Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

“Quan làm báo” đã bịa đặt như thế nào?


Trong bài viết trước, Petrotimes đã phân tích cách đưa tin, thủ đoạn lợi dụng lòng tin của người đọc vào những sự kiện có thật, từ đó nhào nặn thông tin, đánh lừa độc giả của “Quan làm báo”. Trong văn bản chỉ đạo ra ngày 12/9, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: Đây là thủ đoạn thâm độc gây chia rẽ của những kẻ cơ hội chính trị.

Hẳn tất cả chúng ta đều muốn “biết mặt, nghe tên” của những kẻ được gọi là “Quan làm báo”. Đó là ai mà có khả năng dẫn dụ, đánh lừa người đọc, là ai mà biết ném đá rồi lại biết giấu tay rất khéo? Hẳn không phải là kẻ tầm thường!

Trước hết, chúng ta hãy cùng phân tích những điều mà “Quan làm báo” đã bịa đặt để đánh lừa dư luận.


Ông Trầm Bê trả lời báo chí bên lề Lễ Ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng ngày 28/8.
Ông Trầm Bê trả lời báo chí bên lề Lễ Ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng ngày 28/8.

Đầu tiên là sự kiện “bầu” Kiên bị bắt. Thanh Niên vốn là một trong những tờ báo dám đấu tranh với nạn tiêu cực nhưng cũng bị “Quan làm báo” đưa vào tầm ngắm đầu tiên bằng việc vu cáo “Vụ bầu Kiên: Báo chí ăn tiền đâm toạc tờ giấy”.

Như Petrotimes đã phân tích ở bài viết trước, “Quan làm báo” đã lợi dụng đúng sự kiện nóng mà dư luận đang quan tâm là “bắt bầu kiên – một người nổi tiếng” – để làm thông tin nền và từ đó nhào nặn ra các thông tin không có thực về việc “mua chuộc báo chí”… Quan làm báo đã hướng sự tò mò của người đọc theo chủ ý xấu của mình – chĩa mũi dùi vào tờ mà “Quan làm báo” “không ưa” – tờ Thanh Niên.

Ngay sau đó, Báo Thanh niên đã lên tiếng: “Gần đây trên một số trang mạng cho rằng một số tờ báo trong đó có cả Thanh Niên, đã đăng tải các bài viết “nhằm tô son, trát phấn” cho các ông Trầm Bê và bầu Kiên. Thanh Niên xin thông báo cùng bạn đọc: những thông tin (liên quan đến Thanh Niên) này là hoàn toàn bịa đặt. Thanh Niên khẳng định trong suốt thời gian qua không đăng bất cứ một bài viết nào về các nhân vật được đề cập”.

Nhiều bạn đọc trên internet đã cố công tìm kiếm nhưng cũng không thể tìm thấy bài viết nào về Bầu Kiên và Trầm Bê đăng trên báo Thanh Niên. Điều bịa đặt bị phanh phui đã khiến nhiều bạn đọc giật mình trước việc: Lâu nay, bị “Quan làm báo” dẫn dụ, dẫn đến việc “nói gì cũng tưởng là thật”.

Tiếp theo là vụ bắt Tổng giám đốc Ngân hàng ACB Lý Xuân Hải. Trong vụ này, Petrotimes là tờ báo đưa thông tin đầu tiên về việc Lý Xuân Hải bị VKS Nhân dân Tối cao phê chuẩn lệnh khởi tố và bắt tạm giam 4 tháng. Tuy nhiên, ngay sau khi Petrotimes đăng tin, “Quan làm báo” đã lấy lại thông tin đưa về trang web của mình và “hô hào” như một nguồn tin riêng, tin khám phá được. Từ đó “thêm mắm thêm muối” xoay quanh vụ việc này.

Sau vụ bắt Lý Xuân Hải, “bầu” Kiên, thị trường tài chính ngân hàng đã có lúc rơi vào hỗn loạn và như một kẻ chớp cơ hội cực giỏi, “Quan làm báo” đã liên tiếp “câu khách” bằng việc đưa dồn dập các thông tin liên quan đến những doanh nhân của ngành tài chính ngân hàng.

Bị "Quan làm báo" vu cho là "đã bị bắt" nhưng ông Nguyễn Đăng Quang lại xuất hiện trong lễ phát động của Tập đoàn Masan.
Bị "Quan làm báo" vu cho là "đã bị bắt" nhưng ông Nguyễn Đăng Quang lại xuất hiện trong lễ phát động của Tập đoàn Masan.

Đầu tiên là việc “Quan làm báo” đưa tin “Chủ tịch Tập đoàn Masan đã bị bắt”. Quả thật, trong một vài ngày, ông Nguyễn Đăng Quang cũng đã vắng mặt ở nơi làm việc, không phải vì ông bị bắt mà là vì ông đưa con ra nước ngoài đi du học.

Trang web cơ hội chính trị đã nắm đúng thời điểm ông Quang đi vắng để tung tin đồn gây hoang mang với cả các cổ đông của Masan và Techcombank. Chưa hết, “Quan làm báo” còn “vẽ” thêm một loạt các bài viết về sai phạm kinh tế của ông này.

Tuy nhiên, đây là vụ việc mà trang web này bị “việt vị” hoàn toàn.

Đến chiều ngày 27/8, ông Nguyễn Đăng Quang bay về TP. HCM và có mặt tại khách sạn New World để dự buổi lễ phát động thi đua của Tập đoàn Masan thì mọi người mới vỡ lẽ ra là bị “Quan làm báo” lừa.

Khi lần “việt vị” đó, “Quan làm báo” gần như im lặng, “không kèn không trống” gì về thông tin ông Nguyễn Đăng Quang. Cho đến ngày 7/9, “Quan làm báo” tiếp tục “quăng bom” bằng việc đưa tin: Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Techcombak bị bắt. “Bổn cũ soạn lại” trang web này lại ném tới tấp các thông tin bôi xấu ông này lên mạng.

Ông Hồ Hùng Anh tại Lễ phát hành “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012” (thứ 3 từ trái sang). Ông là một trong những nạn nhân của việc đưa "tin vịt" của "Quan làm báo".
Ông Hồ Hùng Anh tại Lễ phát hành “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012” (thứ 3 từ trái sang). Ông là một trong những nạn nhân của việc đưa "tin vịt" của "Quan làm báo".

Tuy nhiên, sáng 8/9, ông Hồ Hùng Anh đang tham dự buổi Lễ phát hành “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012”. Bộ phận truyền thông của Ngân hàng Techcombak gửi cho các báo, đài 1 bức ảnh ông Quang ở bên ngoài hội trường, mọi người mới vỡ lẽ thêm một lần bị “Quan làm báo” lừa.

Trang web này còn cố đấm ăn xôi, lấy lý do “ảnh cũ rích” “cắt ghép” và đưa thêm bài “Khẳng định Hồ Hùng Anh đã bị bắt & Thông tin đang bị dấu nhẹm!”. Đáp lại, phóng viên các báo đài có mặt tại buổi lễ đã công bố thêm một loạt ảnh ông Hồ Hùng Anh phát biểu, nhận giải thưởng.

“Việt vị” thêm lần nữa, Quan làm báo “im bặt” rút lui không kèn không trống vụ việc này. Cũng sau lần “hớ” này, những kẻ cơi hội làm trang Quan làm báo như “không giữ được bình tĩnh” vì liên tiếp bị bóc mẽ, Trang web hướng ra các bài viết chửi đổng,

Ngày 24/8, “Quan làm báo” lại đưa tin “Trầm Bê xin được quản thúc” với nội dung: “Trầm Bê hiện nay đã được Ban chuyên án quản thúc nhằm bảo vệ tính mạng cho ông ta”.

Vu cho ông Trầm Bê là “công an quản thúc” nhưng ông này lại có mặt tại lễ Ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng ngày 28/8. Người hiểu biết sẽ nhận ra ngay: Đời nào một người đang bị quản thúc mà lại được đi ký kết hợp đồng tín dụng doanh nghiệp!

Tin của “Quan làm báo” ngây ngô đến nỗi, ông Trầm Bê phải hóm hỉnh với các phóng viên: “Ngày hôm nay sẵn dịp được các cơ quan báo đài, truyền hình hỏi thăm về tôi, tôi rất cám ơn…” Ông cũng khẳng định chưa hề bị công an mời, bị hỏi thăm hay gì cả. Tất cả đều là tin thất thiệt.

Tự cho mình là "nhà thông thái về chính trị" nhưng "Quan làm báo" lại không phân biệt nổi Chủ tịch UBND TPHCM và một... nhạc sỹ.
Tự cho mình là "nhà thông thái về chính trị" nhưng "Quan làm báo" lại không phân biệt nổi Chủ tịch UBND TPHCM và một... nhạc sỹ.

Chưa hết, trong nhiều bài viết tung lên, mặc dù luôn gồng mình, “tỏ ra nguy hiểm” nhưng “Quan làm báo” đã thể hiện sự xào xáo “ít học” của mình. Ví dụ đến tên của Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân mà lại nhầm thành tên… nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân. Hay việc trang web này soạn thảo công văn giả mạo của Văn phòng Chính phủ, đóng dấu “tuyệt mật” nhưng lại… viết sai mẫu và tệ hơn lại còn sai chính tả.

Trong văn bản chỉ đạo ra ngày 12/9, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: Những trang web đưa thông tin sai kiểu này chính là thủ đoạn thâm độc gây chia rẽ của những kẻ cơ hội chính trị. “Quan làm báo” là sản phẩm của các phần tử phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài, có sự tiếp tay, cung cấp thông tin của các đối tượng tha hóa, biến chất trong nước nhằm phá hoại nội bộ, gây mất đoàn kết trong Đảng và dư luận nhân dân.

Vì thế cần phải tìm cho ra những kẻ tiếp tay cho chúng và nghiêm trị. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đẩy mạnh công tác truyền thông – trong đó quan trọng đặc biệt là cần cung cấp kịp thời thông tin chính xác về các vụ việc nhạy cảm.

Petrotimes

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

‘Quan làm báo’ đã xuyên tạc sự thật thế nào?


(TINQUANSU) - Trong thời gian vừa qua, sau khi Bầu Kiên bị bắt, những thông tin về nhân vật này cũng như một số người khác liên quan đến hệ thống các ngân hàng của Việt Nam được nhiều người hết sức được quan tâm.
Nắm bắt tâm lý đó, trang mạng thông tin Quan làm báo đã liên tục đăng tải những thông tin không chính xác về Chủ tịch HĐQT của Masan Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh, Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank Trầm Bê, Chủ tịch HĐQT Eximbank Lê Hùng Dũng đồng thời vu cáo báo Thanh niên đăng bài ca ngợi Bầu Kiên và Trầm Bê.
Ngày 24/8, “Quan làm báo” đưa tin “Trầm Bê xin được quản thúc” với nội dung: “Trầm Bê hiện nay đã được Ban chuyên án quản thúc nhằm bảo vệ tính mạng cho ông ta”.
Ngày 24/8, “Quan làm báo” đưa tin “Trầm Bê xin được quản thúc” với nội dung: “Trầm Bê hiện nay đã được Ban chuyên án quản thúc nhằm bảo vệ tính mạng cho ông ta”.
Trên thực tế, gặp mặt báo chí bên lề Lễ Ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng ngày 28/8, ông Trầm Bê nói về tin đồn ông bị quản thúc: “Đây là tin đồn thất thiệt, hoàn toàn thất thiệt, rằng tôi bị công an mời hay bị công an bắt, cái này chưa hề có. Ngày hôm nay sẵn dịp được các cơ quan báo đài, truyền hình hỏi thăm về tôi, tôi rất cám ơn”.
Trên thực tế, gặp mặt báo chí bên lề Lễ Ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng ngày 28/8, ông Trầm Bê nói về tin đồn ông bị quản thúc: “Đây là tin đồn thất thiệt, hoàn toàn thất thiệt, rằng tôi bị công an mời hay bị công an bắt, cái này chưa hề có. Ngày hôm nay sẵn dịp được các cơ quan báo đài, truyền hình hỏi thăm về tôi, tôi rất cám ơn”.
“Tôi khẳng định là tôi chưa hề bị công an mời, bị hỏi thăm hay gì cả. Tất cả đều là tin thất hiệt”, ông Trầm Bê nói.
“Tôi khẳng định là tôi chưa hề bị công an mời, bị hỏi thăm hay gì cả. Tất cả đều là tin thất hiệt”, ông Trầm Bê nói.
Đến ngày 25/8, “Quan làm báo” đưa tin “Chủ tịch Tập đoàn Masan đã bị bắt”.(Ảnh: Thành Luân)
Đến ngày 25/8, “Quan làm báo” đưa tin “Chủ tịch Tập đoàn Masan đã bị bắt”.(Ảnh: Thành Luân)
Tuy nhiên, trên thực tế, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, Phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Techcombank không hề bị bắt.(Ảnh: Thành Luân)
Tuy nhiên, trên thực tế, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, Phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Techcombank không hề bị bắt.(Ảnh: Thành Luân)
Chiều 27/8, tại buổi lễ phát động thi đua lập thành tích quý 4/2012 của Tập đoàn Masan tổ chức ở TP.HCM, ông Nguyễn Đăng Quang đã bác bỏ những tin đồn liên quan đến việc bị bắt giữ và cho biết ông vừa trở về Việt Nam sau mấy ngày đưa con đi du học.(Ảnh: Thành Luân)
Chiều 27/8, tại buổi lễ phát động thi đua lập thành tích quý 4/2012 của Tập đoàn Masan tổ chức ở TP.HCM, ông Nguyễn Đăng Quang đã bác bỏ những tin đồn liên quan đến việc bị bắt giữ và cho biết ông vừa trở về Việt Nam sau mấy ngày đưa con đi du học.(Ảnh: Thành Luân)
Ngày 31/8, “Quan làm báo” đăng tin “Chủ tịch Eximbank sắp bị bắt”. (Ảnh: Thành Luân)
Ngày 31/8, “Quan làm báo” đăng tin “Chủ tịch Eximbank sắp bị bắt”. (Ảnh: Thành Luân)
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, không hề có thông tin nào từ cơ quan chức năng về ông Lê Hùng Dũng – Chủ tịch HĐQT của Eximbank như “Quan làm báo” đã đưa tin. (Ảnh: Thành Luân)
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, không hề có thông tin nào từ cơ quan chức năng về ông Lê Hùng Dũng – Chủ tịch HĐQT của Eximbank như “Quan làm báo” đã đưa tin. (Ảnh: Thành Luân)
Ngày 7/9, “Quan làm báo” tiếp tục đưa tin “Khẳng định Hồ Hùng Anh đã bị bắt & Thông tin đang bị dấu nhẹm!”.
Ngày 7/9, “Quan làm báo” tiếp tục đưa tin “Khẳng định Hồ Hùng Anh đã bị bắt & Thông tin đang bị dấu nhẹm!”.
Tuy nhiên, trên thực tế, ngày 8/9, trao đổi với Phóng viên báo Giáo dục Việt Nam về thông tin này, một đại diện của Techcombank cho biết thông tin ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Techcombank bị cơ quan công an bắt giữ là không chính xác.
Tuy nhiên, trên thực tế, ngày 8/9, trao đổi với Phóng viên báo Giáo dục Việt Nam về thông tin này, một đại diện của Techcombank cho biết thông tin ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Techcombank bị cơ quan công an bắt giữ là không chính xác.
Để chứng minh cho lời mình nói, vị này tiết lộ: “Sáng 8/9, ông Hồ Hùng Anh đang tham dự buổi Lễ phát hành “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012” diễn ra vào sáng ngày 8/9/2012 tại Phủ Chủ tịch do Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp (CRV) tổ chức”.
Để chứng minh cho lời mình nói, vị này tiết lộ: “Sáng 8/9, ông Hồ Hùng Anh đang tham dự buổi Lễ phát hành “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2012” diễn ra vào sáng ngày 8/9/2012 tại Phủ Chủ tịch do Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp (CRV) tổ chức”.
Không chỉ vậy, trước đó, ngày 21/8 – một ngày sau khi Bầu Kiên bị bắt, “Quan làm báo” còn đăng thông tin vu cáo báo Thanh niên bằng tin “Vụ Bố già Kiên: Báo chí ăn tiền đâm toạc tờ giấy”.
Không chỉ vậy, trước đó, ngày 21/8 – một ngày sau khi Bầu Kiên bị bắt, “Quan làm báo” còn đăng thông tin vu cáo báo Thanh niên bằng tin “Vụ Bố già Kiên: Báo chí ăn tiền đâm toạc tờ giấy”.
Gần đây trên một số trang mạng cho rằng một số tờ báo trong đó có cả Thanh Niên, đã đăng tải các bài viết “nhằm tô son, trát phấn” cho các ông Trầm Bê và bầu Kiên.
Gần đây trên một số trang mạng cho rằng một số tờ báo trong đó có cả Thanh Niên, đã đăng tải các bài viết “nhằm tô son, trát phấn” cho các ông Trầm Bê và bầu Kiên.
Ngay sau đó, ngày 22/8, Báo Thanh niên online đã cho đăng tải tin “Thông tin bịa đặt”  với nội dung sau đây: “Gần đây trên một số trang mạng cho rằng một số tờ báo trong đó có cả Thanh Niên, đã đăng tải các bài viết “nhằm tô son, trát phấn” cho các ông Trầm Bê và bầu Kiên. Thanh Niên xin thông báo cùng bạn đọc: những thông tin (liên quan đến Thanh Niên) này là hoàn toàn bịa đặt. Thanh Niên khẳng định trong suốt thời gian qua không đăng bất cứ một bài viết nào về các nhân vật được đề cập”. Theo tìm kiếm của chúng tôi, quả thật không tìm thấy bài viết nào về Trầm Bê và bầu Kiên trên Thanh Niên như khẳng định của Quan Làm Báo.

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Bầu Kiên đã bị bắt, Bầu Kiên là ai?


Ông Nguyễn Đức Kiên, người thường được gọi là 'Bầu Kiên', Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng Cổ phần Thương mại Á châu (ACB), vừa bị bắt chiều hôm 20/8, theo báo chí trong nước.

Ông Nguyễn Đức Kiên còn là sáng lập viên Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF)
Ông Nguyễn Đức Kiên còn là sáng lập viên Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF)

Báo Tuổi Trẻ TP HCM đưa tin "ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ để điều tra về một số sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế của ông này".


Được biết việc bắt ông Kiên được cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thực hiện vào chiều thứ Hai 20/8, và ngay buổi tối, nhà ông tại Hà Nội đã bị khám xét, công an thu giữ một số 'tài liệu liên quan đến hành vi đang bị điều tra' của ông.

Thông tin Bầu Kiên, sinh năm 1964, bị bắt đang làm chấn động dư luận trong nước, không chỉ bởi vì ảnh hưởng của ông trong lĩnh vực tài chính.

Ngoài vị trí ở ACB, được cho là còn nhiều quyền lực hơn cả Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ông Kiên còn nắm nhiều cổ phần tại các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kiên Long, Vietbank, Đại Á và Techcombank.

Riêng tại ACB, ông và gia đình giữ số cổ phiếu nhiều hơn Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trần Mộng Hùng và thân nhân.

Về danh chính ngôn thuận, ông Kiên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần mang tên Tập đoàn tài chính Á Châu.

Ông cũng đầu tư vào một vài lĩnh vực khác như du lịch, may mặc.

Ông là thành viên hội đồng quản trị của hai công ty du lịch lớn là Du lịch Chợ Lớn và Du lịch Thiên Minh.

Ngay sau khi tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt được tung ra, cổ phiếu của các công ty trên sàn giao dịch HNX30 giảm đồng loạt.

Trang tin CafeF đưa tin hai ngân hàng có liên quan ông Kiên là ACB dư bán sàn một triệu cổ phiếu, EIB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank) dư bán sàn hai triệu cổ phiếu.

Trang này cho biết cả HNX-Index và VN-Index đều giảm mạnh, "toàn thị trường có 170 mã giảm giá".

Bầu bóng đá

Bầu Kiên còn được biết qua vai trò của mình trong lĩnh vực nhiều tiền nhưng cũng gây nhiều tranh cãi là bóng đá.

Ông là sáng lập viên Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và cổ súy cho các thay đổi mạnh trong điều hành các giải bóng đá Việt Nam.

Dư luận cũng nói nhiều tới liên quan của ông với các nhóm lợi ích với ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng.

Có cáo buộc ông có quan hệ thân cận với một số lãnh đạo cấp cao ở trong nước.

Việc ông mời đích danh Thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, cố vấn an ninh và tôn giáo cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, làm cố vấn cho VPF hồi cuối năm ngoái đã gây nhiều đồn đoán.

Đầu năm nay, báo Thể thao 24h đưa tin ông Nguyễn Đức Kiên cùng một số lãnh đạo VPF ăn tối với Thủ tướng suốt ba tiếng đồng hồ và sau đó 'lật ngược tình thế' trong cuộc chiến bản quyền Giải Bóng đá quốc gia với Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) cùng Tập đoàn truyền thông An Viên (AVG).

Bản tin của báo này nhanh chóng bị can thiệp phải gỡ bỏ.

Báo Thể thao 24h sau đó phải cải chính và xin chịu kỷ luật sau khi đăng thông tin 'bịa đặt' về bữa ăn tối nói trên.

Theo BBC