Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Đừng ngộ nhận lòng yêu nước


Lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Nhà nước ta mặc dù cũng “bất bình” những hành động ngang ngược của Trung Quốc như chúng ta nhưng họ gánh trên vai trách nhiệm khác chúng ta. Nên không thể để cảm tính lấn át lý trí, lấy triết lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến” từ đó sinh ra chiến thuật để bảo vệ chủ quyền biển đảo và giữ gìn hòa bình, ổn định khu vực. Hơn ai hết, họ hiểu rõ cái giá của chiến tranh.
Lòng yêu nước là tài sản thiêng thiêng, gắn liền với niềm tự hào, tự tôn dân tộc, rất cần được nâng niu, bảo vệ, phát huy, nhưng cũng cần tránh bị ngộ nhận, lợi dụng…!
Nếu là người trẻ, phải xông pha, dám đón nhận những việc mà có thể những người khác ngại ngần hoặc không làm được.
Nếu là người trẻ, phải xông pha, dám đón nhận những việc mà có thể những người khác ngại ngần hoặc không làm được.
Người Việt Nam với biết bao thế hệ từng bỏ lại sau lưng những phù hoa nơi thành phố tráng lệ để dấn thân lên rừng xuống biển; băng đèo, lội suối đi xây dựng các vùng kinh tế mới; đêm gối đầu giường cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy” với khát vọng sống sao cho xứng đáng một kiếp người, góp một phần sức lực nhỏ bé của mình xây dựng đất nước ngày càng hùng cường và giàu mạnh. Một thế hệ đã run lên xúc động khi ca Quốc Ca và hát bài Tự Nguyện: “Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng… Nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương”.
Qua dòng chảy thời gian và qua các thế hệ, với người Việt Nam lòng yêu nước đã trở thành một giá trị cao quý, máu thịt và được truyền từ đời này qua đời khác. Có đi xa mới thấy nhớ quay quắt những bờ đê, ao làng, lũy tre, hàng cau, nhất là giọng nói mộc mạc, tiếng võng kẽo kẹt, những nụ cười và tấm lòng cởi mở của người thân, bạn bè, bà con lối xóm nơi quê nhà… Và tất nhiên mỗi người có quyền yêu nước theo cách của riêng mình, chỉ có điều chúng ta cần phải cân nhắc, thể hiện lòng yêu nước của mình trước cộng đồng sao cho đúng đắn, hiệu quả để không làm mất đi ý nghĩa cao đẹp, thiêng liêng đáng trân trọng của nó.
Lòng yêu nước mạnh mẽ như những con sóng cả quật khởi.
Lòng yêu nước mạnh mẽ như những con sóng cả quật khởi.
Bởi tình cảm máu thịt đó không đơn thuần chỉ xuất phát từ trái tim mà còn phải được nuôi dưỡng bằng sự thật chân lý, bằng kiến thức và cả sự hiểu biết. Vì bản thân lòng yêu nước không có lỗi nhưng nếu không đặt đúng chỗ sẽ dẫn tới những tác hại ngược. Càng nguy hiểm hơn khi lòng yêu nước bị một số thế lực “lưu manh giả danh tri thức” lợi dụng, thừa nước đục thả câu, nhân danh lòng yêu nước, nhưng thực chất là đầy toan tính ích kỷ, gây tổn hại tới khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường phá hoại, đốt cháy những hạnh phúc bình dị của người dân.
Rõ ràng, chúng ta đang sống trong xã hội thái bình vậy nên yêu nước không có nghĩa là phải xung phong ra mặt trận, lên biên giới, hoặc ra hải đảo cầm súng, ném lựu đạn để bảo vệ chủ quyền đất nước. Và càng không phải yêu nước theo cách mà một số người đang ảo tưởng là phải xuống đường biểu tình. Một minh chứng điển hình và rõ ràng nhất là các vụ “biểu tình” thời gian vừa qua, vụ mới đây nhất diễn ra vào sáng chủ nhật, ngày 9-12-2012 tại Hà Nội và Sài Gòn. Để phản đối thói lộng ngôn, hành vi gây rối, chơi xấu của Trung Quốc thời gian gần đây như: ban hành hộ chiếu “đường lưỡi bò”, cố tình làm đứt cáp của tàu thăm dò Bình Minh 02 của Petro Việt Nam…
Sự kiện biển Đông đang làm trỗi dậy lòng yêu nước thường trực trong mỗi người dân Việt Nam. Nhưng nó dễ bị kích động, lợi dụng bởi các thế lực thù địch.
Sự kiện biển Đông đang làm trỗi dậy lòng yêu nước thường trực trong mỗi người dân Việt Nam. Nhưng nó dễ bị kích động, lợi dụng bởi các thế lực thù địch.
Ai cũng biết, “biểu tình” như vậy hiệu quả tích cực không thấy đâu, trái lại còn khiến lòng dân không yên, làm rối loạn xã hội, gây khó khăn cho việc thực hiện đối sách ngoại giao của Nhà nước. Cái hại trước mắt thấy rõ nhất là ngay sau “biểu tình” nham nhảm các blog, báo đài nước ngoài mượn gió vẻ măng, đăng tải thông tin, hình ảnh không mấy tốt đẹp về Việt Nam…Trong khi không hiểu hay cố tình không hiểu vấn đề cơ bản nhất là tránh xung đột.
Hẳn một số người sẽ thắc mắc tại sao Trung Quốc liên tục gây hấn mà nhà nước Việt Nam không dám làm cái này, phải nhịn cái kia… Có những chuyện khi đứng ngoài lề nói, phê phán bao giờ cũng rất dễ nhưng khi bắt tay trực tiếp vào làm mới thấy không dễ chút nào.
Các bạn trẻ có rất nhiều hình thức để thể hiện lòng yêu nước
Các bạn trẻ có rất nhiều hình thức để thể hiện lòng yêu nước
Bởi nếu chúng ta nhìn sâu vào cốt lõi vấn đề sẽ thấy rõ Việt Nam đang tích cực bảo vệ chủ quyền bằng cách: Thường xuyên tuyên bố khẳng định chủ quyền, tuyên bố hủy và không đóng dấu toàn bộ hộ chiếu in “đường lưỡi bò” của Trung Quốc; tăng cường truyền thông để dư luận trong nước và quốc tế hiểu và cảnh giác hơn với những chiêu lòe thiên hạ của Trung Quốc; nâng cấp vũ khí, hiện đại hóa quân đội, nâng cao hệ thống phòng thủ và tăng cường năng lực tác chiến… Từ những hành động trên cho thấy mỗi khi Việt Nam “nhường” Trung Quốc điều gì, hay tỏ thái độ mềm dẻo thì đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Trong đó nguyên nhân trước hết là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, sau là bảo vệ hòa bình, tránh chiến tranh tàn phá đất nước, chiến sĩ hy sinh, đồng bào đổ máu.
Vì những lẽ đó mà lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Nhà nước ta mặc dù cũng “bất bình” những hành động ngang ngược của Trung Quốc như chúng ta nhưng họ gánh trên vai trách nhiệm khác chúng ta. Nên không thể để cảm tính lấn át lý trí, lấy triết lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến” từ đó sinh ra chiến thuật để bảo vệ chủ quyền biển đảo và giữ gìn hòa bình, ổn định khu vực. Hơn ai hết, họ hiểu rõ cái giá của chiến tranh, ắt sẽ có thêm nhiều người hy sinh, nhiều mất mát khác, đời sống người dân nhất là ngư dân sẽ bị ảnh hưởng to lớn.
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước luôn gánh trên vai trách nhiệm bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước luôn gánh trên vai trách nhiệm bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc
Chúng ta những người Việt luôn thổn thức, trăn trở với chủ quyền đất nước, vậy cớ sao không đoàn kết để tạo ra sức mạnh bảo vệ tổ quốc. Chứng kiến chủ quyền bị xâm phạm, ngư dân bị đe dọa… chúng ta sẽ nên thể hiện lòng yêu nước của mình trước hết là ủng hộ Nhà nước thực hiện các đối sách với kẻ thù. Đối sách này không chỉ được tiến hành trên mặt trận “bom đạn” mà có thể diễn ra dưới nhiều hình thái khác nhau, như ngoại giao, kinh tế, pháp luật, khoa học kỹ thuật… Ngoài ra, bạn có thể đóng góp bằng các hoạt động cụ thể tùy thuộc vào khả năng của mình. Như lời bài hát “Khát vọng tuổi trẻ” của nhạc sĩ Vũ Hoàng: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Bạch Dương
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
NguồnNguyen Tan Dung

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

‘Lưỡi dao’ biểu tình: chơi không cẩn thận thì đứt tay


Biểu tình ở Việt Nam, liên quan đến các xung đột trên biển Đông diễn ra theo một kịch bản gần như không đổi kể từ 2007.

Mô típ lặp lại và thông điệp ngầm

Bao giờ cũng vậy, các cuộc biểu tình đều bắt nguồn từ việc Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam (1). Sau đó, Nhà nước lên tiếng phản đối để thông báo cho toàn dân biết điều này. Trong dư luận hình thành làn sóng phẫn nộ với hành động hỗn xược của Trung Quốc, người dân có nhu cầu biểu thị tình cảm ái quốc và biểu tình là một lựa chọn. Hào hứng với cách thức này nhất là nhóm những người có tư tưởng chống đối nhà nước. Đây cũng là thường là nhóm tích cực kêu gọi tổ chức biểu tình (2). Tiếp đó, các cuộc biểu tình (thường có hơn một cuộc) diễn ra với sự tham gia của cả phái “chống nhà nước” - và những người - tạm gọi là phái “thân nhà nước” - ghét Trung Quốc, nhưng không chống chế độ.
Trong các cuộc biểu tình này, mọi người thường hô các khẩu hiệu chống Trung Quốc mạnh mẽ như “Trung Quốc, hàng xóm to xác xấu bụng”, “Trung Hoa vĩ đại, xử sự tầm thường”, “Biển Đông của chúng ta không phải ao nhà của nó”… (Có những khẩu hiệu nặng nề hơn theo “style” của những năm 1980 không hợp lắm với tình hình biển đảo nên người viết không nêu ra ở đây). Tuy ít, nhưng các khẩu hiệu cũng được viết bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh và tiếng Trung) như “Say NO to U-line, Say YES to UNCLOS”, China, stop invading Vietnam, Paracel Islands & Spratly Islands belong to Vietnam… Các khẩu hiệu này, đôi khi, còn sai chính tả hay ngữ pháp. Ví dụ như nhà báo Xuân Bình từng diễn tả khẩu hiệu “Paracel Islands & Spratly Islands belong to Vietnam” rất đơn giản là “Hoang Sa, Truong Sa of Vietnam”.
Trong các cuộc biểu tình, những người thuộc phái “chống nhà nước” luôn chăm chăm lồng ghép các nội dung chống Nhà nước để đạt mục đích chính trị của họ. Ví dụ, năm 2007, sinh viên Kim Duy (người tự xưng là cháu ngoại ông Kim Ngọc, cố bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc) đã trưng bức tranh châm biếm cả Trung Quốc lẫn Nhà nước Việt Nam. Năm 2011, người ta trưng biểu ngữ “Vì đâu nên nỗi?”. Còn năm 2012 là biểu ngữ “Hãy ‘hành động’ xứng đáng với tiền thuế của dân”…
Điểm thú vị ở chỗ, các cuộc biểu tình luôn diễn ra vào chủ nhật, ngày mà mọi người được nghỉ - gồm cả lực lượng chức năng - bất chấp sự kiện khơi mào cho nó diễn ra từ đầu tuần, thậm chí tuần trước nữa. Ban đầu, các cuộc biểu tình này được tạo điều kiện và diễn ra êm thấm. Lực lượng chức năng không can thiệp, không để xảy ra va chạm. Thậm chí, ở Hà Nội, họ còn phân luồng giao thông để đoàn người biểu tình tuần hành qua các con phố, hoặc đi trên vỉa hè (năm ngoái) hoặc đi dưới lòng đường (năm nay). Đến gần trưa thì đoàn người biểu tình tự giải toán hoặc được thuyết phục giải tán.
Tuy nhiên, khi biểu tình tái diễn nhiều lần, nó không nhận được những ưu đãi như thế nữa. Các lực lượng chức năng thực hiện nhiều biện pháp nghiệp vụ để giải tán từ rất sớm. Họ phân tách đoàn người biểu tình thành các nhóm nhỏ, thuyết phục và đôi khi cưỡng chế đối với những người muốn tiếp tục biểu tình (thường là người phái “chống nhà nước”).
Một số ý kiến cho rằng, qua hành động của lực lượng chức năng có thể đoán được thái độ của Nhà nước với hoạt động biểu tình. Khi có sự ủng hộ ngầm, các lực lượng chức năng đảm bảo cho biểu tình được diễn ra suôn sẻ. Khi không “bật đèn xanh”, biểu tình nếu được khơi lên thì cũng diễn ra rất ngắn ngủi. Năm 2011, lần đầu tiên Thông tấn xã Việt Nam phá tan sự im lặng vốn có của truyền thông Nhà nước với các cuộc biểu tình bằng cách gọi đây là hoạt động tự phát, “tụ tập để thể hiện lòng yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc”. Dù không công nhận, hoặc chỉ công nhận ở mức thấp như trên, nhưng với nhiều người, rõ ràng Nhà nước đã có động thái ủng hộ biểu tình bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ.
Với thông điệp được cho là kín đáo này, phái “thân nhà nước” khá nhạy cảm. Khi nhận biết, họ tự nguyện giải tán hoặc không tham gia ngay từ đầu. Còn những người thuộc phái “chống nhà nước” luôn tìm cách kéo dài các cuộc biểu tình và cách chống lại sự điều hành trật tự trị an. Đôi lúc sự lì lợm này đã gây ra các vụ đụng độ. Năm 2011, một người biểu tình tên Đức, sống ở khu ĐH Bách Khoa, Hà Nội bị một người khác - mặc thường phục - đạp vào mặt. Những sự vụ như vậy, dù chẳng ăn nhằm gì với hoạt động trấn áp biểu tình ở nước ngoài, được phái “chống nhà nước” và các đài báo phương Tây hướng địa phương ưu tiên thổi phồng, cốt đào sâu ngăn cách giữa người biểu tình với lực lượng chức năng và làm xấu hình ảnh Nhà nước.
'Lưỡi dao' biểu tình: chơi không cẩn thận thì đứt tay
'Lưỡi dao' biểu tình: chơi không cẩn thận thì đứt tay
Trong các mô tả của phái này, lực lượng chức năng là “những kẻ bán nước”, còn những người bị khống chế và cách ly khỏi hoạt động biểu tình như yếu tố bất ổn tiềm tàng thường được tôn vinh như những anh hùng. Năm 2007, một em học sinh tên Huyền Hương bị tạm giữ (không quá nửa ngày) được báo đài Hải ngoại vinh danh là “xứng danh con cháu Bà Trưng – Bà Triệu”. Còn trong năm 2011, một người phụ nữ nên tên Minh Hằng được phái “chống nhà nước” bầu chọn là “nhân vật của năm”. Người này từng hùng hồn tuyên bố yêu nước bằng cả “máu trên và máu dưới”. Trên hai vai bà ta còn săm chữ “nợ nước” – “thù nhà” (sau người ta mới hiểu ý nghĩa cao siêu của mấy chữ đó là “cục nợ của đất nước” và “kẻ thù của gia đình”).
Tóm lại: Đầu tiên Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, Nhà nước lên tiếng phản đối, phái “chống nhà nước” nhân dịp kích động biểu tình. Biểu tình nổ ra với sự tham gia của “chống nhà nước” lẫn “thân nhà nước”. Trong khi “thân nhà nước” biểu tình trong khuôn khổ thì phái “chống nhà nước” luôn tìm vượt quá, gây rối và chống lại người thi hành công vụ. Các năm 2007, 2011, 2012 đều diễn ra như vậy.

Con dao hai lưỡi

Những sự kiện hiếm hoi như vậy trong đời sống chính trị - xã hội Việt Nam sẽ luôn được truyền thông quốc tế săn đón. Trong khi các xuất bản phẩm hướng địa phương (BBC, RFA, RFI tiếng Việt…) tìm cách khoét sâu quan hệ Nhà nước – người biểu tình thì các xuất bản phẩm quốc tế (tiếng Anh) thường tập trung vào những mâu thuẫn giữa Việt Nam – Trung Quốc và đặt nó trong bối cảnh địa chính trị khu vực. Trong đó, Trung Quốc được mô tả như kẻ bắt nạt to xác. Bị phản đối, vì những hành vi sai trái, dù ở đâu, cũng là mất thể diện, đây là điều tối kỵ với một quốc gia đang tô vẽ cho mình sự “trỗi dậy hòa bình” như Trung Quốc.
Bên cạnh nỗ lực đa quốc tế hóa đề biển Đông, hiện đại hóa quân đội để tạo thế răn đe (thậm chí, bí mật thực thi các biện pháp vũ lực bảo vệ chủ quyền), đầu tư nhiều tiền của cho các đảo tiền tiêu ở Trường Sa, việc thả cho cuộc biểu tình đầu tiên nhưng lại thu hẹp dần các cuộc biểu tình tiếp theo, Nhà nước Việt Nam vừa xả bớt sự giận dữ của dư luận trong nước đối với các hành vi gây hấn của Trung Quốc, vừa làm bẽ mặt Bắc Kinh trước cộng đồng quốc tế nhưng lại không cho nước này cái cớ leo thang.
Bên cạnh đó, các cuộc biểu tình là hàn thử biểu thăm dò thái độ của người dân, nhất là tầng lớp thanh niên, tới các vấn đề quốc gia đại sự cũng như sự tin tưởng đối với chế độ và cả mẫn cảm công dân của họ. Thông qua các cuộc biểu tình, tinh thần ái quốc và lòng tự hào dân tộc được lan tỏa mạnh mẽ, giống những gì mà BBC mô tả về cuộc biểu tình năm 2007 – người viết không nhớ chính xác nhưng đại ý là - “lần đầu tiên, tình cảm ái quốc của thanh niên xứ này vốn chỉ thể hiện qua các giải bóng đá có đội tuyển quốc gia tham dự, nay đã chuyển sang vấn đề trọng yếu của an ninh quốc gia”.
Trên mạng còn có những tranh cãi bất tận về việc “nên hay không nên tham gia biểu tình”. Trong số những người trả lời không, ngoài người bàng quan, số còn lại đặt trọn niềm tin chính trị của họ vào sự chỉ đạo (ra mặt) của Nhà nước. Những người trả lời có, ngoài phái “chống nhà nước”, là những người muốn giải tỏa tâm lý chống Trung Quốc, biểu lộ tinh thần yêu nước của họ một cách công khai. Bên cạnh đó, cũng có người băn khoăn giữa hai dòng nước vì đi biểu tình ở Việt Nam vẫn là điều nhạy cảm (bởi chưa có văn bản luật tạo hành lang pháp lý thực hiện hoạt động này). Thêm vào đó, nỗi sợ “bị lợi dụng” như con ngáo ộp ám ảnh nhiều người. Dù vậy, những người tham gia biểu tình từng thể hiện “sức đề kháng khá cao” với các âm mưu lợi dụng. Năm 2007, trong cuộc biểu tình thứ hai (16/12), các thành viên diễn đàn Tathy đã đá đít, tống cổ (theo nghĩa đen của những từ này) Phạm Hồng Sơn, một nhân vật bất đồng chính kiến khỏi đoàn biểu tình. Họ biết, sự xuất hiện của Sơn không đảm bảo an toàn cho cuộc tuần hành của những người yêu nước chân chính. Tuy nhiên, “sức đề kháng” là một đại lượng biến thiên. Trong cuộc biểu tình 1/7/2012, sự thiếu vắng các thành viên phái “thân nhà nước” là dịp để phái “chống nhà nước” lấn lướt và trương các khẩu hiệu có ý chỉ trích Nhà nước. (Trong lần biểu tình này, các biểu ngữ chống Trung Quốc tuy nhiều, nhưng lại hết sức khiêm tốn về hình thức).
Từ những ghi nhận trên đây, có thể đưa ra một số nhận định, biểu tình ở Việt Nam liên quan đến xung đột trên biển Đông là chuỗi những “kích thích – đáp ứng” đi từ đối ngoại tới đối nội. Nhà nước, vì muốn kiềm chế sự hung hăng Trung Quốc nên đã để vài cuộc biểu tình diễn ra (thường chỉ là cuộc biểu tình đầu tiên). Phái “chống nhà nước” thường nhân cơ hội này để lồng ghép các nội dung chỉ trích Nhà nước và nỗ lực kích động tăng số lần biểu tình, gây rối, phá hoại trật tự trị an, tiến tới bạo loạn lật đổ. Một phần, do thái độ cực kỳ năng nổ của phái “chống nhà nước” đối với biểu tình, một bộ phận dân chúng mạnh dạn hơn thể hiện nhu cầu bày tỏ quan điểm chống Trung Quốc. Khi tham gia các hoạt động này, họ có thể tỉnh táo và làm chủ tình hình như những gì diễn ra hồi năm 2007 nhưng nếu không đủ lượng để biến đổi thành chất, họ dễ bị bất lực và chìm nghỉm trong chuẩn bị, tính toán và lấn lướt như những gì diễn ra ngày 1/7 vừa rồi.
Tựu chung lại, biểu tình là công cụ điều tiết của Nhà nước để đối phó với Trung Quốc nhưng lại là một con dao dễ làm đứt tay người sử dụng. Nếu như những lần trước, bài “thả cho biểu tình lần đầu, ngăn các cuộc biểu tình lần sau” phát huy hiệu quả công kích Trung Quốc, thì đến nay, nó cần thêm chất xúc tác để bảo đảm biểu tình diễn ra mà Nhà nước không chịu cảnh gậy ông đập lưng ông.
SIMACAI
____________________________________________
Ghi chú:
(1) Năm 2007, cuộc biểu tình ngày 9/12 và 16/12 bắt nguồn từ việc Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là đơn vị hành chính Tam Sa.
Năm 2011, các cuộc biểu tình (hơn 10 cuộc, bắt đầu từ ngày 5/6) bắt nguồn từ việc Trung Quốc cho tàu phá hoại hoạt động thăm dò của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ở khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Năm 2012, cuộc biểu tình ngày 1/7 diễn ra sau khi Trung Quốc tuyên bố nâng cấp cái gọi là đơn vị hành chính Tam Sa lên cấp thành phố. Đồng thời, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) tiến hành mời thầu trái phép 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế gọi đây là âm mưu biến khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp, nhằm hiện thực hóa đường 9 đoạn “liếm trọn” biển Đông (U-line hay còn gọi là “đường lưỡi bò”)..
(2) Đôi khi, để kiếm cái cớ biểu tình, nhóm này còn núp bóng các phát ngôn của quan chức Nhà nước. Năm 2011, phái này lấy việc ủng hộ Thủ tướng Việt Nam đề xuất xây dựng Luật Biểu tình để có cớ xuống đường gây rối. Năm 2012, phái này kêu gọi biểu tình để “ủng hộ Luật Biển Việt Nam vừa được thông qua”.
Theo Reds.vn

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

[Video] Bình luận về lời kêu gọi biểu tình của Việt Tân

Một video cũ, nhưng khá ý nghĩa. Ban biên tập xin được đăng tải để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề "Lời kêu gọi biểu tình"


Tôi không phải là một nhà báo, không phải là một nhà văn, cũng không phải là một nhà bình luận viên chuyên nghiệp. Tôi chỉ là một người Việt Nam bình thường đang sinh sống ở nước ngoài, vì quá bức xúc với những kẻ mượn danh yêu nước để hòng khuấy đục quê hương cho nên tôi mới lên tiếng.

Tôi sinh ra cuối chiến tranh và chiến tranh đã gây nhiều bất hạnh trên quê hương Việt Nam mà bản thân tôi cũng là một người đã từng phải gánh chịu. Chính vì thế tôi hiểu sự ác nghiệt của nó và rất quí trọng nền hòa bình của nước nhà hôm nay.

Đất nước còn rất nhiều vấn đề phải làm, tệ đoan xã hội còn nhan nhản trên khắp đất nước, đặc biệt là nhiều người lạm dụng chức quyền, làm giàu trên mồ hôi xương máu của bà con mình. Nếu tất cả chúng ta đều yêu nước thì hãy đấu tranh với nó, nhưng mong các bạn đừng bao giờ để cho người khác lợi dụng mình.