Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Hành trình phản động của nữ sinh viên trẻ


Với sự nhẹ dạ, cả tin, hai đối tượng đã trở thành những kẻ phản động chống phá Đảng và nhà nước.

Những kẻ phản động


Ngày 3.11.2012, Sở thông tin truyền thông TP.HCM đã tổ chức họp báo thông báo về việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với hai đối tượng Nguyễn Phương Uyên (SN 1992, ngụ tỉnh Bình Thuận, tạm trú quậnTân Phú, TP.HCM) và Đinh Nguyên Kha (SN 1988, ngụ quốc lộ 62, phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An) về tội “Tuyên truyền chống phá Nhà nước XHCN Việt Nam”.

Nguyễn Phương Uyên
Nguyễn Phương Uyên

Uyên vốn là sinh viên năm ba trường đại học Công Nghệ Thực phẩm TP.HCM. Một lần lên mạng tìm website học tiếng Thái Lan, Uyên vô tình làm quen với Nguyễn Thiện Thành (đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam chạy trốn sang Thái Lan. Thành có liên quan đến nhóm Trần Anh Bình và Võ Minh Trí, hai thành viên tổ chức "Tuổi trẻ yêu nước" mới bị ra tòa cách đây mấy ngày). Trong quá trình nói chuyện, Thành cho biết lúc còn ở trong nước từng tham gia biểu tình đòi tự do dân chủ và hiện là thành viên tổ chức của “Tuổi trẻ yêu nước”.

Với sự “cáo già” của mình, Thành nhanh chóng “chiêu dụ” được Uyên vào tổ chức của mình. Thành giới thiệu cô gái này với đối tượng Kha, đang làm sữa chữa máy tính. 

Được biết, Thành từng chiêu dụ Kha thông qua facebook. Trong lúc nói chuyện Thành đưa ra lời hứa hẹn sẽ cho Kha được đi du lịch Thái Lan và định cư ở Mỹ. Với sự tham lam và nhận thức chưa chính chắn, Kha đồng ý điều kiện của Thành là nghe lời để thực hiện những ý đồ phản động, kích động nhân dân, nhằm chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Vào tháng 8.2012, Thành chuyển cho Kha ba file truyền đơn với nội dung phản động. Khi nhận được, đối tượng này in ra và cất giấu. Đến ngày 2.9.2012, hắn rải truyền đơn, cờ ba sọc đỏ, khẩu hiệu phản động trên địa bàn tỉnh Long An và khu dân cư gần bệnh viện đa khoa tỉnh Long An. Để xác minh với Thành là có thực hiện theo chỉ định, Kha quay phim, chụp hình lại những cảnh này.

Cùng thời điểm, Uyên cũng thực hiện hành động y hệt của Kha nhưng tại địa bàn xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. 

Thành công lần đầu tiên, Uyên và Kha thấy công việc không khó. Lúc 3h45 ngày 10.10, Uyên và kha đóng giả là đôi tình nhân chở một thùng caton chứa 2.000 tờ truyền đơn phản động, cờ ba sọc đỏ từ Long An về TP.HCM. Cả hai chờ đến 7h15 thì bắt đầu “tung” truyền đơn của mình tại cầu vượt An Sương (quận 12, TP.HCM). Cũng như lần trước, hai đối tượng này dùng điện thoại quay phim, chụp hình lại.

Các truyền đơn này mang nội dung xuyên tạc, bịa đặt chính sách tôn giáo, chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước ta cũng như quan điểm lệch lạc về Trường Sa, Hoàng Sa và biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc, quy kết Đảng Cộng sản Việt Nam tha hóa, phản động… không lo cho dân và kêu gọi, kích động nhân dân đứng lên biểu tình chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Sa lưới


Bằng biện pháp nghiệp vụ, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an, Công an TP.HCM kết hợp với Công an tỉnh Long An đã ngấm ngầm điều tra, theo dõi và bắt được Uyên và Kha. Tại cơ quan điều tra, hai đối tượng này khai nhận toàn bộ hành vi của mình. 

Đối tượng Kha
Đối tượng Kha


Hai người này cho biết, Thành đã làm “cầu nối” cho hai đối tượng này quen biết. Sau đó, họ tự liên lạc và tìm đến với nhau để thực hiện những hành vi phản động của mình.

Để có kinh phí cho Uyên và Kha hoạt động, Thành gửi tiền về nước. Bên cạnh đó, cùng với “kinh nghiệm” phản động của mình, Thành yêu cầu hai đối tượng này đổi tiền tờ 500.000 đồng thành các tờ có mệnh giá nhỏ hơn 5.000 đồng, 10.000 đồng và 20.000 đồng để đính kèm các tờ tiền này vào các truyền đơn. Mục đích của nhóm này là nếu rải truyền đơn không, người dân sẽ không chú ý, nhưng khi đã đính kèm tiền, người dân sẽ lượm và đọc đến nội dung phản động này.

Riêng về phần Kha, lợi dụng “ưu thế” biết một “chút” về máy vi tính, do đó, trong quá trình rải truyền đơn ở TP.HCM, đối tượng này đã chế tạo ra hộp chứa truyền đơn phản động, cờ ba sọc đỏ có thể điều khiển từ xa. Phương thức hoạt động của “chiếc hộp phản động” này là có gắn chíp máy vi tính với điện thoại di động và có hẹn giờ. Khi đến thời gian cần thiết, chiếc hộp này sẽ tự mở và “tung” những thứ bên trong chứ không cần thiết phải có người trực tiếp làm.

Khi đã thực hiện thành công ở tỉnh Long An và TP.HCM, Thành yêu cầu Kha mua hóa chất để chế tạo chất nổ để chuẩn bị đặt bom tượng đài TP.HCM tại TP Cần Thơ trong thời gian tới. Tuy nhiên, khi chưa kịp thực hiện thì nhóm này đã tra tay vào còng số tám. 

Khi bắt được hai đối tượng này, công an thu giữ một cờ vàng ba sọc đỏ dán vào mặt trong thùng caton (hộp chứa truyền đơn tại cầu vượt An Sương), 723 tờ truyền đơn, khẩu hiệu; 2,54kg hóa chất để chế tạo thuốc nổ.

Ngay sau khi hai đối tượng này bị bắt, trên một số website xuất hiện thư gửi chủ tịch nước với danh của một số bạn bè Uyên. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, những sinh viên “được” ký trong bức thư này không hề biết về bức thư trên. Đồng thời, tên của những sinh viên này là đúng nhưng mã số sinh viên không chính xác.

Tại cơ quan công an, Uyên và Kha đã nhận mọi tội lỗi, đồng thời cũng thừa nhận mình “hành động” theo chỉ dẫn của Thành. Đồng thời, các đối tượng hy vọng sẽ nhận được sự khoan hồng của pháp luật.
Hữu Truyền (Xzone/TTTĐ)

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Phản động nhân danh lòng yêu nước


Thời gian gần đây, các thế lực thù địch sử dụng nhiều luận điệu khác nhau để kích động chống Ðảng, chống Nhà nước ta, kêu gọi lật đổ chính quyền. Dù nấp dưới danh nghĩa nào, vẫn có thể nhận ra các luận điệu nhằm mục đích chống phá của chúng. Mới đây, một số website và blog truyền bá bài viết của Phạm Lê Vương Các – người tự giới thiệu là “sinh viên đại học năm thứ ba”(!?), cũng nằm trong các thủ đoạn mà các thế lực thù địch đang triển khai.
Phản động nhân danh lòng yêu nước
Phản động nhân danh lòng yêu nước
Sau khi viện dẫn “triết gia Socrate bị kết án tử hình vì tội đầu độc tư tưởng cho giới trẻ và chống lại nhà nước dân chủ chủ nô”, Bruno “phải lên máy chém vì ủng hộ thuyết 'nhật tâm'”Phạm Lê Vương Các nhắc tới một số nhân vật lịch sử như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… và gọi họ là “những người tiên phong trong việc chống nhà nước phong kiến nửa thuộc địa đương thời để xóa bỏ sự nô dịch, lạc hậu, và bất công”. Từ những cứ liệu đó, tác giả này kết luận “không thể xem chống nhà nước là hành vi hoàn toàn tiêu cực được”.
Khi làm công việc này, Phạm Lê Vương Các đã bỏ qua một nội dung có tính chất nền tảng là bối cảnh lịch sử của mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, và tính tất yếu của quá trình nhận thức cùng hành vi của con người trong bối cảnh lịch sử ấy. Phải chăng, tác giả do thiếu hiểu biết hay cố tình bỏ qua nội dung nền tảng này, đánh đồng nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến nửa thuộc địa với nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân hiện nay? Trên thực tế, bản chất các loại hình nhà nước mà những nhân vật lịch sử do Phạm Lê Vương Các viện dẫn đã từng sống lại hoàn toàn khác nhau, mục đích đấu tranh của mỗi người cũng rất khác nhau. Từ sự mập mờ này, Phạm Lê Vương Các nhận định “tuy cùng một hành vi chống nhà nước, nhưng đã làm cho Việt Nam sản sinh ra những con người “phản động” theo tinh thần lý luận đấu tranh giai cấp nhưng lại mang bản chất “yêu nước” theo tinh thần ý thức trách nhiệm của một công dân đấu tranh cho dân chủ tiến bộ, tùy theo cách hiểu khác nhau của mỗi người”. Sao lại đánh đồng “phản động” với “yêu nước”? Nếu là người hiểu biết, không thể nhầm lẫn giữa hai phạm trù đối nghịch nhau như thế. Phản động hay yêu nước đều phải dựa trên các tiêu chí xét đoán rõ ràng, được cả cộng đồng thừa nhận, không phải muốn là có thể nói vống lên.
Trong cuộc sống, suy nghĩ và hành vi của con người có ý thức đều hướng tới mục tiêu cụ thể, mà tựu trung trước hết là vì nhu cầu của bản thân mình và vì nhu cầu của cộng đồng mà mình là thành viên. Thử hỏi ba blogger mà Phạm Lê Vương Các đứng ra bao biện cho họ đã đóng góp gì cho đất nước, cho cộng đồng nơi họ sống, mà có thể gán cho tên gọi “người yêu nước”? Việc họ viết năm, bảy cái entry chứa đựng thông tin mơ hồ, thật – giả và tốt – xấu lẫn lộn… để vu cáo chính quyền lẽ nào lại là biểu hiện của lòng “yêu nước”? Và không biết vì ấu trĩ không hiểu mối quan hệ giữa hiến pháp và pháp luật với nhà nước hay tôn thờ chủ nghĩa vô chính phủ mà Phạm Lê Vương Các còn viết một cách rất tùy tiện rằng: “Không thể lấy hiến pháp và pháp luật để bảo vệ Nhà nước”Thử hỏi, nếu Nhà nước không có hiến pháp và pháp luật sẽ ra sao, ai sẽ bảo vệ quyền lợi của người dân?! Xã hội sẽ ra sao nếu mỗi công dân lại tự đề ra một luật riêng cho bản thân để muốn làm gì thì làm?
Nguy hiểm hơn, theo Phạm Lê Vương Các: “Một khi nhà nước không còn là của dân, do dân, và vì dân trên thực tế thì chống lại nhà nước đó là hành vi tất yếu”. Cần vạch rõ sự dối trá này vì nó chỉ đúng khi “dân” ở đây là đại đa số nhân dân, chứ không phải là một vài cá nhân chưa làm được bất cứ điều gì cho dân nhưng vẫn xưng xưng tự nhận là “đại diện của nhân dân”. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhà nước thuộc địa nửa phong kiến ở Việt Nam chỉ phục vụ bộ máy cai trị thực dân, thẳng tay đàn áp bóc lột nhân dân. Còn Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được Hiến pháp khẳng định là Nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
Chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền chính là xây dựng một nhà nước dân chủ ngày càng hoàn thiện, nơi nhân dân đứng ra tự tổ chức, tự quản lý, tự điều hành xã hội của mình. Tính thống nhất bao trùm lên mọi hoạt động tổ chức và thực hiện quyền lực của nhân dân, chứ không phải mâu thuẫn hay đối kháng. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do nhân dân lập ra thông qua bầu cử, ý chí của đại đa số nhân dân thể hiện qua hoạt động của Nhà nước một cách công khai, minh bạch, và hành động của Nhà nước thể hiện ý chí, tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân. Nhân dân lập ra Nhà nước để bảo vệ cho các quyền và lợi ích của chính mình, nếu Nhà nước không có Hiến pháp và pháp luật bảo vệ thì sẽ không bảo vệ được nhân dân. Ðiều 6 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (năm 1992) quy định “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”; Ðiều 53 khẳng định công dân “có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương”.
Trong trường hợp công dân không đồng tình với Nhà nước, hoặc muốn đưa ra ý kiến riêng thì có thể “kiến nghị với cơ quan Nhà nước”, Ðiều 74 nêu cụ thể “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào”. Quy định của pháp luật nước ta cũng nêu rõ, công dân có quyền phản đối cơ quan Nhà nước, công dân có thể kiện cơ quan Nhà nước ra tòa án. Ðó là quyền của công dân, bởi không phải lúc nào các cơ quan nhà nước cũng đúng, và ở nước ta đã có một số trường hợp công dân thắng kiện cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó, Phạm Lê Vương Các còn cho rằng, có sự khác nhau trong quan niệm “chống nhà nước” giữa “các nước dân chủ” với các nước XHCN. Xét từ chính trị học, tất cả các mô hình nhà nước đều có những mặt tốt và mặt hạn chế, con người luôn cố gắng tiệm cận với một mô hình nhà nước hoàn hảo như tiệm cận với chân lý. Nhà nước còn có tính lịch sử, văn hóa sâu sắc, không thể đem mô hình nhà nước của quốc gia này áp dụng cho quốc gia khác mà hy vọng sẽ có kết quả. Tuy nhiên, Phạm Lê Vương Các lại đưa ra quan niệm lệch lạc: “chống lại nhà nước XHCN ở đây luôn được nhà cầm quyền xem là mối đe dọa lực lượng thống trị, an ninh quốc gia, phá vỡ khối đại đoàn kết thống nhất, và lý tưởng của toàn dân”.
Xét từ nguồn gốc và bản chất của nhà nước, điều này thật ngây thơ, người viết hoàn toàn không hiểu biết. Ðể bảo vệ nhà nước, mọi quốc gia đều phải áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, một số quốc gia phương Tây còn theo dõi tường tận đến từng cá nhân, thậm chí phát động tấn công các quốc gia khác với lý do… để bảo đảm an ninh! Ở nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất, dù là hành pháp, lập pháp hay tư pháp đều phải làm đúng, làm hết trách nhiệm của mình. Nhà nước khuyến khích hoạt động phản biện xã hội thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể. Khi công dân có vấn đề cần giải quyết, họ đều có quyền yêu cầu các tổ chức đoàn thể, hệ thống thông tin đại chúng… giúp đỡ.
Song không vì thế, công dân lại làm dư luận hoang mang, gây mất ổn định xã hội bằng đưa tin bịa đặt trên internet, nói xấu lãnh đạo, nói xấu người khác mà không đưa ra bằng chứng, rồi kích động bạo loạn, kêu gọi lật đổ chính quyền… Các Ðiều 87, Ðiều 88, Ðiều 92 của Bộ luật Hình sự quy định rõ các tội danh liên quan đến hành vi chống chính quyền nhân dân, chỉ có ai cố tình không hiểu mới phát ngôn tùy tiện như vậy. Xét trên mọi phương diện, hành vi “làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu có nội dung chống nhà nước” đều rất nguy hiểm đối với xã hội và không thể gọi đó là hành vi yêu nước. Vì thế, các nước phương Tây đã đối xử rất cứng rắn với Julian Assange khi trang mạng Wikileaks tải lên những thông tin “nhạy cảm”.
Nhà nước của chúng ta đang có bước chuyển quan trọng để tự hoàn thiện, từ đó tiếp tục tổ chức, lãnh đạo sự nghiệp phát triển đất nước, củng cố niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân. Và khi trong bộ máy Nhà nước còn những “con sâu làm rầu nồi canh”, chúng ta cần đấu tranh làm trong sạch theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI). Hệ thống pháp luật của nước ta được xây dựng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, nhưng một số cán bộ, công chức chưa thực hiện đúng nhiệm vụ, chức trách được giao, vẫn còn tình trạng cơ hội, trục lợi cá nhân, gây bất bình trong nhân dân. Những cán bộ trong bộ máy nhà nước, doanh nghiệp vi phạm pháp luật bị khởi tố trong thời gian qua là minh chứng cho quyết tâm lập lại kỷ cương xã hội của Nhà nước. Do đó, mỗi công dân cần có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của Nhà nước, cũng như cần đóng góp thiết thực để xây dựng Nhà nước. Từ lâu, những ý kiến đóng góp tâm huyết của người yêu nước chân chính luôn luôn được ghi nhận, nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc.

Nguồn: http://tinquansu.wordpress.com/2012/10/16/phan-dong-nhan-danh-long-yeu-nuoc/

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Ngăn chặn xuyên tạc như thế nào?


(Blog Tin Quân Sự) - Hai ngày sau khi Đài truyền hình Việt Nam nêu đích danh một số trang thông tin điện tử như: “Dân làm báo”, “Quan làm báo”, “Biển Đông”… thường xuyên đăng tải thông xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước. Điều này vô tình đã PR miễn phí cho các trang trên. Theo số liệu thống kê của ALEXA, số lượng truy cập vào trang Quan Làm Báo tăng vọt gần một triệu view và hiện đang lọt vào danh sách top 100 trang mạng đứng đầu Việt Nam.

Ngăn chặn xuyên tạc như thế nào?
Ngăn chặn xuyên tạc như thế nào?

Về cơ bản Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có văn bản chỉ đạo xử lý nghiêm việc đưa những thông tin có nội dung chống đối Đảng và Nhà nước. Nhưng chúng ta cũng cần phải có những giải pháp hợp lý để xử lý triệt để những thông tin xuyên tạc ngay từ trong trứng nước.
Ví dụ như ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan xuất hiện trước báo giới và bác bỏ về những tin đồn liên quan đến việc bị bắt giữ, đồng thời cho biết ông vừa trở về Việt Nam sau mấy ngày đưa con đi du học.
Tương tự, Ngày 24/8, “Quan làm báo” đưa tin “Trầm Bê hiện nay đã được Ban chuyên án quản thúc”. Trên thực tế, gặp mặt báo chí bên lề Lễ Ký kết hợp đồng tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa diễn ra sáng ngày 28/8, ông Trầm Bê nói về tin đồn ông bị quản thúc: “Đây là tin đồn thất thiệt, hoàn toàn thất thiệt, rằng tôi bị công an mời hay bị công an bắt, cái này chưa hề có.
Việc bác bỏ thông tin xuyên tạc cần phải được thực hiện thấu đáo trên tất cả mọi mặt trận kinh tế - xã hội - chính trị, như: tại các cuộc họp Chính trị...
Nâng cao nhận thức chính trị - xã hội của mọi tầng lớp nhân dân. Để người dân không bị bồng bềnh trong xã hội thông tin nhiễu loạn như hiện nay.
Việc công khai tên các trang website xuyen tạc là việc cần phải làm, dù có thể việc này sẽ gây một tác dụng phụ kiểu “vẽ đường cho hưu chạy” nhưng chúng ta tự vẽ đường để người dân hiểu mà biết cách tránh còn hơn để những thế lực “đen” vẽ đường sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Ngoài ra việc công khai trả lời báo chí khi đó là thông tin có nguồn rõ ràng. Tin đồn không có nguồn rõ ràng và do đó bác bỏ tin đồn lại góp phần quảng cáo không công cho nguồn không rõ ràng đó. Sự xuất hiện của nhân vật bị đồn trước công chúng đã là một minh chứng bác bỏ tin đồn thuyết phục rồi và không cần phải nói hay giải thích rằng sự xuất hiện đó là để bác bỏ tin đồn.
Hãy coi những tin đồn đó không đáng giá để phải đếm xỉa tới, mặc dù thực chất việc xuất hiện trước công chúng là với mục đích bác bỏ tin đồn. Hiện nay tin đồn đang có chiều hướng về chuyện bắt một số nhân vật hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh. Nhưng nếu cứ ở trong tình trạng bị động, xuất hiện trước công chúng khi có tin đồn để bác bỏ tin đồn thì đó chưa phải là một biện pháp hay.
Cần phải phối hợp đồng đều và phổ biến rộng rãi các biện pháp để ngăn chặn tin đồn từ ngay trong trứng nước. Đó có thể là những cách xử lý tốt nhất hiện nay.
Thực tế hiện nay cho thấy, tin đồn từ trang Quanlambao đã dần dần mất uy tín, mặc dù vậy vẫn cần dùng thông tin chính thống để chế áp nó. Giống như một bức tranh ghép, chúng ta đang có những mảnh ghép và cần phải tìm ra đúng cách sắp xếp làm sao để nhận ra bản mặt của bức tranh đó.
Phú Vinh