Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

“Chủ nhân giấu mặt” các trang web “giả mạo” lãnh đạo là ai?


Một bài viết của một độc giả gửi về cho blog Tập Viết Báo nói lên suy nghĩ của bản thân về vấn đề khá “cấn” gần đây đó là các website được cho là mạo danh lãnh đạo cấp cao của nhà nước.
Thời gian qua một số tờ báo trong nước đăng tải thông tin một loạt website mang tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là giả mạo. Nhiều cơ quan truyền thông, bạn đọc quan tâm muốn biết “chủ nhân giấu mặt” của các trang web trên thực sự là ai? Dựa trên số liệu thống kê trên website cho thấy lượng người truy cập hàng chục triệu lượt đến từ khoảng 25 quốc gia khác nhau. Điều đó chứng tỏ sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng của các trang web trên không hề nhỏ. Vì vậy “chỉ cần một thông tin thất thiệt về chính sách từ trang này cũng đủ gây xáo trộn không nhỏ trong xã hội”.

Dưới đây là một vài ý kiến đánh giá của Tôi về vấn đề trên:

Về hình thức, Tôi thấy các website này được thiết kế theo dạng tin tức rất bài bản, chuyên nghiệp. Được thể hiện dưới một giao diện hoàn toàn mới, chứ không đơn điêu, nhàm chán như trang báo điện tử chính thống về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nội dung đăng tải là những hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chính phủ Việt Nam rất cuốn hút. Bố cục được phân chia rõ ràng theo từng lĩnh vực: chính trị, kinh tế, thế giới, đối ngoại, nhân sự, khoa học, chính sách, cải cách, biển đảo, điểm nóng… giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm thông tin.
Ảnh chụp màn hình một trong những website Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - http://nguyentandung.biz
Ảnh chụp màn hình một trong những website Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - http://nguyentandung.biz
Hình ảnh minh họa rất sắc nét và đẹp, thẩm mỹ và lôi cuốn bạn đọc. Bài viết trong các chuyên mục được cập nhật liên tục từ một số trang báo chính thống trong nước và có tác giả đứng tên được dẫn nguồn cụ thể. Ngôn ngữ hiển thị chủ yếu là tiếng Việt và tiếng Anh…
Một loạt tên miền liên quan đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nguyentandung.orgnguyentandungpm.netnguyentandungvn.netthutuongnguyentandung.netnguyentandung.biz... Đều có liên kết đến các trang thông tin dạng blog, mạng xã hội nổi tiếng: Facebook, Multiply, Blogspot, Blog, WordPress, Flickr, TwitterTumblr… xuất hiện mang tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong đó, Facebook Nguyễn Tấn Dũng hiện đứng đầu về thể loại thời sự, chính trị trên Facebook.
Đặc biệt, trên mạng YouTube cũng có trang thông tin Video hoạt động của Thủ tướng như một kênh truyền hình riêng. ……..
Qua các trang mạng này, người đọc thấy rõ thái độ khách quan trong việc thông tin những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam và hoạt động của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng mà không hề có sự “cắt, gọt, bình luận theo chiều hướng xấu” như một số trang mạng hải ngoại đã và đang gây tổn hại đến uy tín của lãnh đạo và hình ảnh Việt Nam.
Các trang web này hoạt động đã lâu và được bảo mật khá chắc chắn. Chứng tỏ đội ngũ xây dựng và điều hành hệ thống website này là những người có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm làm web giỏi.
Thiết nghĩ, việc mạo danh không còn là mới, đây là một website có ý nghĩa và giúp người dân nắm bắt thông tin được nhiều và tốt hơn vài chục cuộc họp mỗi năm của các ban ngành.
Dù hiện nay một số luồng dư luận bày tỏ lo ngại hàng loạt website trên là giả mạo có thể làm tổn hại đến uy tín lãnh đạo. Nhưng từ những thông tin tôi tìm hiểu được và theo dõi thường xuyên quá trình truyền tải tin tức của trang web trên. Tôi thấy mặc dù không công khai “chủ nhân giấu mặt”, nhưng Tôi tin đây có thể là những trang tin thật của lãnh đạo. Do một tổ chức hay một nhóm có trình độ cao được tin tưởng và giao nhiệm vụ điều hành, để đưa thông tin lãnh đạo đến gần với người dân hơn.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo quyết liệt bảo vệ rừng ở Tây Nguyên


Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các bộ, ngành và các tỉnh Tây Nguyên quyết liệt tập trung ngăn chặn nạn phá rừng.

Chiều 17/7, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng 6 tháng đầu năm nay vùng Tây Nguyên vẫn duy trì được sản xuất kinh doanh với mức tăng trưởng GDP bình quân 12,8%; xuất khẩu tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái; đào tạo nghề cho 16.000 người và giải quyết việc làm trên 52.000 lao động.

Các tỉnh khu vực Tây Nguyên tiếp tục đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của vùng Tây Nguyên trong những năm qua
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của vùng Tây Nguyên trong những năm qua

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đang tích cực xây dựng một số đề án quan trọng để tập trung chỉ đạo liên quan đến phát triển giao thông vận tải vùng Tây Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; cơ chế đặc thù để huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông; đánh giá về quy hoạch phát triển thủy điện; cơ chế, chính sách khôi phục và quản lý rừng bền vững; hỗ trợ tín dụng, thu mua để phát triển bền vững cà phê cũng như tập trung giải quyết vấn đề “Hà Mòn”…

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của vùng Tây Nguyên trong 10 năm qua đã phát triển nhanh và toàn diện trên các lĩnh vực. Tuy nhiên Tây Nguyên vẫn còn là vùng nghèo và phát triển chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế. Toàn vùng hiện còn tới 21% tỷ lệ hộ nghèo, trong đồng bào dân tộc tỷ lệ hộ nghèo bình quân lên tới 40%…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các bộ, ngành và các tỉnh Tây Nguyên quyết liệt tập trung ngăn chặn nạn phá rừng gắn với tiến hành quy hoạch lại rõ và phù hợp diện tích từng loại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng kinh tế để quản lý đầu tư và sản xuất hiệu quả; nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù và phương án cụ thể để Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất cà phê lớn nhất cả nước, đồng thời phát triển chế biến và thị trường tiêu thụ; tính toán mở rộng diện tích trồng cây cao su nhằm nâng cao thu nhập ổn định cho người dân.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan, các tỉnh vùng Tây Nguyên kiểm tra các dự án thủy điện trên địa bàn phải đảm bảo thực hiện đúng công tác tái định cư; đảm bảo môi trường liên quan đến trồng lại rừng, quy trình vận hành hồ chứa và quản lý chặt chất lượng, an toàn hồ đập. Ban Chỉ đạo Tây nguyên tính toán chính sách và cách thức để giải quyết vấn đề di dân tự do.

Thủ tướng giao Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính ngay trong tháng tới báo cáo nguồn vốn để tập trung đầu tư các công trình giao thông huyết mạch của vùng Tây Nguyên, nhất là dồn sức nâng cấp ngay đường 14.

Thủ tướng cũng đề nghị Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cùng lãnh đạo các tỉnh trong khu vực lên phương án và chính sách để tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt bằng hành động, dự án và cách làm cụ thể nhằm giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vũng mạnh, nhất là tại buôn làng gắn với thực hiện tốt trên thực tế chính sách dân tộc, tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội…

Cũng tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương đã định hướng giải quyết một số đề xuất, kiến nghị của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và các tỉnh trong vùng liên quan đến Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH vùng Tây Nguyên đến năm 2020; xây dựng bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù; nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải, thủy lợi…

Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày thương binh liệt sỹ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương đã đến đặt vòng hoa và dâng hương tại Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Đắk Lắk.

Nguyễn Tấn Dũng – Chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam


Đó là nhận xét của các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia kinh tế về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc đưa kinh tế Việt Nam bắt đầu giai đoạn phục hồi mới.

Với hai công cụ là tiền tệ và tài khóa, nền kinh tế của Việt Nam đã hoạt động tốt trong 6 tháng đầu năm 2012 trong bối cảnh các nền kinh tế Châu Á tăng trưởng chậm, Châu Âu và Mỹ vẫn đang xấu đi từng ngày.

Nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất và bắt đầu có xu hướng phát triển tốt. GDP quý I/2012 đạt 4%, quý II/2012 đạt 4,66%. Tính chung, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 4,38%, trong khi lạm phát chỉ khoảng 3% (thấp nhất trong 3 năm).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia kinh tế nhận xét là chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia kinh tế nhận xét là chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam.

Tốc độ tăng giá bắt đầu xu hướng giảm ngay từ tháng 7/2011 và liên tục giảm trong 6 tháng đầu năm nay. Trong đó, CPI tháng 6 tăng 2,52% so với cuối năm ngoái và tăng 6,9% so với cùng kỳ. Tổ chức đánh giá mức độ khả tín Standard & Poor’s đã nâng mức khả tín của Việt Nam từ tiêu cực lên ổn định vì cho rằng chính phủ đã có những biện pháp thắt chặt tài chính thành công.

Giống như Ấn Độ và Trung Quốc, Việt Nam buộc phải hạ lãi suất quyết liệt và chấp nhận tăng trưởng chậm để kiềm lạm phát và kích cầu cho nền kinh tế trong nước. Mặt bằng lãi suất Việt Nam đồng đã giảm đáng kể, lãi suất cho vay các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ phổ biến ở mức 12-13% một năm, cho vay sản xuất kinh doanh khác ở mức 14-17,5%… Tỷ giá cơ bản ổn định, thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống được cải thiện, nguồn cung ngoại tệ dồi dào do xuất khẩu tăng cao, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá lớn, dự trữ ngoại hối được cải thiện.

Chỉ số phát triển doanh nghiệp bắt đầu có tín hiệu sáng sủa với số doanh nghiệp phải giải thể đã bắt đầu giảm khoảng 10% vào tháng 5, hàng tồn kho có xu hướng giảm dần, từ 34,9% của tháng 3 xuống lần lượt 32,1% và 29,4% trong tháng 4 và 5.

Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt trên 53,1 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước.

“Kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm cho thấy triển vọng 6 tháng cuối năm sẽ có tăng trưởng, chuyển biến tốt hơn”, các báo của Việt Nam dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp diễn ra đầu tháng 7 tại Hà Nội.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng có cơ sở để tin rằng kinh tế Việt Nam phục hồi. Không rơi vào trạng thái “bế tắc” như năm 2011, để hỗ trợ nền kinh tế, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có một loạt quyết sách được các chuyên gia kinh tế đánh giá như là một sự đổi mớí. Theo đó, mặc cho nền kinh tế ‘kêu than’ dữ dội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trương chỉ tăng tổng cầu trong kế hoạch chứ không phá kế hoạch, chỉ hỗ trợ thị trường chứ không cứu doanh nghiệp bằng biện pháp hỗ trợ lãi suất như năm 2009.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 3 năm qua song Việt Nam sẽ tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Bởi theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ cho năm 2012 mà còn cho cả các năm tiếp theo. Đây cũng là nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. Đồng thời, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; thúc đẩy tăng trưởng nhưng phải đạt yêu cầu không gây bất ổn kinh tế vĩ mô, không làm lạm phát cao trở lại, không vì tăng trưởng mà để lạm phát cao cho những năm tiếp theo.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ, phù hợp với các cân đối vĩ mô, điều hành ổn định tỷ giá. Thủ tướng chỉ rõ, cần linh hoạt trong xử lý nợ xấu; khẩn trương cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém; điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu (7-8%); nhanh chóng khơi thông dòng vốn để các doanh nghiệp dễ tiếp cận.

Một quyết sách đúng đắn khác của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang nhận được sự đồng thuận cao đó là : cần tìm mọi giải pháp hỗ trợ cho sản xuất, trong đó có tăng tín dụng, giải ngân hết số vốn đã bố trí; ưu tiên tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Đặc biệt là việc nhanh chóng tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế “đầu tàu”, các doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ “xương sống” của nền kinh tế.

Sự yếu kém, thiếu minh bạch trong việc quản lí các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam thời gian qua đã làm nảy sinh các vụ tai tiếng như Vinashin, Vinalines. Song không thể phủ nhận vai trò “rường cột” của các doanh nghiệp này trong mô hình phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng những sai phạm tại Vinashin, Vinalines đã được xử lý nghiêm minh và không nên vì vậy phủ nhận toàn bộ công sức của doanh nghiệp nhà nước. Còn theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến năm 2010, chỉ có 20% số doanh nghiệp Nhà nước lỗ và hòa vốn còn lại 80% có lãi. Số tiền lãi nộp cho ngân sách hàng năm đều tăng.

Vấn đề cốt lõi để Việt Nam chuyển biến “gánh nặng doanh nghiệp nhà nước” đó là những chế tài mạnh hơn buộc các doanh nghiệp công khai, minh bạch thông tin và kiểm toán bắt buộc hàng năm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết hiện Bộ này đang phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi Nghị định 132/2005/NĐ-CP để làm rõ hơn quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn nhà nước trình Chính phủ xem xét vào đầu tháng 7.

Những tín hiệu tốt từ nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia quốc tế nhìn nhận có vai trò rất lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chất lượng quản lí kinh tế vĩ mô của Việt Nam trên thực tế đã được cải thiện rất nhiều từ sau Nghị Quyết 11 do ông chủ trì chỉ đạo thực hiện xuyên suốt từ 2011 tới nay .

Nền kinh tế Việt Nam đã bước vào một quĩ đạo ổn định hơn. Các yếu tố gây mất cân bằng đã được xác định và khắc phục bằng các tổ hợp chính sách. Những tiến triển này rõ ràng đã tăng sự tín nhiệm của các nhà đầu tư đối với thị trường Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia kinh tế nhận xét là chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam, ông là người theo mẫu hình Lý Quang Diệu, người đã hiện đại hóa đất nước Singapore và đặt kỳ vọng ông cũng sẽ làm được điều đó với đất nước Việt Nam.

Lee Moon-shik (Dantri)

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Thương mại Thái Lan


Chiều 12/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Boonsong Teriyapirom đang thăm làm việc tại Việt Nam.

Bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Thái Lan đang tiến triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn hai bên tiếp tục nỗ lực đưa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước ngày càng phát triển sâu rộng, hiệu quả, vì lợi ích và sự phát triển chung của cả hai nước.

Nhấn mạnh tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng Việt Nam và Thái Lan cần khai thác tốt hơn nữa các tiềm năng và lợi thế để phục vụ cho các hoạt động hợp tác và phát triển.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị bên cạnh thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm tăng cường trao đổi thương mại, thúc đẩy đầu tư, hai bên cần đặc biệt quan tâm tới hoạt động hợp tác trong sản xuất và xuất khẩu gạo; sớm xây dựng cơ chế hợp tác trong lĩnh vực này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Boonsong Teriyapirom.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Boonsong Teriyapirom.

Cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian tiếp, Bộ trưởng Boonsong Teriyapirom cho biết một số kết quả tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng; nhấn mạnh Thái Lan luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác thương mại, đầu tư với Việt Nam; nỗ lực cùng với Việt Nam duy trì tăng trưởng thương mại hai chiều giữa hai nước hàng năm ở mức khoảng trên 20%.

Bộ trưởng Boonsong Teriyapirom khẳng định sẽ tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp của Thái Lan sang tăng cường hợp tác, đầu tư tại Việt Nam; đồng thời cũng sẽ tạo các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam sang tìm kiếm cơ hội, hợp tác đầu tư tại Thái Lan.

Trong thời gian tới, bên cạnh thúc đẩy hoạt động hợp tác về sản xuất và tiêu thụ gạo, Thái Lan mong muốn được tăng cường hơn nữa hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản, Bộ trưởng Boonsong Teriyapirom bày tỏ.

Năm 2011 tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Thái Lan đạt 8,8 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2010. Trong 5 tháng đầu năm 2012, mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng kim ngạch thương mại song phương vẫn tăng 2,1%, đạt 3,8 tỷ USD./.

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng mới


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng mới của Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch - Đầu tư, trong đó có 1 nữ Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Cả 2 quyết định bổ nhiệm này đều có hiệu lực từ ngày 5-7.
Bà Phan Thị Mỹ Linh
Bà Phan Thị Mỹ Linh
Cụ thể, theo Quyết định 838/QĐ-TTg, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm bà Phan Thị Mỹ Linh - Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng - giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Bộ Xây dựng hiện có 6 Thứ trưởng giúp việc cho Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, gồm các ông: Cao Lại Quang, Nguyễn Trần Nam, Bùi Phạm Khánh, Trần Văn Sơn, Nguyễn Đình Toàn và Nguyễn Thanh Nghị. Trong đó, 2 Thứ trưởng Cao Lại Quang và Nguyễn Trần Nam cùng sinh năm 1955, trẻ nhất là Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976.
Bà Phan Thị Mỹ Linh là Thứ trưởng thứ 7 và nữ Thứ trưởng duy nhất của Bộ Xây dựng.
Tại Quyết định 838/QĐ-TTg, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bổ nhiệm ông Đào Quang Thu - Vụ trưởng Vụ Kinh tế nông nghiệp, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, giữ chức Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư.

Ông Đào Quang Thu
Ông Đào Quang Thu
Cùng với Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, hiện Bộ Kế hoạch - Đầu tư có 4 Thứ trưởng, gồm các ông: Cao Viết Sinh, Đặng Huy Đông, Nguyễn Thế Phương và Nguyễn Văn Trung. Ông Đào Quang Thu là Thứ trưởng thứ 5 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư.
Theo Nghị định 36/2012/NĐ-CP, số lượng Thứ trưởng ở mỗi Bộ không quá 4 người. Tuy nhiên, đối với Bộ quản lý nhà nước nhiều ngành, lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp thì số lượng Thứ trưởng có thể nhiều hơn 4 người. Trường hợp đặc biệt này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

TT Nguyen Tan Dung: Tang cuong hop tac voi cac nuoc My Latinh


Ngày 5/7, Diễn đàn Việt Nam-Mỹ Latinh: Đối tác thương mại, đầu tư vì phát triển, đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và phát biểu tại phiên khai mạc.

Tham dự Diễn đàn có các vị Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế của 15 nước trong khu vực Mỹ Latinh, đại diện Đại sứ quán các nước Mỹ Latinh tại Việt Nam, đại diện Đoàn Ngoại giao và các Tổ chức quốc tế tại Hà Nội; đại diện các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp của các nước Mỹ Latinh quan tâm đến thị trường Việt Nam.

Về phía Việt Nam có lãnh đạo các Bộ: Ngoại giao, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, các ngành kinh tế chủ chốt; lãnh đạo một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Ninh, đại diện các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam đang hoạt động tại Mỹ Latinh hoặc quan tâm tới thị trường Mỹ Latinh. Sự kiện cũng thu hút sự tham gia của các chuyên gia, học giả, nhà nghiên cứu Việt Nam và Mỹ Latinh.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự và phát biểu chào mừng.
Lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, Diễn đàn Việt Nam-Mỹ Latinh có chủ đề “Đối tác thương mại, đầu tư vì phát triển.” Đây là sự kiện đối ngoại quan trọng, mở ra nhiều cơ hội và triển vọng hợp tác to lớn để Việt Nam-Mỹ Latinh cùng nhau phát triển mối quan hệ truyền thống tốt đẹp sẵn có trở thành quan hệ đối tác toàn diện vì hòa bình và phát triển.

Diễn đàn sẽ tập trung thảo luận ba nội dung: Môi trường kinh doanh đầu tư Việt Nam-Mỹ Latinh; Kết nối giao thông, hậu cần, viễn thông và dịch vụ Việt Nam-Mỹ Latinh; Đối tác nông nghiệp và năng lượng Việt Nam-Mỹ Latinh. Đây là các lĩnh vực quan trọng, có nhiều tiềm năng phát triển giữa Việt Nam và các đối tác Mỹ Latinh.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh và đánh giá cao việc tổ chức Diễn đàn Việt Nam-Mỹ Latinh với chủ đề thiết thực. Thủ tướng vui mừng nhận thấy quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước Mỹ Latinh đang phát triển mạnh mẽ, trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều tăng gấp 17 lần, đạt hơn 5 tỷ USD năm 2011. Nhiều dự án đầu tư đang được triển khai trong các lĩnh vực chiến lược như năng lượng và viễn thông.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam là một thị trường lớn với gần 90 triệu dân, có vị trí chiến lược tại khu vực Đông Á, là thành viên của nhiều cơ chế thương mại khu vực và quốc tế. Hiện đã có quan hệ ngoại giao và kinh tế, thương mại, đầu tư với hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2011 đạt hơn 200 tỷ USD. Trên 13.700 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký trên 200 tỷ USD. Việt Nam hiện cũng đã có gần 700 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư đạt gần 12 tỷ USD và có thế mạnh trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, giao thông, viễn thông…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng trở thành đối tác kinh tế quan trọng của các nước Mỹ Latinh, đồng thời là cầu nối để Mỹ Latinh đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế với khu vực Đông Á. Trong chính sách đối ngoại mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng và quyết tâm phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước Mỹ Latinh, đưa các mối quan hệ đó ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, phục vụ tích cực cho công cuộc phát triển của cả hai bên, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.

Nhìn lại chặng đường phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước Mỹ Latinh, tự hào về những thành quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: Kết quả đó chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai bên. Kim ngạch thương mại hai chiều tuy tăng trưởng với tốc độ cao nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giao dịch thương mại của mỗi nước. Số lượng các dự án đầu tư của hai bên còn khiêm tốn. Hiểu biết về đối tác, môi trường đầu tư, kinh doanh của mỗi bên còn hạn chế. Thủ tướng đề nghị các vị đại diện của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp tại Diễn đàn thảo luận để tìm hiểu đối tác, tiềm năng, cơ hội và môi trường đầu tư kinh doanh của mỗi bên; trên cơ sở đó, hình thành ý tưởng, định hướng chính sách, cơ chế hợp tác, thỏa thuận đầu tư, kinh doanh cụ thể.

Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, quan hệ chính trị, hữu nghị truyền thống tốt đẹp và không ngừng phát triển đã tạo tiền đề và nền tảng vững chắc cho việc mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và các nước Mỹ Latinh, nhất là trên các lĩnh vực thương mại và đầu tư, với mức tăng ấn tượng trong kim ngạch thương mại hai chiều trong những năm qua. Tuy nhiên, tiềm năng hợp tác giữa hai bên còn rất lớn, Việt Nam và Mỹ Latinh đang có nhiều điều kiện thuận lợi để đưa quan hệ hợp tác phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, sao cho tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp.

Ngay sau phiên khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các đại biểu tham dự Diễn đàn đã tham quan không gian trưng bày triển lãm dành cho các nước Mỹ Latinh, các bộ, ngành và địa phương, các doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam quảng bá, giới thiệu về đất nước, con người và văn hóa cũng như sản phẩm của Việt Nam và các nước Mỹ Latinh.

Nhân dịp này, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc đã công bố thành lập Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam-Mỹ Latinh.

TT Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm một số cán bộ


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa quyết định bổ nhiệm Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và một số cán bộ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Cụ thể, tại Quyết định 828/QĐ-TTg, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm ông Nguyễn Duy Hưng – Hàm Vụ trưởng – Thư ký Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, giữ chức Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Tại Quyết định 815/QĐ-TTg, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm lại ông Bùi Khắc Sơn, giữ chức Ủy viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam kiêm Tổng Giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Tại Quyết định 816/QĐ-TTg, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm ông Vũ Trung Trực, Trưởng ban Thư ký Hội đồng quản trị Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, giữ chức Ủy viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam kiêm Trưởng ban Kiểm soát Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam/.
Theo Chinh phu / Website Nguyễn Tấn Dũng

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng: Khánh thành cột mốc 314 biên giới Việt Nam – Campuchia


Sáng 24/6, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã long trọng tổ chức lễ khánh thành cột mốc 314, cột mốc có số thứ tự cuối cùng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia.
Buổi lễ được tổ chức tại xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang và xã Rus Xây Sroc Khang Lếch, huyện Kom Pong Trach, tỉnh Kampot, nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia và “Năm Hữu nghị Việt Nam – Campuchia”.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen bên cột mốc phía Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen bên cột mốc phía Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen đồng chủ trì sự kiện quan trọng này.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh; các Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia: Sar Kheng, Men Sam On; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của hai nước; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành địa phương liên quan của hai nước và đông đảo bà con nhân dân thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang, Việt Nam) và huyện Kom Pong Trach (tỉnh Kampot, Campuchia) cùng dự buổi lễ.
Là công trình có thiết kế đẹp, được ốp bằng đá hoa cương, nằm trên bờ biển giữa hai nước, nơi có khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, gần khu vực cửa khẩu quốc tế Hà Tiên – Prếch Char, cột mốc 314 sẽ trở thành một địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn, không những đối với nhân dân của hai nước mà còn đối với bạn bè quốc tế, làm cho nhân dân và bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về tình đoàn kết, hữu nghị anh em của hai dân tộc Việt Nam và Campuchia.
Lễ khánh thành cột mốc 314 trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia.
Lễ khánh thành cột mốc 314 trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia.
Đây là lần thứ hai, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hunsen tới dự lễ khánh thành các cột mốc biên giới, điều này thể hiện mạnh mẽ các cam kết, sự quyết tâm và nỗ lực chung của Chính phủ hai nước trong việc thực hiện các Hiệp ước, Hiệp định và các thỏa thuận về công tác biên giới lãnh thổ để hai bên sớm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng này.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, việc khánh thành cột mốc 314 là một sự kiện có ý nghĩa hết sức đặc biệt, đánh dấu thắng lợi chung của hai nước, hai dân tộc trong việc chung sức cùng nhau xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển, đáp ứng lợi ích căn bản và lòng mong muốn của nhân dân hai nước, đồng thời tạo xung lực mới để hai nước cùng quyết tâm sớm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen khánh thành cột mốc 314
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hunsen khánh thành cột mốc 314
Việc khánh thành cột mốc biên giới số 314 trực tiếp tạo thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế và tạo sự ổn định cho người dân hai tỉnh Kiên Giang và Kampot nói riêng, đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch giữa các tỉnh giáp biên của hai nước nói chung.
Nhấn mạnh trong thời gian tới, để hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc, cả hai bên còn rất nhiều công việc phải làm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc hai nước phải hết sức nỗ lực và tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau, nhằm sớm đưa đường biên giới chung của hai nước thành một đường biên giới hòa bình, hữu nghị đặc biệt, ổn định và phồn vinh.
Tại buổi lễ, Thủ tướng Hunsen nhấn mạnh, việc khánh thành cột mốc 314 là sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan quan trọng, đáp ứng nguyện vọng và mong muốn của 2 nước, 2 dân tộc trong việc xây dựng đương biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, đồng thời góp phần thúc đẩy hợp tác giữa các nước trong tiểu vùng Mekong nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung.
Những kết quả đạt được trong công tác phân giới cắm mốc Việt Nam-Campuchia thời gian qua là một chương lịch sử mới trong quan hệ giữa hai nước, Thủ tướng Hunsen nói.
Thủ tướng Hunsen cũng đánh giá cao các cơ quan chức năng hai nước đã dồn hết tâm sức, phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện cho công tác phân giới cắm mốc giữa hai nước có những bước tiến nhịp nhàng, đều đặn.
Thủ tướng Hunsen khẳng định, Chính phủ Hoàng gia Campuchia sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam trong xây dựng được một đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển toàn diện, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước; đồng thời cũng sẽ đặc biệt chú trọng tới các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội, giao lưu nhân dân ở khu vực biên giới giữa 2 nước.
Thủ tướng Hunsen mong muốn nhân dân hai nước cùng nhau bảo vệ các cột mốc nhằm biến khu vực biên giới thành khu hòa bình, hữu nghị, hợp tác bền vững mãi mãi.
Cũng tại buổi lễ, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia thay mặt Ủy ban liên hợp phân giới, cắm mốc hai nước báo cáo kết quả công tác phân giới, cắm mốc và quá trình xây dựng cột mốc 314; nhấn mạnh Ủy ban liên hợp phân giới, cắm mốc biên giới hai nước đã tích cực thực hiện công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa và đã đạt được những thành quả hết sức to lớn.
Tính đến nay, hai nước đã cắm được 238 vị trí tương ứng với 287 cột mốc (đạt khoảng 76% khối lượng công việc), phân giới được khoảng 653 km đường biên giới (đạt khoảng 51% khối lượng công việc), các cột mốc có tính chất quan trọng đã được ưu tiên hoàn thành, trong đó có cột mốc có số thứ tự cuối cùng số 314 này. Thành quả trên đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho công tác quản lý biên giới chung; góp phần thúc đẩy sự hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và nâng cao đời sống của cư dân khu vực biên giới hai nước.

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một vài suy nghĩ về căn bệnh nan y của giáo dục


Gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một vài suy nghĩ về căn bệnh nan y của giáo dục

* Một thành tích không thể ngờ (trên 97%) học sinh tốt nghiệp THPT. khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2012 tôi cảm thấy buồn vui lẫn lộn. Vui vì nhiều học sinh có được tấm bằng tốt nghiệp, từ đó có thể giúp các em tiếp tục con đường học vấn cao hơn hoặc chí ít các em cũng có thể đi học nghề để tạo dựng cuộc sống cho mình. Buồn là vì chất lượng phản ánh chưa đúng sự thật, có nhiều hiện tượng gian lận trong thi cử chưa chứng tỏ được ngành giáo dục nước nhà có bước phát triển vững chắc. Cùng với tỉ lệ tốt nghiệp cao chưa từng có như vậy, Tôi cũng đặt dấu hỏi đến các ngành chức năng, quan trọng nhất là Bộ Giáo dục- đào tạo, và cả năng lực học tập của học sinh về kiến thức: nó có đáp ứng như kết quả hiện tại đã đạt được hay không? Chắc có lẽ cũng có nhiều thông tin trái ngược nhau về vấn đề này.
Những tiêu cực trong phòng thi không dễ phanh phui. Và sự việc ở Bắc Giang có lẽ là đỉnh điểm bức xúc tiêu cực trong khâu coi thi khi chính thí sinh chọn cách làm đầy rủi ro cho bản thân để phơi bày chuyện gian lận, dối trá bên trong phòng thi. Những tiêu cực dạng này cũng râm ran từ hàng chục năm và ở nhiều địa phương nhưng chưa có một giải pháp phòng chống hiệu quả.
* Mới đây thôi, Thanh tra Chính phủ vừa phát hiện một vụ bê bối trong đào tạo và cấp bằng vào lọai lớn nhất từ trước đến nay, kiến nghị không công nhận 2.000 bằng cử nhân, thạc sĩ do đối tác nước ngoài liên kết với Trung tâm Công nghệ đào tạo và hệ thống việc làm (ETC) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cấp và bằng thạc sĩ do Đại học Kinh tế cấp. Một vụ việc rúng động dư luận.
Gian lận thi cử còn bởi “căn bệnh” sính bằng cấp đang hoành hành. Bằng cấp dường như là “tấm vé” để người ta đi suốt đoạn đường còn lại của cuộc đời nên ai cũng phải cố cho có. Một thực tế khác rất phổ biến trong xã hội bây giờ đó là mọi người Việt Nam đều thích bằng cấp. Nhà nhà người người chạy đua nhau cái danh hão, họ tập trung vào những tấm bằng giấy chứ không phải là những kiến thức vàng, những giá trị học tập chân chính. Thật đáng buồn khi phải nói lên điều này, bởi chính bản thân tôi và không ít người cảm thấy nhỏ bé khi không thể nói lên những gì mình chứng kiến, những gì vẫn âm thầm xảy ra. Bởi sao? bởi vì chính những người như thế đang bị chính cái dòng chảy vô hình đó cuốn đi không tiếc nuối. Một xã hội như vậy thì bao giờ mới hết cái thời đại chạy theo bằng cấp đây?

Chữa tận gốc

Gian lận, quay cóp, đào tạo chui, mua bằng…là những hành vi lệch chuẩn nhưng đã trở thành phổ biến và trở nên bình thường này không chỉ làm hỏng một hay nhiều kỳ thi mà còn làm hư mỗi con người và nhiều thế hệ, khiến nhiều người lo ngại gọi nó là quốc nạn. Vậy nên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cần có những giải quyết để chữa trị quốc nạn này, cũng là để chữa trị tận gốc những căn bệnh nan y của giáo dục, không thể chỉ bằng những cải cách nửa vời, chắp vá, thiếu nhất quán hay những giải pháp tình thế, cục bộ, bề nổi.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia

Chiều 21/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia Pol Saroun đang có chuyến công tác tại nước ta.

nguyen-tan-dung-campuchia

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia, ông Pol Saroun. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại buổi tiếp, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng những thành tựu to lớn mà nhân dân Campuchia đạt được trong xây dựng và phát triển đất nước, qua đó đã nâng cao vai trò và vị thế của Campuchia trên trường quốc tế.

Nhấn mạnh thời gian qua quan hệ hợp tác Việt Nam-Campuchia có những phát triển hết sức mạnh mẽ trên các lĩnh vực, trong đó có quan hệ hợp tác giữa quân đội 2 nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao chuyến công tác tại Việt Nam của ông Pol Saroun, cho rằng chuyến thăm sẽ là đóng góp thiết thực vào thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ nỗ lực hết mình để cùng với Campuchia tiếp tục đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị quân đội hai nước tiếp tục thúc đẩy các hoạt động hợp tác, nhất là hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, bên cạnh đó tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quân sự của hai nước ở các địa phương có chung đường biên giới cũng như hợp tác trong tuần tra chung trên biển; hai bên cũng cần tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển quân đội.


Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia Pol Saroun cho biết, chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này của Đoàn đại biểu Quân đội Campuchia nhằm tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

Trong chuyến thăm này, Đoàn đã có buổi làm việc với Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đó, hai bên nhất trí thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa quân đội hai nước, như hợp về đào tạo nguồn nhân lực, tìm kiếm cứu nạn, cùng nhau xây dựng đường biên giới Việt Nam - Campuchia hòa bình, hợp tác, hữu nghị và phát triển.

Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia Pol Saroun bày tỏ mong muốn Chính phủ Việt Nam ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác giữa quân đội hai nước./.


Nguyễn Hoàng

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng báo cáo đề án tái cấu trúc kinh tế

Tại kỳ họp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trình bày Tờ trình về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế (truyền hình trực tiếp).

Diễn ra trong một tháng, kỳ họp khai mạc sáng nay, 21.5, QH sẽ bàn thảo nhiều nội dung quan trọng, trong đó có vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế và quy định về bỏ phiếu tín nhiệm.

Sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trình bày báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2012. Trong ngày làm việc đầu tiên, QH cũng sẽ nghe thêm một số báo cáo, tờ trình, trong đó có nội dung về việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH.


Doanh nghiệp rất cần chính sách hỗ trợ của Chính phủ đúng mức, đủ giúp họ thêm điều kiện vượt qua khó khăn – Ảnh: Duy Anh

Ngoài ra, QH cũng sẽ nghe và biểu quyết thông qua một số dự thảo luật, gồm: luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, luật Phòng chống rửa tiền, luật Bảo hiểm tiền gửi, luật Giáo dục đại học, luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, luật Điện lực, luật Xử lý vi phạm hành chính, luật Dự trữ quốc gia, luật Thư viện, luật Luật sư, luật Tài nguyên nước… Trong chương trình, QH cũng sẽ thông qua việc bãi miễn ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến.

Băn khoăn về hiệu quả gói cứu trợ DN

Tại cuộc họp cuối tuần qua, các thành viên UBTCNS chỉ đồng ý với đề xuất miễn 30% thuế TNDN cho DN vừa và nhỏ; bác đề xuất miễn thuế khoán VAT và thuế TNCN năm 2012 đối với một số đối tượng. Một trong những lý do là kết quả thực hiện chủ trương giảm 50% mức thuế khoán thuế VAT, thuế TNCN và thuế TNDN từ quý 3/2011 đến hết năm 2011 cho đến nay chưa được đánh giá đầy đủ để làm cơ sở cho đề xuất tiếp theo.

Trong khi đó TS Lê Đăng Doanh phân tích, những chủ trương dù nhiều hay ít cũng đã tác động không nhỏ tới tinh thần của DN đang trong lúc kiệt quệ, suy yếu. Nhưng rõ ràng nó không mang lại hiệu quả bởi mức miễn giảm quá ít, bằng chứng là sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ năm 2011, sang năm 2012 vẫn có hàng loạt DN phá sản, dừng hoạt động. Với gói cứu trợ 29.000 tỉ đồng, nếu cứ tiếp tục đưa ra chính sách một cách thiếu cơ sở sẽ chỉ làm lãng phí ngân sách, còn DN thì vẫn chồng chất khó khăn.

“Số tiền giảm thuế chỉ bằng một bát phở”

Mặc dù được triển khai khá rầm rộ nhưng gói chính sách miễn giảm, giãn thuế năm 2011 của Chính phủ vẫn bị Ủy ban Tài chính ngân sách (UBTCNS) băn khoăn về hiệu quả thực sự trong thực tế. Điều này cho thấy rất có thể, gói cứu trợ 29.000 tỉ đồng mới sẽ gây nhiều tranh cãi trong kỳ họp này.

Nhận định trên được UBTCNS đưa ra khi tiếp nhận tờ trình của Chính phủ về gói cứu trợ thuế mới trị giá 29.000 tỉ đồng và bản đánh giá sơ lược kết quả thực hiện Nghị quyết 08/2011/QH 13 bổ sung giải pháp thuế tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) và cá nhân hồi giữa năm ngoái. Theo đó, nghị quyết này tập trung vào 5 nội dung miễn giảm, giãn một số loại thuế từ tháng 8 đến hết 12.2011. Kết quả, các đối tượng được hưởng trực tiếp từ giảm thuế là 4.062 tỉ đồng, đồng thời thực hiện miễn 1.575 tỉ đồng cho cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) ở bậc 1…

UBTCNS cho rằng cần phải xem xét và đánh giá lại hiệu quả của chính sách này. Cụ thể, trong chủ trương có cho giảm 50% mức thuế khoán thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế TNCN và thuế thu nhập DN (TNDN) từ quý 3/2011 đến hết năm 2011 đối với hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện hộ, cá nhân, tổ chức này giữ ổn định mức giá cho thuê phòng trọ, nhà trọ, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2010. Nhưng kết quả chỉ có khoảng 25.000 hộ được giảm, tương đương khoảng 7 tỉ đồng. Nếu chia bình quân, mỗi hộ chỉ được khoảng 280.000 đồng, chia tiếp cho 5 tháng được giảm, mỗi tháng còn 56.000 đồng. Với mức giảm chỉ vài chục nghìn đồng/hộ như vậy, theo đánh giá của ông Phùng Quốc Hiển – Chủ nhiệm UBTCNS – số tiền này chỉ bằng một bát phở và dẫn tới việc ràng buộc không tăng giá nhà trọ, suất ăn ca là bất khả thi.

Nghị quyết 08 cũng cho giảm 30% số thuế TNDN phải nộp năm 2011 đối với DN nhỏ và vừa nhưng theo số liệu tạm tính của 63 địa phương thì tổng số DN nhỏ và vừa được giảm thuế là 168.000, với tổng số thuế đã giảm khoảng 3.500 tỉ đồng. Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nếu chia đều thì mỗi DN chỉ được giảm khoảng 20 triệu đồng. “Con số này chỉ như muối bỏ biển, không đủ để DN trả lãi vay trong 1 tháng, chứ đừng nói đến có vốn để duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh”, ông Doanh nói.

Về chủ trương miễn thuế TNCN từ ngày 1.8.2011 đến hết 31.12.2012 đối với cổ tức được chia cho cá nhân từ hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán, thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế TNCN ở bậc 1, báo cáo cho biết có hơn 2,8 triệu người được miễn với tổng số tiền 1.575 tỉ đồng.

Cử tri kiến nghị giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo

Theo báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri, những tháng đầu năm 2012, tình hình khiếu nại, tố cáo có nhiều diễn biến phức tạp. Số vụ việc, số lượt công dân, số lượng đoàn đông người, số lượng đơn thư đều tăng, trong đó khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai chiếm tỷ lệ lớn; một số vụ khiếu nại, tố cáo đông người có sự kích động của các phần tử xấu. Cử tri và nhân dân cho rằng “tình trạng trên chủ yếu là do chính sách bồi thường cho người có đất bị thu hồi còn nhiều bất cập, hay thay đổi, thiếu nhất quán, giá bồi thường thấp, có sự chênh lệch quá lớn giữa giá đất bồi thường so với giá thị trường hoặc giá nhà đầu tư bán; thu hồi đất nhưng chậm sử dụng, để hoang hóa, trong khi người dân không có đất để sản xuất; công tác quản lý đất đai còn sơ hở, lỏng lẻo; không ít cán bộ lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực nhưng không bị xử lý nghiêm minh gây bức xúc trong nhân dân”.

Để khắc phục tình trạng trên, cử tri kiến nghị QH, Chính phủ chỉ đạo giải quyết tới nơi tới chốn những vụ việc tồn đọng, kéo dài; chỉ đạo người đứng đầu chính quyền các cấp phải dành thời gian để tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt, “việc thu hồi đất phải đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, DN và người dân có đất bị thu hồi; việc tổ chức cưỡng chế phải đúng trình tự pháp luật, có lý, có tình, phải đối thoại, vận động trước khi cưỡng chế”. Đồng thời, làm rõ trách nhiệm của những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không thực hiện đúng pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, cử tri kiến nghị QH, Chính phủ sớm sửa đổi pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí và có giải pháp đồng bộ, tập trung phòng chống tham nhũng, lãng phí; sớm cụ thể hóa, thể chế hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ 11 của Đảng và Nghị quyết T.Ư 4 (khóa 11). Đồng thời tổ chức lại cơ quan phòng chống tham nhũng; thực hiện chủ trương lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Bảo Cầm

Bảo Cầm – Anh Vũ

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

* Trao tặng 8.000 cuốn sách Hồ Chí Minh trong trái tim văn nghệ sĩ  Việt Nam

* Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm Ngày sinh của Bác

Sáng 18-5, nhân Kỷ niệm 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19-5-1890 - 19-5-2012), Ðoàn đại biểu Ban Chấp hành T.Ư Ðảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đã đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Bác.


Dự lễ viếng, có các đồng chí: nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Ðức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch nước Trần Ðức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Ðảm; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và các đồng chí lão thành cách mạng cùng dự lễ viếng. Vòng hoa của Ðoàn mang dòng chữ "Ðời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại".

Cùng ngày, Ðoàn đại biểu Quân ủy Trung ương; Bộ Quốc phòng; Ðảng ủy Công an Trung ương; Bộ Công an; Thành ủy, HÐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội đã đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sáng 18-5, tại Hội trường thành phố, Thành ủy,  HÐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ  Chí Minh  và  biểu  dương  tập  thể, cá nhân thực hiện tốt học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Dự lễ kỷ niệm, có các đồng chí: Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; Trương Hòa Bình, Bí thư T.Ư Ðảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao; Lê Hoàng Quân, Ủy viên T.Ư Ðảng, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên T.Ư Ðảng, Phó Bí thư Thành ủy; lãnh đạo Thành ủy, HÐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể, các đồng chí lão thành cách mạng, lực lượng vũ trang nhân dân, nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, công nhân, nông dân, nhân dân thành phố dự.

Ðọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, đồng chí Nguyễn Văn Ðua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã ôn lại thân thế, sự nghiệp, công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhân dịp này, Thành ủy TP Hồ Chí Minh tuyên dương và tặng Bằng khen cho 34 tập thể và 58 cá nhân; Ban Tuyên giáo Thành ủy tặng Giấy khen cho 210 tập thể và cá nhân đạt thành tích tốt trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Sáng cùng ngày, các đại biểu đã đến dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh TP Hồ Chí Minh.

Nhân dịp này, đồng chí Lê Thanh Hải đã đến thăm và trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Ðảng cho đảng viên lão thành Nguyễn Thị Một, đang điều trị bệnh tại Bệnh viện Thống Nhất.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 122 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 18-5, tại Hà Nội, Ðảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội (QH) tổ chức sinh hoạt chính trị với chủ đề: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị". Buổi sinh hoạt được truyền trực tuyến tới Ðảng bộ cơ sở Vụ Công tác phía nam và Vụ Công tác miền trung và Tây Nguyên. Ðến dự, có đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch QH, Phó Bí thư Ðảng đoàn QH; Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy viên T.Ư Ðảng, Phó Chủ tịch QH; Vũ Khoan, nguyên Bí thư T.Ư Ðảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; cùng toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn Ðảng bộ Văn phòng QH.

Phát biểu tại buổi sinh hoạt, đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên T.Ư Ðảng, Bí thư Ðảng ủy, Chủ nhiệm Văn phòng QH nêu rõ: Thời gian qua, Ðảng bộ cơ quan Văn phòng QH đã triển khai thực hiện "Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đạt được những kết quả thiết thực. Ðảng bộ đã xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện kịp thời, đúng tinh thần chỉ đạo của T.Ư, với cách làm phong phú, phù hợp đặc thù của Ðảng bộ và từng đơn vị. Phát huy kết quả thực hiện bốn năm thực hiện Cuộc vận động, Ban Thường vụ Ðảng ủy chỉ đạo các cấp ủy triển khai thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn việc thực hiện trong toàn Ðảng bộ; xác định rõ những nội dung cần học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong cả nhiệm kỳ 5 năm từ 2011 đến 2015 và năm 2012. Ðồng thời, tích cực chỉ đạo các cấp ủy Ðảng triển khai thực hiện gắn với  thực hiện Nghị quyết T.Ư 6 (khóa X), Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI) và Quy định của Ban Bí thư về những điều đảng viên không được làm, trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy Ðảng và bước đầu đã thu được những kết quả nhất định.

Ngày 18-5, Ðảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức mít-tinh kỷ niệm 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; tổng kết đợt tuyên truyền cán bộ tư pháp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát động phong trào thi đua cán bộ tư pháp tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo Bác. Thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, Ban Tuyên giáo Ðảng ủy Bộ phối hợp Báo Pháp luật Việt Nam mở chuyên mục "Ngành tư pháp làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ". Ðợt tuyên truyền đã có sức lan tỏa, góp phần  động viên, cổ vũ phong trào thi đua trong toàn ngành qua những bài viết phản ánh sự nỗ lực vượt khó, cách làm hay, sáng tạo trong các lĩnh vực công tác của ngành tư pháp liên quan trực tiếp đến công dân, như: trợ giúp pháp lý; hòa giải, phổ biến, giáo dục  pháp luật...

Kỷ niệm 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 18-5, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức trao tám nghìn cuốn sách "Hồ Chí Minh trong trái tim văn nghệ sĩ Việt Nam" tặng các văn nghệ sĩ, hệ thống thư viện Nhà nước để phục vụ nhân dân, thanh niên trong các lực lượng vũ trang, chủ yếu ở các vùng biên giới, hải đảo và các trường đại học, trung học phổ thông trên toàn quốc.

Ðây là tập sách thứ tư trong bộ sách "Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ - Văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh" gồm 11 tập, tuyển chọn từ các tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của Bác Hồ và của các văn nghệ sĩ viết về Người. Toàn bộ 11 tập của bộ sách dự kiến hoàn thành và giới thiệu tới công chúng dịp 19-5-2013.

Sáng 18-5, Tỉnh ủy,  HÐND, UBND, MTTQ tỉnh Thừa Thiên-Huế và TP Huế đã long trọng tổ chức lễ dâng hoa tại Bảo tàng  Hồ Chí Minh chi nhánh Thừa Thiên-Huế; đồng thời khai mạc triển lãm "Tranh, tượng chủ đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh và ký họa chiến trường" của Ðại tá, họa sĩ Lê Duy Ứng.

Cùng ngày, Thành Ðoàn Huế tổ chức lễ khánh thành công trình thanh niên Tượng đài bán thân Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi (1940 - 1964). Ðây là một trong những hoạt động thiết thực của Ðoàn Thanh niên tỉnh Thừa Thiên - Huế chào mừng 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngày 18-5, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức tuyên dương 16 tập thể và 97 cá nhân tiêu biểu thực hiện tốt việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2012. Nhiều mô hình tiêu biểu thực hiện làm theo Bác ở các chi bộ cơ sở, Mặt trận, đoàn thể, trong lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân. Ðiển hình như: phong trào gia đình tôi "Học tập và làm theo Bác"; phong trào thi đua thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ"; phong trào thực hiện nếp sống văn minh đô thị...

Sáng 18-5, tỉnh Phú Yên tổ chức lễ dâng hương, kỷ niệm 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Di tích lịch sử quốc gia Nhà thờ Bác Hồ, ở xã Sơn Ðịnh, huyện Sơn Hòa. Kỷ niệm 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong niềm phấn khởi, tin tưởng trước những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, Ðảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Yên tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn thử thách, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng, Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 15, phấn đấu xây dựng và phát triển tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp.

Ngày 18-5, Thành ủy TP Cần Thơ long trọng tổ chức lễ báo công và tuyên dương 122 điển hình tiên tiến Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ðể tiếp tục phát huy hơn nữa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2012, Thành ủy Cần Thơ tiếp tục tổ chức học tập quán triệt sâu sắc mục đích, yêu cầu, nội dung, ý nghĩa tầm quan trọng của Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị. Tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí chuẩn mực về đạo đức, bảo đảm ngắn gọn, dễ nhớ phù hợp thực tiễn ở địa phương, đơn vị trong giai đoạn hiện nay. Ðồng thời, xác định rõ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải gương mẫu đi đầu trong làm theo tấm gương đạo đức của Bác...

Sáng 18-5, Tỉnh ủy Bến Tre đã tổ chức họp mặt  59 tập thể và cá nhân, đại diện cho hơn 1.000 gương điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn tỉnh. Ðiểm nổi bật sau hơn một năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là đã được sự hưởng ứng rộng rãi của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, ngày càng đi vào chiều sâu, xuất hiện nhiều mô hình mới trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ 1.239 tập thể, cá nhân được biểu dương qua bốn năm thực hiện Cuộc vận động đến nay, tỉnh có 1.103 tập thể và cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người. Nhân dịp này, Tỉnh ủy Bến Tre khen thưởng 58 tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc.

Nhân kỷ niệm 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều đoàn cán bộ lãnh đạo trong tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức lễ dâng hương, báo công kết quả Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại Ðền thờ Bác Hồ ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu). Nhân dịp này, nhiều nhà trường trong tỉnh đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên tham quan Khu di tích lịch sử Ðền thờ Bác Hồ ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi.

Sáng 18-5-2012, Tỉnh ủy Long An tổ chức biểu dương 35 gương điển hình tiên tiến học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 35 cá nhân đại diện cho hàng nghìn cá nhân ở nhiều lứa tuổi, thành phần, trên các lĩnh vực là những tấm gương đáng được trân trọng, biểu dương và nhân rộng.

Kỷ niệm 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại ấp Phước An, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh), Huyện ủy Dương Minh Châu vừa tổ chức khánh thành, đưa vào sử dụng Khu di tích lịch sử Căn cứ cách mạng Dương Minh Châu thời kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

PV

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng trao tặng tuy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc đồng chí Vũ Khoan và các đồng chí được nhận Huy hiệu Ðảng lần này luôn mạnh khỏe, tiếp tục có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng và dân tộc, góp phần cùng với toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhân dịp kỷ niệm 122 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều 17-5, tại Trụ sở Chính phủ, Ðảng ủy Văn phòng Chính phủ đã tổ chức trọng thể Lễ trao tặng Huy hiệu Ðảng cho 20 đồng chí, trong đó có đồng chí Vũ Khoan, nguyên Bí thư T.Ư Ðảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.


Dự buổi lễ, có các đồng chí: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Ðức Ðam, Phó Bí thư Ðảng ủy Khối các cơ quan T.Ư Nguyễn Hải Ðường, cùng đại diện lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị trong Văn phòng Chính phủ.

Tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Ðảng cho đồng chí Vũ Khoan, Huy hiệu 40 năm tuổi Ðảng cho hai đồng chí: Ðoàn Mạnh Giao và Nguyễn Minh Ðăng; đồng chí Nguyễn Hải Ðường, Phó Bí thư Ðảng ủy Khối các cơ quan T.Ư trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Ðảng cho 17 đồng chí thuộc Ðảng bộ Văn phòng Chính phủ.

Nhiệt liệt chúc mừng đồng chí Vũ Khoan và các đồng chí được nhận huy hiệu cao quý lần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, việc trao tặng Huy hiệu Ðảng là sự ghi nhận của Ðảng về những cống hiến của các đồng chí đối với sự phát triển của đất nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trân trọng và đánh giá cao tinh thần tận tụy trong công tác, tình thủy chung đối với Ðảng, với đất nước của các đồng chí.

* Nhân kỷ niệm 122 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chào mừng thành công Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành T.Ư Ðảng khóa XI, chiều 17-5, tại Hà Nội, Ðảng bộ Văn phòng Quốc hội (QH) tổ chức Lễ công bố quyết định, trao tặng Huy hiệu 40 năm và 30 năm tuổi Ðảng đợt 19-5-2012 của Ðảng ủy Khối các cơ quan T.Ư tặng 27 đảng viên sinh hoạt tại Ðảng bộ Văn phòng QH. Ðến dự, có đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch QH, Bí thư Ðảng đoàn QH; cùng dự, có các Phó Chủ tịch QH; lãnh đạo Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH; lãnh đạo Ðảng ủy Khối các cơ quan T.Ư.

Thay mặt Ðảng đoàn QH, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng trao Huy hiệu 40 năm tuổi Ðảng tặng các đồng chí: Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch QH; Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng QH; Nguyễn Huy Thông, nguyên cán bộ Văn phòng QH; trao Huy hiệu 30 năm tuổi Ðảng tặng các đồng chí: Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch QH; Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch QH; Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH; Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH; Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH; các đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH: Danh Út và Mã Ðiền Cư. Cũng tại buổi lễ, Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng và Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Ðảng bộ Văn phòng QH trao Huy hiệu 30 năm tuổi Ðảng tặng các đồng chí đảng viên thuộc Ðảng bộ Văn phòng QH.

Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, thay mặt Ðảng đoàn QH, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng chúc mừng các đồng chí được nhận Huy hiệu 40 năm và 30 năm tuổi Ðảng đợt này. Chủ tịch QH nhấn mạnh, việc trao Huy hiệu Ðảng tặng các đồng chí hôm nay là sự quan tâm, ghi nhận của Ðảng đối với quá trình rèn luyện, phấn đấu và cống hiến của các đồng chí cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng, của dân tộc. Chủ tịch QH mong rằng, các đồng chí được nhận Huy hiệu Ðảng lần này, trên cương vị công tác của mình, tiếp tục có những cống hiến cho sự nghiệp vẻ vang của Ðảng, của dân tộc, là tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo.

PV và TTXVN

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng: phát biểu về VINASAT-2 phóng thành công

Việc phóng vệ tinh VINASAT-2 là một bước đi tiếp, quan trọng trên lộ trình thực hiện Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT&TT”.


Đúng 5h13’ sáng nay (16/5) theo giờ Việt Nam, tên lửa Ariane- 5 mang theo vệ tinh VINASAT-2 chính thức khai hỏa từ bãi phóng Kourou tại Guyana (Nam Mỹ). Đến 5h49’, VINASAT-2 của Việt Nam rời khỏi tên lửa Arian -5, đã được phóng thành công lên quỹ đạo sau 36 phút bay.

Đồng hành với vệ tinh VINASAT-2 trong lần phóng này còn có vệ tinh JCSAT-13 của Nhật Bản. Để phóng 2 quả vệ tinh này, Cơ quan Hàng không vũ trụ châu Âu (Arianespace) đã nạp 600 tấn nhiên liệu vào Ariene-5 để hoàn tất hành trình này.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu sau khi vệ tinh VINASAT-2 được phóng thành công

Ngay sau khi vệ tinh VINASAT-2 được phóng thành công, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu về sự kiện này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Dự án phóng vệ tinh VINASAT-1 và VINASAT-2 là các dự án được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đây là các dự án có ý nghĩa chính trị và kinh tế - xã hội to lớn, thể hiện chủ quyền quốc gia Việt Nam trong không gian, góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hình ảnh tên lửa Ariane -5 mang theo VINASAT-2 rời bệ phóng

Ngày 19/4/2008, vệ tinh VINASAT-1 của Việt Nam đã được phóng thành công lên quỹ đạo, đánh dấu mốc đầu tiên của Việt Nam trong việc sử dụng tài nguyên không gian vũ trụ, mở ra những cơ hội để chúng ta ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ tiên tiến của thế giới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là phục vụ cho vùng sâu, vùng xa và biên giới hải đảo, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng, nâng cao năng lực và vị thế của ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Việc phóng vệ tinh VINASAT-1 thành công và đưa vào khai thác có hiệu quả (sau 4 năm đã khai thác được 90% dung lượng), chứng tỏ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, góp phần thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Đây cũng chính là cơ sở để Chính phủ tiếp tục giao cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) nhiệm vụ làm chủ đầu tư và triển khai thực hiện Dự án phóng vệ tinh VINASAT-2.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự chủ động và nỗ lực của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT, các đối tác và nhà thầu: Telesat (Canada), Lockheed Martin (Hoa Kỳ), Arian espace (Pháp) trong việc triển khai Dự án.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: Sự kiện phóng thành công vệ tinh VINASAT2 lên quĩ đạo là bước khởi đầu rất quan trọng cho việc hoạt động và khai thác hiệu quả của vệ tinh.


Phần vỏ khoang chứa vệ tinh được tách ra, chuẩn bị cho việc thả 2 vệ tinh VINASAT-2 và JCSAT-13 ra ngoài không gian vũ trụ

Với kiến thức và kinh nghiệm quản lý đã có được từ VINASAT-1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn khẩn trương đưa VINASAT-2 sớm đi vào hoạt động ổn định, có các giải pháp hữu hiệu để khai thác có hiệu quả Vệ tinh và cùng với VINASAT-1 góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng thông tin truyền thông quốc gia, đưa thông tin đến tất cả các vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi và hải đảo, hỗ trợ hiệu quả cho công tác quốc phòng, an ninh, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.

Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”, phấn đấu đến 2020, Việt Nam sẽ phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh… Như vậy, có thể nói, Dự án phóng vệ tinh VINASAT-2 mà chúng ta thực hiện hôm nay là một bước đi tiếp, quan trọng trên lộ trình thực hiện Đề án này.

Với kinh nghiệm quản lý và khai thác 2 quả vệ tinh VINASAT-1 và VINASAT-2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong rằng Tập đoàn VNPT sẽ tiếp tục đi đầu trong nghiên cứu, tập trung phát triển nguồn nhân lực để cùng với các bộ ngành tiến tới đề xuất với Chính phủ phương án phát triển lĩnh vực thông tin vệ tinh trong tương lai.

Ngày 19/10/2009, VNPT trình Thủ tướng đề án Vinasat-2 với tổng vốn đầu tư là 260 - 280 triệu USD và được Thủ tướng chấp nhận vào ngày 31/12/2009.

Vinasat-2 là vệ tinh thứ hai của Việt Nam được phóng lên quý đạo, sản xuất trên nền tảng khung A2100 với 30 bộ phát đáp 36MHz trên băng tần Ku (24 bộ khai thác thương mại và 6 bộ dự phòng), Vinasat-2 có khả năng phủ sóng khu vực Đông Nam Á và một số nước lân cận. Dung lượng truyền dẫn của Vinasat-2 tương đương 13.000 kênh thoại/Internet/truyền số liệu hoặc 150 kênh truyền hình. Nâng cao năng lực viễn thông của Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Việt Nam mở rộng dịch vụ ra nước ngoài.

Cùng với Vinasat-1, Vinasat-2 cũng là một sản phẩm của nhà sản xuất Lockheed Martin (Mỹ), Vinasat-2 là vệ tinh thứ 101 của hãng này. Lockheed Martin vừa là nhà cung cấp vệ tinh, vừa là nhà thầu giám sát, cung cấp thiết bị trạm điều khiển, hỗ trợ sau khi phóng vệ tinh. Gói thầu giữa VNPT ký và Lockheed Martin được kí vào 24/5/2010.

Vinasat-2 được VNPT mua dịch vụ bảo hiểm vệ tinh trị giá 4.700 tỷ đồng tính từ ngày 16/03.

Sau khi phóng thành công vào 5h13 sáng ngày 16/5/2012, Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) sẽ là đơn vị quản lý và khai thác vệ tinh này.



Bích Lan/VOV online

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Hoạt động, điều hành của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nổi bật trong tuần 2/5/2012

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc, ban hành Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; đẩy nhanh giảm lãi suất cho vay phù hợp với mức giảm chỉ số giá tiêu dùng; Tổng biên chế công chức năm 2012 hơn 281.000 biên chế... là những thông tin hoạt động, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nổi bật trong tuần từ 5 - 12/5/2012.

Ủng hộ hợp tác môi trường Việt - Hàn ngày càng sâu rộng, hiệu quả

Tiếp Bộ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc Yoo Young Sook, ngày 7/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ Việt nam luôn ủng hộ, đảm bảo các hoạt động hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam với Bộ Môi trường Hàn Quốc phát triển ngày càng sâu rộng, hiệu quả.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng bộ môi trường Hàn Quốc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng bộ môi trường Hàn Quốc
Đồng thời, Việt Nam luôn chú trọng đến hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Và mong muốn Hàn Quốc tăng cường hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng như hỗ trợ nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng…
***
Chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ

Ban hành nghị quyết “giải cứu” doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Nghị quyết 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường: gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập đối với một số doanh nghiệp; giảm tiền thuê đất; miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối...

- Gia hạn 9 tháng thời hạn nộp thuế đối với thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2011 trở về trước mà chưa nộp vào ngân sách nhà nước (không bao gồm số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn theo Quyết định số 04/2012/QĐ-TTg  ngày 19/1/2012 về việc gia hạn nộp thuế thêm 3 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý I, quý II năm 2011 của doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động) của doanh nghiệp quy định tại nhóm 1 và nhóm 2 nêu trên và của doanh nghiệp sản xuất sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất, vận tải đường thủy (bao gồm cả vận tải thủy nội địa và vận tải biển), sản xuất thép, xi măng.

- Giảm 50% tiền thuê đất phải nộp của năm 2012 theo quy định tại Quyết định số 2093/QĐ-TTg ngày 23/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất trong năm 2011 và năm 2012 đối với một số tổ chức kinh tế cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đang được Nhà nước cho thuê đất mà năm 2012 phải xác định đơn giá thuê đất theo quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Nghị quyết giải cứu doanh nghiệp
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Nghị quyết giải cứu doanh nghiệp
Bên cạnh đó, gia hạn tối đa 12 tháng thời hạn nộp tiền sử dụng đất đối với các chủ đầu tư dự án có khó khăn về tài chính. UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định thời gian gia hạn cụ thể cho từng dự án, nhóm dự án sau khi báo cáo Thường trực HĐND cùng cấp.

Đẩy nhanh giảm lãi suất cho vay phù hợp với mức giảm chỉ số giá tiêu dùng

Tại Nghị quyết 12/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2012, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt và có hiệu quả; chỉ đạo quyết liệt để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc giảm lãi suất cho vay phù hợp với mức giảm chỉ số giá tiêu dùng; ưu tiên tín dụng đối với doanh nghiệp trong các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động; khẩn trương có biện pháp phân loại và cơ cấu lại nợ gắn với việc cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các mặt hàng có thế mạnh, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực; tăng cường xúc tiến thương mại, tranh thủ sự phục hồi từng bước của các thị trường quốc tế để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

Hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho thông qua các chương trình khuyến khích tiêu dùng, đưa hàng về nông thôn; phối hợp với Bộ Ngoại giao đẩy nhanh việc ký kết Thỏa thuận hợp tác đối tác (PCA) với EU.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giao nhiệm vụ phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện tốt các biện pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; đặc biệt chú ý hỗ trợ lao động mất việc làm từ các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, bảo đảm đúng chính sách, đúng đối tượng.
Đẩy nhanh giảm lãi suất cho vay phù hợp với mức giảm chỉ số giá tiêu dùng
Đẩy nhanh giảm lãi suất cho vay phù hợp với mức giảm chỉ số giá tiêu dùng
Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, nhất là các vụ việc liên quan đến đất đai, khiếu kiện đông người kéo dài; tăng cường đối thoại tại chỗ, giải quyết dứt điểm các vụ việc tại địa phương; tăng cường công tác phòng chống tham nhũng; khẩn trương triển khai thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Nghị định của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

Theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, hàng năm, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
Nghị định của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất
Nghị định của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất
Ngoài được hỗ trợ sản xuất lúa hàng năm, người sản xuất lúa còn được hỗ trợ sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Xác định và quản lý vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

Vị trí việc làm được xác định và điều chỉnh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập, đồng thời phải gắn với chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý tương ứng.

Đây là nguyên tắc xác định và quản lý vị trí việc làm được nêu trong Nghị định 41/2012/NĐ-CP quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập đã được Chính phủ ban hành.

Theo đó, vị trí việc làm được xác định dựa trên 5 căn cứ sau: 1- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và công việc thực tế của đơn vị sự nghiệp công lập; 2- Tính chất, đặc điểm, nhu cầu công việc của đơn vị sự nghiệp công lập; 3- Mức độ phức tạp, quy mô công việc; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của luật chuyên ngành; 4- Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin; 5- Thực trạng bố trí, sử dụng viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập.

Tổng biên chế công chức năm 2012 hơn 281.000 biên chế

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 542/QĐ-TTg về việc phê duyệt biên chế công chức của các cơ quan hành chính nhà nước năm 2012.

Theo đó, tổng biên chế công chức năm 2012 của các cơ quan, tổ chức hành chính và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài - không bao gồm biên chế công chức của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và công chức cấp xã- là 281.692.

Cụ thể, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ tướng thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập là 111.894 biên chế.

Cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là 161.723 biên chế.

Các cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài là 1.075 biên chế và biên chế công chức dự phòng là 7.000

13 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 2) đối với 13 di tích gồm: 3 di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật là Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) và Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương).

Các di tích khác cũng được xếp hạng đặc biệt là: Di tích lịch sử (DTLS), kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa); DTLS Những điểm Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang); DTLS Nhà tù Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu);
Thành Nhà Hồ
Thành Nhà Hồ
DTLS Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên (Nghệ An); DTLS Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (An Giang); DTLS Pác Bó (Cao Bằng); DTLS Tân Trào (Tuyên Quang); DTLS An toàn khu Định Hóa (Thái Nguyên); DTLS Căn cứ T.Ư Cục miền Nam (Tây Ninh) và Danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình).

Rà soát tất cả các khu vực bãi thải khai thác than

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp khai thác than rà soát lại tất cả các khu vực bãi thải từ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công, quy trình thực hiện đổ thải nhằm tránh trượt lở bãi thải tương tự như vụ việc đã xảy ra tại mỏ than Phấn Mễ Thái Nguyên. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo các doanh nghiệp khai thác than thực hiện nghiêm các quy định về an toàn khai thác mỏ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thiết kế khai thác mỏ, công tác bảo đảm an toàn lao động trong khai thác khoáng sản theo quy định.
Sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ
Sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ
Bách Thảo