Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Thủ tướng đồng ý xây dựng mạng xã hội cho thanh niên

Tại buổi làm việc với T.Ư Đoàn sáng 24-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Chính phủ đã quyết định đồng ý đầu tư xây dựng mạng xã hội cho thanh niên.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong buổi làm việc với Ban Bí thư Trung ương Đoàn
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong buổi làm việc với Ban Bí thư Trung ương Đoàn

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong buổi làm việc với Ban Bí thư Trung ương Đoàn


Theo Thủ tướng, hiện nay có hơn 30% dân số VN sử dụng Internet, trong đó giới thường xuyên tiếp cận mạng Internet là thanh niên. Mặt khác, theo Thủ tướng, các nước phát triển cũng rất xem trọng mạng xã hội, do vậy việc xây dựng mạng xã hội của VN là cần thiết nên làm. Để xây dựng mạng này, Thủ tướng yêu cầu T.Ư Đoàn xem xét phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông nghiên cứu, lập đề án triển khai.

Đề xuất nhiều nội dung


Báo cáo trước Thủ tướng về tình hình thanh niên hiện nay, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh khẳng định đại bộ phận thanh niên ngày nay xác định được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước; có nhận thức đúng đắn, thái độ tích cực và sẵn sàng tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Tuy nhiên, còn một bộ phận thanh niên có biểu hiện mờ nhạt về lý tưởng, lệch lạc về giá trị đạo đức, sống thực dụng, ích kỷ, thiếu trách nhiệm, mắc vào tệ nạn xã hội. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm là áp lực lớn đối với thanh niên.

Thay mặt Ban Bí thư T.Ư Đoàn, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh đã đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số nội dung nhằm cụ thể hóa nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và Ban chấp hành Trung ương Đoàn đã ký trước đó.

Theo đó, Đoàn đề xuất Chính phủ và các bộ, ngành tạo cơ chế đặc biệt để Đoàn đảm bảo tiến độ thực hiện các chương trình, đề án đã được Chính phủ phê duyệt. Đoàn đề xuất Thủ tướng giao cho Đoàn phối hợp với Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch lập đề án “Quy hoạch các khu di tích lịch sử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN VN, Đội TNTP Hồ Chí Minh”; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội VN xây dựng đề án thành lập “Quỹ hỗ trợ thanh niên nông thôn lập nghiệp”.

Ngoài ra, anh Vinh cũng đề xuất Thủ tướng có chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với các đơn vị báo chí của Đoàn, cấp kinh phí mua các ấn phẩm báo Đoàn, Hội, Đội cho các học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và lập đề án di dời trụ sở cơ quan T.Ư Đoàn.

Sẽ cấp báo Đoàn, Đội cho vùng sâu vùng xa


Thủ tướng khẳng định phong trào Đoàn thời gian qua đã thiết thực, sát với nhu cầu thực tế của cuộc sống, của thanh niên; chăm lo lợi ích chính đáng của thanh thiếu niên, đồng thời nâng cao uy tín, vai trò, vị trí của Đoàn, góp phần vào thành tựu chung của đất nước trên tất cả các lĩnh vực.

Thủ tướng đề nghị T.Ư Đoàn trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình cần tiếp tục thực hiện tốt hơn để đảm bảo đóng góp vào phát triển kinh tế- xã hội, chăm lo, mở rộng tăng cường mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên đồng thời chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục cho thanh thiếu niên, công tác xây dựng Đoàn, Đội, Hội làm nền tảng, nòng cốt cho phong trào.

Liên quan tới các đề xuất, kiến nghị, Thủ tướng đề nghị trong 10 trung tâm hướng nghiệp, giới thiệu việc làm thanh niên trên cả nước, T.Ư Đoàn phải vận hành tốt hai trung tâm đã hoàn thành (gồm TP.HCM và Thanh Hóa), từ nay đến năm 2014 tiếp tục xây dựng xong bốn trung tâm khác, bốn trung tâm còn lại tạm thời để sau.

Thủ tướng đồng ý cho T.Ư Đoàn phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng các đảo thanh niên, đề án xây dựng trung tâm đào tạo lãnh đạo trẻ; đồng ý bố trí kinh phí cấp báo Đoàn, Đội cho học sinh vùng sâu, vùng xa; dự án thí điểm xây dựng cầu giao thông nông thôn, đề án Đoàn tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông...

Riêng quỹ hỗ trợ thanh niên nông thôn lập nghiệp, Thủ tướng đồng ý triển khai, tuy nhiên lưu ý T.Ư Đoàn cần nghiên cứu thêm sự cần thiết của quỹ, làm rõ đối tượng, mục đích để xây dựng cơ chế vận hành phù hợp.

Biểu dương 10 gương mặt trẻ tiêu biểu

Cùng ngày, tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng đã gặp gỡ, trò chuyện cùng 10 cá nhân đạt giải thưởng 10 gương mặt trẻ VN tiêu biểu năm 2012. Thủ tướng chúc mừng, biểu dương những nỗ lực phấn đấu và kết quả đạt được của các cá nhân đạt giải, đồng thời khẳng định đây là danh hiệu cao quý, có uy tín và được đánh giá cao trong thanh niên, giới trẻ VN.
Thủ tướng đề nghị các gương mặt trẻ tiêu biểu phát huy năng lực, trách nhiệm để làm giàu, phát triển bản thân, đóng góp cho gia đình, địa phương và cho đất nước; góp phần vào việc phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Bảo đảm chủ quyền lãnh thổ trong mọi tình huống

Ngày 19-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp gỡ, trò chuyện với đại diện Hội truyền thống chiến sĩ Điện Biên Phủ tại TP Hải Phòng và khẳng định việc Việt Nam luôn chuẩn bị để "bảo đảm chủ quyền lãnh thổ trong mọi tình huống".

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện cùng đại diện Hội truyền thống chiến sĩ Điện Biên Phủ tại TP Hải Phòng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện cùng đại diện Hội truyền thống chiến sĩ Điện Biên Phủ tại TP Hải Phòng


Gần 20 cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ hiện đang sinh sống tại Hải Phòng gửi đến Thủ tướng những tâm tư nguyện vọng về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh đất nước và những ý kiến liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp.

Tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao và biết ơn sự đóng góp, hi sinh của các tướng lĩnh quân đội, cựu binh, lão thành cách mạng... trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Thủ tướng khẳng định: “Nếu không có các cuộc chiến tranh vĩ đại như Cách mạng Tháng Tám, chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, Điện Biên Phủ trên không... thì không có thành quả của sự nghiệp đổi mới ngày hôm nay. Các thế hệ đi sau sẽ phát huy truyền thống tốt đẹp, dốc toàn lực xây dựng, phát triển kinh tế đất nước và đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Về tình hình biển Đông, Thủ tướng cho biết Đảng và Nhà nước vẫn không ngừng nỗ lực đấu tranh ngoại giao để bảo đảm chủ quyền quốc gia trên biển đảo. Việt Nam đã làm mọi việc để đấu tranh một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời luôn chuẩn bị để bảo đảm chủ quyền lãnh thổ trong mọi tình huống.

Cũng tại buổi gặp gỡ, đại diện Hội truyền thống chiến sĩ Điện Biên Phủ tại TP Hải Phòng kiến nghị Chính phủ nghiêm khắc xử lý một số người lợi dụng việc đóng góp ý kiến cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp để yêu cầu xóa điều 4 Hiến pháp. Trao đổi với các cựu chiến binh, Thủ tướng nhấn mạnh việc góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp là để kêu gọi, tạo điều kiện cho người dân đóng góp trí tuệ, công sức... qua đó Đảng và Nhà nước chân thành tiếp thu trên tinh thần cầu thị để có được bản Hiến pháp tiên tiến phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam và hợp ý Đảng lòng dân. Đồng thời Thủ tướng cũng khẳng định: “Hơn lúc nào hết chúng ta đang cần sự đoàn kết toàn Đảng, toàn dân. Hơn lúc nào hết chúng ta đang cần sự ổn định xã hội... để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng”.

Trước đó vào sáng cùng ngày, Thủ tướng đã dự lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng mở rộng khu bay cảng hàng không quốc tế Cát Bi.

Đề nghị Trung Quốc không cản trở ngư dân Việt Nam

Ngày 19-3, Ủy ban Biên giới quốc gia Việt Nam đã lên tiếng trước một số động thái gần đây của Trung Quốc trên biển Đông và một lần nữa khẳng định Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cụ thể, Trung Quốc vừa phê duyệt thành lập đài phát thanh và truyền hình “Tam Sa” và đài truyền hình vệ tinh “Tam Sa”; cử biên đội tàu hải giám 83 cùng trực thăng hải giám B-7103, các tàu hải giám 262 và 263 tiến hành tuần tra tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, xua đuổi tàu cá Việt Nam (số hiệu QNg96417TS và QNg96382TS) đang hoạt động nghề cá bình thường và hợp pháp tại khu vực này. Gần đây nhất, Trung Quốc cử tàu khảo sát khoa học nghề cá Nam Phong đến điều tra tài nguyên nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo Ủy ban Biên giới quốc gia, các hoạt động nêu trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam. “Việt Nam một lần nữa bác bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, không có hành động cản trở hoạt động nghề cá bình thường và hợp pháp của các tàu cá và ngư dân Việt Nam” - đại diện ủy ban này cho biết.
Trong những ngày qua, Trung Quốc liên tục có những động thái đơn phương xâm lấn biển Đông, bất chấp phản ứng và quan ngại của các nước xung quanh.
Ngày 18-3, chính quyền tỉnh Hải Nam tuyên bố trong năm 2013 họ sẽ thành lập đài truyền hình vệ tinh Nam Hải và phát hành Nhật Báo Tam Sa. Đài truyền hình vệ tinh này, như Nhật Báo Trung Quốc cho biết, sẽ phát sóng các chương trình phát triển kinh tế cũng như các vấn đề liên quan đến môi trường biển của tỉnh Hải Nam để phục vụ binh lính và cư dân ở “thành phố Tam Sa”. Còn Nhật Báo Tam Sa sẽ chuyên đưa tin về tiến độ xây dựng, phát triển kinh tế ở “thành phố Tam Sa”, thành phố mà Trung Quốc đã thành lập trái phép từ tháng 7-2012, bất chấp phản ứng của Việt Nam và các nước xung quanh.
Một ngày trước đó, Trung Quốc cũng đưa tàu khảo sát khoa học ngư nghiệp Nam Phong đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam để thực hiện trái phép việc “đánh giá và điều tra nguồn tài nguyên ngư nghiệp ở biển Đông”.
Nam Phong là tàu do Trung Quốc tự thiết kế và chế tạo với tải trọng 1.500 tấn, được xem là tàu khảo sát ngư nghiệp lớn nhất châu Á. Tàu được trang bị các thiết bị tiên tiến như hệ thống định vị dưới nước nhằm thăm dò đáy biển và cung cấp thông tin chi tiết về số lượng, chủng loại, kích cỡ của các đàn cá dưới độ sâu hàng ngàn mét ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

TTO

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Những quyết sách đi vào lòng dân của Thủ tướng


Quyết định chưa tăng giá bán lẻ xăng dầu; tăng lương đối với cán bộ y tế tuyến dưới; giáo viên, cán bộ quản lý công tác ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo được vay vốn ưu đãi… là những quyết định hợp lòng dân của Thủ tướng Chính phủ trong những ngày đầu năm mới 2013.

Chính phủ luôn dành sự quan tâm, ưu tiên đặc biệt đến chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân.
Chính phủ luôn dành sự quan tâm, ưu tiên đặc biệt đến chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân.


Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Bộ tranh vẽ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát các đơn vị quân đội


Đầu năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thị sát tổ hợp tên lửa bờ Bastion và tổ hợp ra đa bờ Monolit-B của Đoàn 681 Hải quân và các máy bay Su-30MK2 thuộc Đoàn không quân Yên Thế.
  • Ban biên tập xin gửi đến bạn đọc bộ hình vẽ khá thú vị về chuyến đi thị sát cuả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với hai đơn vị quân đội.
Thủ tướng thị sát tổ hợp tên lửa bờ Bastion tại Đoàn 681.
Thủ tướng kiểm tra công tác trực ban huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của lực lượng điều khiển S-300.
Thủ tướng mong muốn các đơn vị tiếp nhận, nắm chắc và làm chủ phương tiện quân sự, vũ khí, khí tài hiện đại, góp phần nâng cao sức mạnh tự vệ, giữ vững độc lập, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của Tổ quốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát máy bay Su-30MK2 .
Thủ tướng thăm hỏi phi công trực tiếp lái máy bay
Thủ tướng yêu cầu cán bộ, chiến sỹ nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao và chiến thắng, không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Đảng, Nhà nước sẽ luôn quan tâm tới việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sỹ quân đội, bảo đảm cho cán bộ, chiến sỹ trong quân đội yên tâm công tác, huấn luyện và chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát máy bay Su-30MK2, loại máy bay tiêm kích đa năng, hiện đại.
Thủ tướng kiểm tra trung tâm điều khiển của Không quân
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát Hệ thống tên lửa được lắp đặt trên máy bay Su 30 MK2.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu rõ, vũ khí có tối tân, hiện đại đến mấy song con người mới là yếu tố quyết định
H.E

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Dương Trung Quốc: "Nhà sử học" hay "kẻ cơ hội chính trị"?

Lịch sử không chỉ giúp làm nghề sử, mà có thể làm báo, làm chính trị, kể cả làm khoa học. Chính điều này đã giúp “Giáo sư sử học” được làm các chức vụ cao và thậm chí còn làm chính trị. Cũng vì thế mà chính trị đã làm cho Dương Trung Quốc không còn là một “nhà sử học” đơn thuần nữa.

Dương Trung Quốc (sinh năm 1947), quê quán xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ông Dương Trung Quốc là Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Xưa & Nay và Chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội. Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa XI, XII của tỉnh Đồng Nai. Là một trong số các đại biểu Quốc hội không phải đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Thủ tướng với Quân đội Nhân dân Việt Nam

Với vai trò người đứng đầu Chính phủ, trong nhiều năm qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo vệ vững chắc nền an ninh quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ của đất nước.

Nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng lực lượng quân đội chính quy, tinh nhuệ và hiện đại. Không chỉ bằng lời nói, mà Thủ tướng còn thể hiện nhiều hành động cụ thể để củng cố và phát triển nền an ninh quốc phòng nước nhà.

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

TT Nguyễn Tấn Dũng: Thống đốc phải chịu trách nhiệm về lạm phát

Kiểm soát lạm phát và xử lý nợ xấu là hai trọng trách lớn của năm 2013 mà Thủ tướng giao phó cho ngành ngân hàng tại hội nghị tổng kết sáng nay.


Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2013 diễn ra tại Hà Nội sáng 9/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thắng thắn giao trọng trách kiểm soát lạm phát vào đôi vai của vị tư lệnh ngành ngân hàng – Thống đốc Nguyễn Văn Bình. “Trước hết, Thống đốc phải chịu trách nhiệm với Chính phủ về lạm phát. Là thành viên Chính phủ thì phải làm sao điều hành lạm phát thấp mà tăng trưởng cao. Đây không phải là đòi hỏi duy ý chí nhưng là mục tiêu kép. Kiểm soát lạm phát tốt nhưng nếu tăng trưởng dưới 5% thì thất nghiệp”, Thủ tướng nói với Thống đốc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng