “Tôi không phải 'Quan làm báo'”, có lẽ vì lý do sau:
Hình chụp từ bài viết trên QLB khi bị hack
Hình chụp từ bài viết trên QLB khi bị hack
Quan Làm Báo bị hack là thật.

Với trang cung cấp thông tin đầy “nguy hiểm” như QLB, việc sử dụng tài khoản email chính (email tối cao để quản trị QLB) là điều không thể xảy ra, không ai lại “ngu” đến thế bao giờ, vì thế email quanlambao.vn@gmail.com dùng để liên lạc với bên ngoài chỉ là email phụ (vì là email phụ việc bảo mật cho email có thể không được tốt, cụ thể cho đến giờ email vẫn chưa lấy lại được), email chính dùng để quản lý QLB đã được chủ blog QLB “chiếm lại” sau 12 tiếng “vật vã” với Google.

Theo cách thông thường khi xâm chiếm một trang thông tin nào đó, hacker thường deface (xóa hết dữ liệu) và để lại thông báo, tuy nhiên với “nhóm người từ Hoa Kỳ” họ đã rất khôn khéo, tinh tế trong việc này, họ không xóa hết các bài viết của QLB vì nếu làm vậy khác nào “họ tự hại họ”, khi đó chủ blog QLB có đầy đủ chứng cớ để trình báo với Google về việc QLB bị hack.

Liệu đường dây của QLB có bị phanh phui?

Việc mất email quanlambao.vn@gmail.com là một tổn thất to lớn đối với QLB, lượng Cộng tác viên sẽ ra sao khi mọi thông tin về họ đã bị phơi bày trước mặt hacker. Với những thông tin quý giá từ email mang lại như: danh bạ email, địa chỉ IP dùng để gửi email, các địa chỉ IP đã từng truy cập vào tài khoản email,…sẽ như thế nào nếu các thông tin này lọt vào tay An ninh mạng của Việt Nam, có lẽ hậu quả sẽ không đoán trước được.

Bình loạn:
Việc QLB hoạt động trở lại có 2 khả năng:

1/ Bị hack, nhưng chủ nhân phục hồi được email quản trị, và tiếp tục hoạt động điên cuồng.

2/ Bị hack, nhưng chủ nhân không phục hồi được. Tin tặc đã “dụ” bạn đọc liên lạc qua địa chỉ email mới làvualambao@gmail.com để dễ bề thu thập thông tin về đường dây cung cấp thông tin cho Blog này, và QLB bây giờ là giả do tin tặc điều hành. Bài cũ, chủ mới sẽ không xóa, nhưng sẽ lần lượt cho đăng những bài viết có vẻ điên khùng dần dần khác đi hòng lái dư luận và quần chúng nào ngây thơ, thiếu hiểu biết, dễ tin,…chuyển sang một mục đích khác nào đó của tin tặc.

Quan Làm Báo là ai, dựng lên mục đích gì, mọi người đã rõ.

Nguồn: Quỷ Làm Báo - http://quylambao.blogspot.com/2012/10/blog-quan-lam-bao-bi-hack-khong-phai.html

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

“Quan làm báo” đã bịa đặt như thế nào?


Trong bài viết trước, Petrotimes đã phân tích cách đưa tin, thủ đoạn lợi dụng lòng tin của người đọc vào những sự kiện có thật, từ đó nhào nặn thông tin, đánh lừa độc giả của “Quan làm báo”. Trong văn bản chỉ đạo ra ngày 12/9, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: Đây là thủ đoạn thâm độc gây chia rẽ của những kẻ cơ hội chính trị.

Hẳn tất cả chúng ta đều muốn “biết mặt, nghe tên” của những kẻ được gọi là “Quan làm báo”. Đó là ai mà có khả năng dẫn dụ, đánh lừa người đọc, là ai mà biết ném đá rồi lại biết giấu tay rất khéo? Hẳn không phải là kẻ tầm thường!

Trước hết, chúng ta hãy cùng phân tích những điều mà “Quan làm báo” đã bịa đặt để đánh lừa dư luận.


Ông Trầm Bê trả lời báo chí bên lề Lễ Ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng ngày 28/8.
Ông Trầm Bê trả lời báo chí bên lề Lễ Ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng ngày 28/8.

Đầu tiên là sự kiện “bầu” Kiên bị bắt. Thanh Niên vốn là một trong những tờ báo dám đấu tranh với nạn tiêu cực nhưng cũng bị “Quan làm báo” đưa vào tầm ngắm đầu tiên bằng việc vu cáo “Vụ bầu Kiên: Báo chí ăn tiền đâm toạc tờ giấy”.

Như Petrotimes đã phân tích ở bài viết trước, “Quan làm báo” đã lợi dụng đúng sự kiện nóng mà dư luận đang quan tâm là “bắt bầu kiên – một người nổi tiếng” – để làm thông tin nền và từ đó nhào nặn ra các thông tin không có thực về việc “mua chuộc báo chí”… Quan làm báo đã hướng sự tò mò của người đọc theo chủ ý xấu của mình – chĩa mũi dùi vào tờ mà “Quan làm báo” “không ưa” – tờ Thanh Niên.

Ngay sau đó, Báo Thanh niên đã lên tiếng: “Gần đây trên một số trang mạng cho rằng một số tờ báo trong đó có cả Thanh Niên, đã đăng tải các bài viết “nhằm tô son, trát phấn” cho các ông Trầm Bê và bầu Kiên. Thanh Niên xin thông báo cùng bạn đọc: những thông tin (liên quan đến Thanh Niên) này là hoàn toàn bịa đặt. Thanh Niên khẳng định trong suốt thời gian qua không đăng bất cứ một bài viết nào về các nhân vật được đề cập”.

Nhiều bạn đọc trên internet đã cố công tìm kiếm nhưng cũng không thể tìm thấy bài viết nào về Bầu Kiên và Trầm Bê đăng trên báo Thanh Niên. Điều bịa đặt bị phanh phui đã khiến nhiều bạn đọc giật mình trước việc: Lâu nay, bị “Quan làm báo” dẫn dụ, dẫn đến việc “nói gì cũng tưởng là thật”.

Tiếp theo là vụ bắt Tổng giám đốc Ngân hàng ACB Lý Xuân Hải. Trong vụ này, Petrotimes là tờ báo đưa thông tin đầu tiên về việc Lý Xuân Hải bị VKS Nhân dân Tối cao phê chuẩn lệnh khởi tố và bắt tạm giam 4 tháng. Tuy nhiên, ngay sau khi Petrotimes đăng tin, “Quan làm báo” đã lấy lại thông tin đưa về trang web của mình và “hô hào” như một nguồn tin riêng, tin khám phá được. Từ đó “thêm mắm thêm muối” xoay quanh vụ việc này.

Sau vụ bắt Lý Xuân Hải, “bầu” Kiên, thị trường tài chính ngân hàng đã có lúc rơi vào hỗn loạn và như một kẻ chớp cơ hội cực giỏi, “Quan làm báo” đã liên tiếp “câu khách” bằng việc đưa dồn dập các thông tin liên quan đến những doanh nhân của ngành tài chính ngân hàng.

Bị "Quan làm báo" vu cho là "đã bị bắt" nhưng ông Nguyễn Đăng Quang lại xuất hiện trong lễ phát động của Tập đoàn Masan.
Bị "Quan làm báo" vu cho là "đã bị bắt" nhưng ông Nguyễn Đăng Quang lại xuất hiện trong lễ phát động của Tập đoàn Masan.

Đầu tiên là việc “Quan làm báo” đưa tin “Chủ tịch Tập đoàn Masan đã bị bắt”. Quả thật, trong một vài ngày, ông Nguyễn Đăng Quang cũng đã vắng mặt ở nơi làm việc, không phải vì ông bị bắt mà là vì ông đưa con ra nước ngoài đi du học.

Trang web cơ hội chính trị đã nắm đúng thời điểm ông Quang đi vắng để tung tin đồn gây hoang mang với cả các cổ đông của Masan và Techcombank. Chưa hết, “Quan làm báo” còn “vẽ” thêm một loạt các bài viết về sai phạm kinh tế của ông này.

Tuy nhiên, đây là vụ việc mà trang web này bị “việt vị” hoàn toàn.

Đến chiều ngày 27/8, ông Nguyễn Đăng Quang bay về TP. HCM và có mặt tại khách sạn New World để dự buổi lễ phát động thi đua của Tập đoàn Masan thì mọi người mới vỡ lẽ ra là bị “Quan làm báo” lừa.

Khi lần “việt vị” đó, “Quan làm báo” gần như im lặng, “không kèn không trống” gì về thông tin ông Nguyễn Đăng Quang. Cho đến ngày 7/9, “Quan làm báo” tiếp tục “quăng bom” bằng việc đưa tin: Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Techcombak bị bắt. “Bổn cũ soạn lại” trang web này lại ném tới tấp các thông tin bôi xấu ông này lên mạng.

Ông Hồ Hùng Anh tại Lễ phát hành “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012” (thứ 3 từ trái sang). Ông là một trong những nạn nhân của việc đưa "tin vịt" của "Quan làm báo".
Ông Hồ Hùng Anh tại Lễ phát hành “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012” (thứ 3 từ trái sang). Ông là một trong những nạn nhân của việc đưa "tin vịt" của "Quan làm báo".

Tuy nhiên, sáng 8/9, ông Hồ Hùng Anh đang tham dự buổi Lễ phát hành “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012”. Bộ phận truyền thông của Ngân hàng Techcombak gửi cho các báo, đài 1 bức ảnh ông Quang ở bên ngoài hội trường, mọi người mới vỡ lẽ thêm một lần bị “Quan làm báo” lừa.

Trang web này còn cố đấm ăn xôi, lấy lý do “ảnh cũ rích” “cắt ghép” và đưa thêm bài “Khẳng định Hồ Hùng Anh đã bị bắt & Thông tin đang bị dấu nhẹm!”. Đáp lại, phóng viên các báo đài có mặt tại buổi lễ đã công bố thêm một loạt ảnh ông Hồ Hùng Anh phát biểu, nhận giải thưởng.

“Việt vị” thêm lần nữa, Quan làm báo “im bặt” rút lui không kèn không trống vụ việc này. Cũng sau lần “hớ” này, những kẻ cơi hội làm trang Quan làm báo như “không giữ được bình tĩnh” vì liên tiếp bị bóc mẽ, Trang web hướng ra các bài viết chửi đổng,

Ngày 24/8, “Quan làm báo” lại đưa tin “Trầm Bê xin được quản thúc” với nội dung: “Trầm Bê hiện nay đã được Ban chuyên án quản thúc nhằm bảo vệ tính mạng cho ông ta”.

Vu cho ông Trầm Bê là “công an quản thúc” nhưng ông này lại có mặt tại lễ Ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng ngày 28/8. Người hiểu biết sẽ nhận ra ngay: Đời nào một người đang bị quản thúc mà lại được đi ký kết hợp đồng tín dụng doanh nghiệp!

Tin của “Quan làm báo” ngây ngô đến nỗi, ông Trầm Bê phải hóm hỉnh với các phóng viên: “Ngày hôm nay sẵn dịp được các cơ quan báo đài, truyền hình hỏi thăm về tôi, tôi rất cám ơn…” Ông cũng khẳng định chưa hề bị công an mời, bị hỏi thăm hay gì cả. Tất cả đều là tin thất thiệt.

Tự cho mình là "nhà thông thái về chính trị" nhưng "Quan làm báo" lại không phân biệt nổi Chủ tịch UBND TPHCM và một... nhạc sỹ.
Tự cho mình là "nhà thông thái về chính trị" nhưng "Quan làm báo" lại không phân biệt nổi Chủ tịch UBND TPHCM và một... nhạc sỹ.

Chưa hết, trong nhiều bài viết tung lên, mặc dù luôn gồng mình, “tỏ ra nguy hiểm” nhưng “Quan làm báo” đã thể hiện sự xào xáo “ít học” của mình. Ví dụ đến tên của Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân mà lại nhầm thành tên… nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân. Hay việc trang web này soạn thảo công văn giả mạo của Văn phòng Chính phủ, đóng dấu “tuyệt mật” nhưng lại… viết sai mẫu và tệ hơn lại còn sai chính tả.

Trong văn bản chỉ đạo ra ngày 12/9, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: Những trang web đưa thông tin sai kiểu này chính là thủ đoạn thâm độc gây chia rẽ của những kẻ cơ hội chính trị. “Quan làm báo” là sản phẩm của các phần tử phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài, có sự tiếp tay, cung cấp thông tin của các đối tượng tha hóa, biến chất trong nước nhằm phá hoại nội bộ, gây mất đoàn kết trong Đảng và dư luận nhân dân.

Vì thế cần phải tìm cho ra những kẻ tiếp tay cho chúng và nghiêm trị. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đẩy mạnh công tác truyền thông – trong đó quan trọng đặc biệt là cần cung cấp kịp thời thông tin chính xác về các vụ việc nhạy cảm.

Petrotimes

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Lập luận cùn của Dân Làm Báo sau công văn của TT Nguyễn Tấn Dũng


(Báo Vì Dân) - Trên Blog "Dân Làm Báo" đăng bài "Hình như" Thủ tướng QUÊN trang blog này, sau sự kiện Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về Điều tra, xử lý nghiêm việc đăng tải thông tin chống Đảng và Nhà nước. Lợi dụng sự kiện trên, Blog "Dân Làm Báo" đã không bỏ qua cơ hội, và sở trường xuyên tạc của mình khi nói "Thủ tướng gấp gáp quá nên quên trang blog này".


Một blog mang tên "Tư Sang" do thế lực phản động lập ra.
Một blog mang tên "Tư Sang" do thế lực phản động lập ra.

Xem qua bài viết thấy ngay sự xuyên tạc khi Blog "Dân Làm Báo" viết rằng": Vậy là rõ nhé: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là thủ phạm được nêu đích danh vu khống, biến trắng thành đen theo đúng như điều đã viết trong công văn của Thủ tướng. Theo trang này, chủ tịch nước là tên phản động đầu đàn của cái mà Thủ tướng nói rõ trong công văn: Thế lực thù địch.

Một blog phản động mang tên "Tư Sang" do một kẻ nào đó lập ra, vậy mà Blog "Dân Làm Báo" vơ ngay là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang! rồi lập luận bù lu bù loa: Chủ tịch nước là tên phản động đầu đàn của cái mà Thủ tướng nói rõ trong công văn. "Dân Làm Báo" hồ đồ hay lộ cái đuôi "nhắm mắt nói liều". Một lập luận kiểu "lớp 3, trường làng, cô giáo chết". Bỉ ổi hơn khi lồng vào "công văn" của Thủ tướng.

Trở lại Công văn của VPCP: Qua xem xét các báo cáo số: 277/BC-BCA-A61 ngày 15/6/2012, số 335/BC-BCA-A61 ngày 09/7/2012 của Bộ Công an; công văn số 78/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 29/6/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông; công văn số 2794-CV/BTGTW ngày 19/7/2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương và báo cáo số 172-BC/VPTW ngày 07/9/2012 của Văn Phòng Trung ương Đảng về tình trạng một số trang thông tin điện tử như: “Dân làm báo”, “Quan làm báo”,”Biển Đông”… và một số trang mạng khác, đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội. Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch.

Blog "Dân Làm Báo" có đọc đoạn văn này không? “Dân làm báo”, “Quan làm báo”,”Biển Đông”… và một số trang mạng khác.

Nên nhớ tất cả các trang blog phản động đều được báo cáo, chứ không có chuyện Quên hay không Quên! Phải chăng Blog "Dân Làm Báo" ăn nhiều đô la Mỹ của Tổ chức khủng bố Việt Tân quá nên nói liều ?

Hoàng Sa

Ngăn chặn xuyên tạc như thế nào?


(Blog Tin Quân Sự) - Hai ngày sau khi Đài truyền hình Việt Nam nêu đích danh một số trang thông tin điện tử như: “Dân làm báo”, “Quan làm báo”, “Biển Đông”… thường xuyên đăng tải thông xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước. Điều này vô tình đã PR miễn phí cho các trang trên. Theo số liệu thống kê của ALEXA, số lượng truy cập vào trang Quan Làm Báo tăng vọt gần một triệu view và hiện đang lọt vào danh sách top 100 trang mạng đứng đầu Việt Nam.

Ngăn chặn xuyên tạc như thế nào?
Ngăn chặn xuyên tạc như thế nào?

Về cơ bản Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có văn bản chỉ đạo xử lý nghiêm việc đưa những thông tin có nội dung chống đối Đảng và Nhà nước. Nhưng chúng ta cũng cần phải có những giải pháp hợp lý để xử lý triệt để những thông tin xuyên tạc ngay từ trong trứng nước.
Ví dụ như ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan xuất hiện trước báo giới và bác bỏ về những tin đồn liên quan đến việc bị bắt giữ, đồng thời cho biết ông vừa trở về Việt Nam sau mấy ngày đưa con đi du học.
Tương tự, Ngày 24/8, “Quan làm báo” đưa tin “Trầm Bê hiện nay đã được Ban chuyên án quản thúc”. Trên thực tế, gặp mặt báo chí bên lề Lễ Ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng ngày 28/8, ông Trầm Bê nói về tin đồn ông bị quản thúc: “Đây là tin đồn thất thiệt, hoàn toàn thất thiệt, rằng tôi bị công an mời hay bị công an bắt, cái này chưa hề có.
Việc bác bỏ thông tin xuyên tạc cần phải được thực hiện thấu đáo trên tất cả mọi mặt trận kinh tế - xã hội - chính trị, như: tại các cuộc họp Chính trị...
Nâng cao nhận thức chính trị - xã hội của mọi tầng lớp nhân dân. Để người dân không bị bồng bềnh trong xã hội thông tin nhiễu loạn như hiện nay.
Việc công khai tên các trang website xuyen tạc là việc cần phải làm, dù có thể việc này sẽ gây một tác dụng phụ kiểu “vẽ đường cho hưu chạy” nhưng chúng ta tự vẽ đường để người dân hiểu mà biết cách tránh còn hơn để những thế lực “đen” vẽ đường sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Ngoài ra việc công khai trả lời báo chí khi đó là thông tin có nguồn rõ ràng. Tin đồn không có nguồn rõ ràng và do đó bác bỏ tin đồn lại góp phần quảng cáo không công cho nguồn không rõ ràng đó. Sự xuất hiện của nhân vật bị đồn trước công chúng đã là một minh chứng bác bỏ tin đồn thuyết phục rồi và không cần phải nói hay giải thích rằng sự xuất hiện đó là để bác bỏ tin đồn.
Hãy coi những tin đồn đó không đáng giá để phải đếm xỉa tới, mặc dù thực chất việc xuất hiện trước công chúng là với mục đích bác bỏ tin đồn. Hiện nay tin đồn đang có chiều hướng về chuyện bắt một số nhân vật hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh. Nhưng nếu cứ ở trong tình trạng bị động, xuất hiện trước công chúng khi có tin đồn để bác bỏ tin đồn thì đó chưa phải là một biện pháp hay.
Cần phải phối hợp đồng đều và phổ biến rộng rãi các biện pháp để ngăn chặn tin đồn từ ngay trong trứng nước. Đó có thể là những cách xử lý tốt nhất hiện nay.
Thực tế hiện nay cho thấy, tin đồn từ trang Quanlambao đã dần dần mất uy tín, mặc dù vậy vẫn cần dùng thông tin chính thống để chế áp nó. Giống như một bức tranh ghép, chúng ta đang có những mảnh ghép và cần phải tìm ra đúng cách sắp xếp làm sao để nhận ra bản mặt của bức tranh đó.
Phú Vinh

‘Quan làm báo’ đã xuyên tạc sự thật thế nào?


(TINQUANSU) - Trong thời gian vừa qua, sau khi Bầu Kiên bị bắt, những thông tin về nhân vật này cũng như một số người khác liên quan đến hệ thống các ngân hàng của Việt Nam được nhiều người hết sức được quan tâm.
Nắm bắt tâm lý đó, trang mạng thông tin Quan làm báo đã liên tục đăng tải những thông tin không chính xác về Chủ tịch HĐQT của Masan Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh, Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank Trầm Bê, Chủ tịch HĐQT Eximbank Lê Hùng Dũng đồng thời vu cáo báo Thanh niên đăng bài ca ngợi Bầu Kiên và Trầm Bê.
Ngày 24/8, “Quan làm báo” đưa tin “Trầm Bê xin được quản thúc” với nội dung: “Trầm Bê hiện nay đã được Ban chuyên án quản thúc nhằm bảo vệ tính mạng cho ông ta”.
Ngày 24/8, “Quan làm báo” đưa tin “Trầm Bê xin được quản thúc” với nội dung: “Trầm Bê hiện nay đã được Ban chuyên án quản thúc nhằm bảo vệ tính mạng cho ông ta”.
Trên thực tế, gặp mặt báo chí bên lề Lễ Ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng ngày 28/8, ông Trầm Bê nói về tin đồn ông bị quản thúc: “Đây là tin đồn thất thiệt, hoàn toàn thất thiệt, rằng tôi bị công an mời hay bị công an bắt, cái này chưa hề có. Ngày hôm nay sẵn dịp được các cơ quan báo đài, truyền hình hỏi thăm về tôi, tôi rất cám ơn”.
Trên thực tế, gặp mặt báo chí bên lề Lễ Ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng ngày 28/8, ông Trầm Bê nói về tin đồn ông bị quản thúc: “Đây là tin đồn thất thiệt, hoàn toàn thất thiệt, rằng tôi bị công an mời hay bị công an bắt, cái này chưa hề có. Ngày hôm nay sẵn dịp được các cơ quan báo đài, truyền hình hỏi thăm về tôi, tôi rất cám ơn”.
“Tôi khẳng định là tôi chưa hề bị công an mời, bị hỏi thăm hay gì cả. Tất cả đều là tin thất hiệt”, ông Trầm Bê nói.
“Tôi khẳng định là tôi chưa hề bị công an mời, bị hỏi thăm hay gì cả. Tất cả đều là tin thất hiệt”, ông Trầm Bê nói.
Đến ngày 25/8, “Quan làm báo” đưa tin “Chủ tịch Tập đoàn Masan đã bị bắt”.(Ảnh: Thành Luân)
Đến ngày 25/8, “Quan làm báo” đưa tin “Chủ tịch Tập đoàn Masan đã bị bắt”.(Ảnh: Thành Luân)
Tuy nhiên, trên thực tế, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, Phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Techcombank không hề bị bắt.(Ảnh: Thành Luân)
Tuy nhiên, trên thực tế, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, Phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Techcombank không hề bị bắt.(Ảnh: Thành Luân)
Chiều 27/8, tại buổi lễ phát động thi đua lập thành tích quý 4/2012 của Tập đoàn Masan tổ chức ở TP.HCM, ông Nguyễn Đăng Quang đã bác bỏ những tin đồn liên quan đến việc bị bắt giữ và cho biết ông vừa trở về Việt Nam sau mấy ngày đưa con đi du học.(Ảnh: Thành Luân)
Chiều 27/8, tại buổi lễ phát động thi đua lập thành tích quý 4/2012 của Tập đoàn Masan tổ chức ở TP.HCM, ông Nguyễn Đăng Quang đã bác bỏ những tin đồn liên quan đến việc bị bắt giữ và cho biết ông vừa trở về Việt Nam sau mấy ngày đưa con đi du học.(Ảnh: Thành Luân)
Ngày 31/8, “Quan làm báo” đăng tin “Chủ tịch Eximbank sắp bị bắt”. (Ảnh: Thành Luân)
Ngày 31/8, “Quan làm báo” đăng tin “Chủ tịch Eximbank sắp bị bắt”. (Ảnh: Thành Luân)
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, không hề có thông tin nào từ cơ quan chức năng về ông Lê Hùng Dũng – Chủ tịch HĐQT của Eximbank như “Quan làm báo” đã đưa tin. (Ảnh: Thành Luân)
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, không hề có thông tin nào từ cơ quan chức năng về ông Lê Hùng Dũng – Chủ tịch HĐQT của Eximbank như “Quan làm báo” đã đưa tin. (Ảnh: Thành Luân)
Ngày 7/9, “Quan làm báo” tiếp tục đưa tin “Khẳng định Hồ Hùng Anh đã bị bắt & Thông tin đang bị dấu nhẹm!”.
Ngày 7/9, “Quan làm báo” tiếp tục đưa tin “Khẳng định Hồ Hùng Anh đã bị bắt & Thông tin đang bị dấu nhẹm!”.
Tuy nhiên, trên thực tế, ngày 8/9, trao đổi với Phóng viên báo Giáo dục Việt Nam về thông tin này, một đại diện của Techcombank cho biết thông tin ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Techcombank bị cơ quan công an bắt giữ là không chính xác.
Tuy nhiên, trên thực tế, ngày 8/9, trao đổi với Phóng viên báo Giáo dục Việt Nam về thông tin này, một đại diện của Techcombank cho biết thông tin ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Techcombank bị cơ quan công an bắt giữ là không chính xác.
Để chứng minh cho lời mình nói, vị này tiết lộ: “Sáng 8/9, ông Hồ Hùng Anh đang tham dự buổi Lễ phát hành “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012” diễn ra vào sáng ngày 8/9/2012 tại Phủ Chủ tịch do Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp (CRV) tổ chức”.
Để chứng minh cho lời mình nói, vị này tiết lộ: “Sáng 8/9, ông Hồ Hùng Anh đang tham dự buổi Lễ phát hành “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012” diễn ra vào sáng ngày 8/9/2012 tại Phủ Chủ tịch do Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp (CRV) tổ chức”.
Không chỉ vậy, trước đó, ngày 21/8 – một ngày sau khi Bầu Kiên bị bắt, “Quan làm báo” còn đăng thông tin vu cáo báo Thanh niên bằng tin “Vụ Bố già Kiên: Báo chí ăn tiền đâm toạc tờ giấy”.
Không chỉ vậy, trước đó, ngày 21/8 – một ngày sau khi Bầu Kiên bị bắt, “Quan làm báo” còn đăng thông tin vu cáo báo Thanh niên bằng tin “Vụ Bố già Kiên: Báo chí ăn tiền đâm toạc tờ giấy”.
Gần đây trên một số trang mạng cho rằng một số tờ báo trong đó có cả Thanh Niên, đã đăng tải các bài viết “nhằm tô son, trát phấn” cho các ông Trầm Bê và bầu Kiên.
Gần đây trên một số trang mạng cho rằng một số tờ báo trong đó có cả Thanh Niên, đã đăng tải các bài viết “nhằm tô son, trát phấn” cho các ông Trầm Bê và bầu Kiên.
Ngay sau đó, ngày 22/8, Báo Thanh niên online đã cho đăng tải tin “Thông tin bịa đặt”  với nội dung sau đây: “Gần đây trên một số trang mạng cho rằng một số tờ báo trong đó có cả Thanh Niên, đã đăng tải các bài viết “nhằm tô son, trát phấn” cho các ông Trầm Bê và bầu Kiên. Thanh Niên xin thông báo cùng bạn đọc: những thông tin (liên quan đến Thanh Niên) này là hoàn toàn bịa đặt. Thanh Niên khẳng định trong suốt thời gian qua không đăng bất cứ một bài viết nào về các nhân vật được đề cập”. Theo tìm kiếm của chúng tôi, quả thật không tìm thấy bài viết nào về Trầm Bê và bầu Kiên trên Thanh Niên như khẳng định của Quan Làm Báo.

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu điều tra “Quan làm báo” và “Dân làm báo”


Hôm nay, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng chỉ đạo điều tra, xử lý việc đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước trên các trang ‘Dân làm báo’, ‘Quan làm báo’…

Qua xem xét các báo cáo ngày 15/6, 9/7 của Bộ Công an; công văn ngày 29/6 của Bộ Thông tin – Truyền thông; công văn ngày 19/7 của Ban Tuyên giáo Trung ương và báo cáo ngày 7/9 của Văn Phòng Trung ương Đảng về tình trạng một số trang thông tin điện tử như: “Dân làm báo”, “Quan làm báo”,”Biển Đông”… đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội. Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch.

TT Nguyễn Tấn Dũng: Điều tra việc đăng tin bôi đen lãnh đạo đất nước
TT Nguyễn Tấn Dũng: Điều tra việc đăng tin bôi đen lãnh đạo đất nước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin – Truyền thông và các cơ quan chức năng tập trung chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Thông tin – Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan cung cấp thông tin khách quan, đúng sự thật về tình hình các mặt của đất nước, nhất là các vấn đề mà dư luận quan tâm; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý nghiêm việc thông tin, tuyên truyền không đúng sự thật. Khẩn trương trình Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và chủ động phản bác các thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, chống Đảng và Nhà nước.


Các bộ, ngành, các địa phương lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên các mạng phản động.

Xem thêm: Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang là ai?