Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Ngăn chặn xuyên tạc như thế nào?


(Blog Tin Quân Sự) - Hai ngày sau khi Đài truyền hình Việt Nam nêu đích danh một số trang thông tin điện tử như: “Dân làm báo”, “Quan làm báo”, “Biển Đông”… thường xuyên đăng tải thông xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước. Điều này vô tình đã PR miễn phí cho các trang trên. Theo số liệu thống kê của ALEXA, số lượng truy cập vào trang Quan Làm Báo tăng vọt gần một triệu view và hiện đang lọt vào danh sách top 100 trang mạng đứng đầu Việt Nam.

Ngăn chặn xuyên tạc như thế nào?
Ngăn chặn xuyên tạc như thế nào?

Về cơ bản Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có văn bản chỉ đạo xử lý nghiêm việc đưa những thông tin có nội dung chống đối Đảng và Nhà nước. Nhưng chúng ta cũng cần phải có những giải pháp hợp lý để xử lý triệt để những thông tin xuyên tạc ngay từ trong trứng nước.
Ví dụ như ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan xuất hiện trước báo giới và bác bỏ về những tin đồn liên quan đến việc bị bắt giữ, đồng thời cho biết ông vừa trở về Việt Nam sau mấy ngày đưa con đi du học.
Tương tự, Ngày 24/8, “Quan làm báo” đưa tin “Trầm Bê hiện nay đã được Ban chuyên án quản thúc”. Trên thực tế, gặp mặt báo chí bên lề Lễ Ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng ngày 28/8, ông Trầm Bê nói về tin đồn ông bị quản thúc: “Đây là tin đồn thất thiệt, hoàn toàn thất thiệt, rằng tôi bị công an mời hay bị công an bắt, cái này chưa hề có.
Việc bác bỏ thông tin xuyên tạc cần phải được thực hiện thấu đáo trên tất cả mọi mặt trận kinh tế - xã hội - chính trị, như: tại các cuộc họp Chính trị...
Nâng cao nhận thức chính trị - xã hội của mọi tầng lớp nhân dân. Để người dân không bị bồng bềnh trong xã hội thông tin nhiễu loạn như hiện nay.
Việc công khai tên các trang website xuyen tạc là việc cần phải làm, dù có thể việc này sẽ gây một tác dụng phụ kiểu “vẽ đường cho hưu chạy” nhưng chúng ta tự vẽ đường để người dân hiểu mà biết cách tránh còn hơn để những thế lực “đen” vẽ đường sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Ngoài ra việc công khai trả lời báo chí khi đó là thông tin có nguồn rõ ràng. Tin đồn không có nguồn rõ ràng và do đó bác bỏ tin đồn lại góp phần quảng cáo không công cho nguồn không rõ ràng đó. Sự xuất hiện của nhân vật bị đồn trước công chúng đã là một minh chứng bác bỏ tin đồn thuyết phục rồi và không cần phải nói hay giải thích rằng sự xuất hiện đó là để bác bỏ tin đồn.
Hãy coi những tin đồn đó không đáng giá để phải đếm xỉa tới, mặc dù thực chất việc xuất hiện trước công chúng là với mục đích bác bỏ tin đồn. Hiện nay tin đồn đang có chiều hướng về chuyện bắt một số nhân vật hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh. Nhưng nếu cứ ở trong tình trạng bị động, xuất hiện trước công chúng khi có tin đồn để bác bỏ tin đồn thì đó chưa phải là một biện pháp hay.
Cần phải phối hợp đồng đều và phổ biến rộng rãi các biện pháp để ngăn chặn tin đồn từ ngay trong trứng nước. Đó có thể là những cách xử lý tốt nhất hiện nay.
Thực tế hiện nay cho thấy, tin đồn từ trang Quanlambao đã dần dần mất uy tín, mặc dù vậy vẫn cần dùng thông tin chính thống để chế áp nó. Giống như một bức tranh ghép, chúng ta đang có những mảnh ghép và cần phải tìm ra đúng cách sắp xếp làm sao để nhận ra bản mặt của bức tranh đó.
Phú Vinh

‘Quan làm báo’ đã xuyên tạc sự thật thế nào?


(TINQUANSU) - Trong thời gian vừa qua, sau khi Bầu Kiên bị bắt, những thông tin về nhân vật này cũng như một số người khác liên quan đến hệ thống các ngân hàng của Việt Nam được nhiều người hết sức được quan tâm.
Nắm bắt tâm lý đó, trang mạng thông tin Quan làm báo đã liên tục đăng tải những thông tin không chính xác về Chủ tịch HĐQT của Masan Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh, Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank Trầm Bê, Chủ tịch HĐQT Eximbank Lê Hùng Dũng đồng thời vu cáo báo Thanh niên đăng bài ca ngợi Bầu Kiên và Trầm Bê.
Ngày 24/8, “Quan làm báo” đưa tin “Trầm Bê xin được quản thúc” với nội dung: “Trầm Bê hiện nay đã được Ban chuyên án quản thúc nhằm bảo vệ tính mạng cho ông ta”.
Ngày 24/8, “Quan làm báo” đưa tin “Trầm Bê xin được quản thúc” với nội dung: “Trầm Bê hiện nay đã được Ban chuyên án quản thúc nhằm bảo vệ tính mạng cho ông ta”.
Trên thực tế, gặp mặt báo chí bên lề Lễ Ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng ngày 28/8, ông Trầm Bê nói về tin đồn ông bị quản thúc: “Đây là tin đồn thất thiệt, hoàn toàn thất thiệt, rằng tôi bị công an mời hay bị công an bắt, cái này chưa hề có. Ngày hôm nay sẵn dịp được các cơ quan báo đài, truyền hình hỏi thăm về tôi, tôi rất cám ơn”.
Trên thực tế, gặp mặt báo chí bên lề Lễ Ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng ngày 28/8, ông Trầm Bê nói về tin đồn ông bị quản thúc: “Đây là tin đồn thất thiệt, hoàn toàn thất thiệt, rằng tôi bị công an mời hay bị công an bắt, cái này chưa hề có. Ngày hôm nay sẵn dịp được các cơ quan báo đài, truyền hình hỏi thăm về tôi, tôi rất cám ơn”.
“Tôi khẳng định là tôi chưa hề bị công an mời, bị hỏi thăm hay gì cả. Tất cả đều là tin thất hiệt”, ông Trầm Bê nói.
“Tôi khẳng định là tôi chưa hề bị công an mời, bị hỏi thăm hay gì cả. Tất cả đều là tin thất hiệt”, ông Trầm Bê nói.
Đến ngày 25/8, “Quan làm báo” đưa tin “Chủ tịch Tập đoàn Masan đã bị bắt”.(Ảnh: Thành Luân)
Đến ngày 25/8, “Quan làm báo” đưa tin “Chủ tịch Tập đoàn Masan đã bị bắt”.(Ảnh: Thành Luân)
Tuy nhiên, trên thực tế, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, Phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Techcombank không hề bị bắt.(Ảnh: Thành Luân)
Tuy nhiên, trên thực tế, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, Phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Techcombank không hề bị bắt.(Ảnh: Thành Luân)
Chiều 27/8, tại buổi lễ phát động thi đua lập thành tích quý 4/2012 của Tập đoàn Masan tổ chức ở TP.HCM, ông Nguyễn Đăng Quang đã bác bỏ những tin đồn liên quan đến việc bị bắt giữ và cho biết ông vừa trở về Việt Nam sau mấy ngày đưa con đi du học.(Ảnh: Thành Luân)
Chiều 27/8, tại buổi lễ phát động thi đua lập thành tích quý 4/2012 của Tập đoàn Masan tổ chức ở TP.HCM, ông Nguyễn Đăng Quang đã bác bỏ những tin đồn liên quan đến việc bị bắt giữ và cho biết ông vừa trở về Việt Nam sau mấy ngày đưa con đi du học.(Ảnh: Thành Luân)
Ngày 31/8, “Quan làm báo” đăng tin “Chủ tịch Eximbank sắp bị bắt”. (Ảnh: Thành Luân)
Ngày 31/8, “Quan làm báo” đăng tin “Chủ tịch Eximbank sắp bị bắt”. (Ảnh: Thành Luân)
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, không hề có thông tin nào từ cơ quan chức năng về ông Lê Hùng Dũng – Chủ tịch HĐQT của Eximbank như “Quan làm báo” đã đưa tin. (Ảnh: Thành Luân)
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, không hề có thông tin nào từ cơ quan chức năng về ông Lê Hùng Dũng – Chủ tịch HĐQT của Eximbank như “Quan làm báo” đã đưa tin. (Ảnh: Thành Luân)
Ngày 7/9, “Quan làm báo” tiếp tục đưa tin “Khẳng định Hồ Hùng Anh đã bị bắt & Thông tin đang bị dấu nhẹm!”.
Ngày 7/9, “Quan làm báo” tiếp tục đưa tin “Khẳng định Hồ Hùng Anh đã bị bắt & Thông tin đang bị dấu nhẹm!”.
Tuy nhiên, trên thực tế, ngày 8/9, trao đổi với Phóng viên báo Giáo dục Việt Nam về thông tin này, một đại diện của Techcombank cho biết thông tin ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Techcombank bị cơ quan công an bắt giữ là không chính xác.
Tuy nhiên, trên thực tế, ngày 8/9, trao đổi với Phóng viên báo Giáo dục Việt Nam về thông tin này, một đại diện của Techcombank cho biết thông tin ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Techcombank bị cơ quan công an bắt giữ là không chính xác.
Để chứng minh cho lời mình nói, vị này tiết lộ: “Sáng 8/9, ông Hồ Hùng Anh đang tham dự buổi Lễ phát hành “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012” diễn ra vào sáng ngày 8/9/2012 tại Phủ Chủ tịch do Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp (CRV) tổ chức”.
Để chứng minh cho lời mình nói, vị này tiết lộ: “Sáng 8/9, ông Hồ Hùng Anh đang tham dự buổi Lễ phát hành “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012” diễn ra vào sáng ngày 8/9/2012 tại Phủ Chủ tịch do Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp (CRV) tổ chức”.
Không chỉ vậy, trước đó, ngày 21/8 – một ngày sau khi Bầu Kiên bị bắt, “Quan làm báo” còn đăng thông tin vu cáo báo Thanh niên bằng tin “Vụ Bố già Kiên: Báo chí ăn tiền đâm toạc tờ giấy”.
Không chỉ vậy, trước đó, ngày 21/8 – một ngày sau khi Bầu Kiên bị bắt, “Quan làm báo” còn đăng thông tin vu cáo báo Thanh niên bằng tin “Vụ Bố già Kiên: Báo chí ăn tiền đâm toạc tờ giấy”.
Gần đây trên một số trang mạng cho rằng một số tờ báo trong đó có cả Thanh Niên, đã đăng tải các bài viết “nhằm tô son, trát phấn” cho các ông Trầm Bê và bầu Kiên.
Gần đây trên một số trang mạng cho rằng một số tờ báo trong đó có cả Thanh Niên, đã đăng tải các bài viết “nhằm tô son, trát phấn” cho các ông Trầm Bê và bầu Kiên.
Ngay sau đó, ngày 22/8, Báo Thanh niên online đã cho đăng tải tin “Thông tin bịa đặt”  với nội dung sau đây: “Gần đây trên một số trang mạng cho rằng một số tờ báo trong đó có cả Thanh Niên, đã đăng tải các bài viết “nhằm tô son, trát phấn” cho các ông Trầm Bê và bầu Kiên. Thanh Niên xin thông báo cùng bạn đọc: những thông tin (liên quan đến Thanh Niên) này là hoàn toàn bịa đặt. Thanh Niên khẳng định trong suốt thời gian qua không đăng bất cứ một bài viết nào về các nhân vật được đề cập”. Theo tìm kiếm của chúng tôi, quả thật không tìm thấy bài viết nào về Trầm Bê và bầu Kiên trên Thanh Niên như khẳng định của Quan Làm Báo.