Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Đừng ngộ nhận lòng yêu nước


Lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Nhà nước ta mặc dù cũng “bất bình” những hành động ngang ngược của Trung Quốc như chúng ta nhưng họ gánh trên vai trách nhiệm khác chúng ta. Nên không thể để cảm tính lấn át lý trí, lấy triết lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến” từ đó sinh ra chiến thuật để bảo vệ chủ quyền biển đảo và giữ gìn hòa bình, ổn định khu vực. Hơn ai hết, họ hiểu rõ cái giá của chiến tranh.
Lòng yêu nước là tài sản thiêng thiêng, gắn liền với niềm tự hào, tự tôn dân tộc, rất cần được nâng niu, bảo vệ, phát huy, nhưng cũng cần tránh bị ngộ nhận, lợi dụng…!
Nếu là người trẻ, phải xông pha, dám đón nhận những việc mà có thể những người khác ngại ngần hoặc không làm được.
Nếu là người trẻ, phải xông pha, dám đón nhận những việc mà có thể những người khác ngại ngần hoặc không làm được.
Người Việt Nam với biết bao thế hệ từng bỏ lại sau lưng những phù hoa nơi thành phố tráng lệ để dấn thân lên rừng xuống biển; băng đèo, lội suối đi xây dựng các vùng kinh tế mới; đêm gối đầu giường cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy” với khát vọng sống sao cho xứng đáng một kiếp người, góp một phần sức lực nhỏ bé của mình xây dựng đất nước ngày càng hùng cường và giàu mạnh. Một thế hệ đã run lên xúc động khi ca Quốc Ca và hát bài Tự Nguyện: “Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng… Nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương”.
Qua dòng chảy thời gian và qua các thế hệ, với người Việt Nam lòng yêu nước đã trở thành một giá trị cao quý, máu thịt và được truyền từ đời này qua đời khác. Có đi xa mới thấy nhớ quay quắt những bờ đê, ao làng, lũy tre, hàng cau, nhất là giọng nói mộc mạc, tiếng võng kẽo kẹt, những nụ cười và tấm lòng cởi mở của người thân, bạn bè, bà con lối xóm nơi quê nhà… Và tất nhiên mỗi người có quyền yêu nước theo cách của riêng mình, chỉ có điều chúng ta cần phải cân nhắc, thể hiện lòng yêu nước của mình trước cộng đồng sao cho đúng đắn, hiệu quả để không làm mất đi ý nghĩa cao đẹp, thiêng liêng đáng trân trọng của nó.
Lòng yêu nước mạnh mẽ như những con sóng cả quật khởi.
Lòng yêu nước mạnh mẽ như những con sóng cả quật khởi.
Bởi tình cảm máu thịt đó không đơn thuần chỉ xuất phát từ trái tim mà còn phải được nuôi dưỡng bằng sự thật chân lý, bằng kiến thức và cả sự hiểu biết. Vì bản thân lòng yêu nước không có lỗi nhưng nếu không đặt đúng chỗ sẽ dẫn tới những tác hại ngược. Càng nguy hiểm hơn khi lòng yêu nước bị một số thế lực “lưu manh giả danh tri thức” lợi dụng, thừa nước đục thả câu, nhân danh lòng yêu nước, nhưng thực chất là đầy toan tính ích kỷ, gây tổn hại tới khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường phá hoại, đốt cháy những hạnh phúc bình dị của người dân.
Rõ ràng, chúng ta đang sống trong xã hội thái bình vậy nên yêu nước không có nghĩa là phải xung phong ra mặt trận, lên biên giới, hoặc ra hải đảo cầm súng, ném lựu đạn để bảo vệ chủ quyền đất nước. Và càng không phải yêu nước theo cách mà một số người đang ảo tưởng là phải xuống đường biểu tình. Một minh chứng điển hình và rõ ràng nhất là các vụ “biểu tình” thời gian vừa qua, vụ mới đây nhất diễn ra vào sáng chủ nhật, ngày 9-12-2012 tại Hà Nội và Sài Gòn. Để phản đối thói lộng ngôn, hành vi gây rối, chơi xấu của Trung Quốc thời gian gần đây như: ban hành hộ chiếu “đường lưỡi bò”, cố tình làm đứt cáp của tàu thăm dò Bình Minh 02 của Petro Việt Nam…
Sự kiện biển Đông đang làm trỗi dậy lòng yêu nước thường trực trong mỗi người dân Việt Nam. Nhưng nó dễ bị kích động, lợi dụng bởi các thế lực thù địch.
Sự kiện biển Đông đang làm trỗi dậy lòng yêu nước thường trực trong mỗi người dân Việt Nam. Nhưng nó dễ bị kích động, lợi dụng bởi các thế lực thù địch.
Ai cũng biết, “biểu tình” như vậy hiệu quả tích cực không thấy đâu, trái lại còn khiến lòng dân không yên, làm rối loạn xã hội, gây khó khăn cho việc thực hiện đối sách ngoại giao của Nhà nước. Cái hại trước mắt thấy rõ nhất là ngay sau “biểu tình” nham nhảm các blog, báo đài nước ngoài mượn gió vẻ măng, đăng tải thông tin, hình ảnh không mấy tốt đẹp về Việt Nam…Trong khi không hiểu hay cố tình không hiểu vấn đề cơ bản nhất là tránh xung đột.
Hẳn một số người sẽ thắc mắc tại sao Trung Quốc liên tục gây hấn mà nhà nước Việt Nam không dám làm cái này, phải nhịn cái kia… Có những chuyện khi đứng ngoài lề nói, phê phán bao giờ cũng rất dễ nhưng khi bắt tay trực tiếp vào làm mới thấy không dễ chút nào.
Các bạn trẻ có rất nhiều hình thức để thể hiện lòng yêu nước
Các bạn trẻ có rất nhiều hình thức để thể hiện lòng yêu nước
Bởi nếu chúng ta nhìn sâu vào cốt lõi vấn đề sẽ thấy rõ Việt Nam đang tích cực bảo vệ chủ quyền bằng cách: Thường xuyên tuyên bố khẳng định chủ quyền, tuyên bố hủy và không đóng dấu toàn bộ hộ chiếu in “đường lưỡi bò” của Trung Quốc; tăng cường truyền thông để dư luận trong nước và quốc tế hiểu và cảnh giác hơn với những chiêu lòe thiên hạ của Trung Quốc; nâng cấp vũ khí, hiện đại hóa quân đội, nâng cao hệ thống phòng thủ và tăng cường năng lực tác chiến… Từ những hành động trên cho thấy mỗi khi Việt Nam “nhường” Trung Quốc điều gì, hay tỏ thái độ mềm dẻo thì đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Trong đó nguyên nhân trước hết là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, sau là bảo vệ hòa bình, tránh chiến tranh tàn phá đất nước, chiến sĩ hy sinh, đồng bào đổ máu.
Vì những lẽ đó mà lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Nhà nước ta mặc dù cũng “bất bình” những hành động ngang ngược của Trung Quốc như chúng ta nhưng họ gánh trên vai trách nhiệm khác chúng ta. Nên không thể để cảm tính lấn át lý trí, lấy triết lý “dĩ bất biến, ứng vạn biến” từ đó sinh ra chiến thuật để bảo vệ chủ quyền biển đảo và giữ gìn hòa bình, ổn định khu vực. Hơn ai hết, họ hiểu rõ cái giá của chiến tranh, ắt sẽ có thêm nhiều người hy sinh, nhiều mất mát khác, đời sống người dân nhất là ngư dân sẽ bị ảnh hưởng to lớn.
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước luôn gánh trên vai trách nhiệm bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước luôn gánh trên vai trách nhiệm bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc
Chúng ta những người Việt luôn thổn thức, trăn trở với chủ quyền đất nước, vậy cớ sao không đoàn kết để tạo ra sức mạnh bảo vệ tổ quốc. Chứng kiến chủ quyền bị xâm phạm, ngư dân bị đe dọa… chúng ta sẽ nên thể hiện lòng yêu nước của mình trước hết là ủng hộ Nhà nước thực hiện các đối sách với kẻ thù. Đối sách này không chỉ được tiến hành trên mặt trận “bom đạn” mà có thể diễn ra dưới nhiều hình thái khác nhau, như ngoại giao, kinh tế, pháp luật, khoa học kỹ thuật… Ngoài ra, bạn có thể đóng góp bằng các hoạt động cụ thể tùy thuộc vào khả năng của mình. Như lời bài hát “Khát vọng tuổi trẻ” của nhạc sĩ Vũ Hoàng: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Bạch Dương
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
NguồnNguyen Tan Dung

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng: 'Kiên quyết loại bỏ nhóm lợi ích'


Chiều 4/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn Đại biểu Quốc hội Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri quận Hồng Bàng, thông báo về kết quả kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII.
Tại buổi tiếp xúc, đại diện cử tri của quận Hồng Bàng bày tỏ vui mừng trước những kết quả toàn diện mà toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đạt được trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức do tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu. Đồng thời bày tỏ phấn khởi trước những kết quả đạt được của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, đã thông qua nhiều văn bản quan trọng; bàn bạc, thảo luận các nội dung hết sức thiết thực về quốc kế, dân sinh.
Các cử tri cũng bày tỏ nhất trí với nội dung báo cáo kinh tế-xã hội được Chính phủ trình trước Quốc hội; những nội dung trả lời thẳng thắn, sát thực, đúng trọng tâm, trọng điểm trong phần chất vấn và trả lời chất vấn của các vị Bộ trưởng, trưởng ngành và của Thủ tướng Chính phủ; đánh giá cao những giải pháp hiệu quả, linh hoạt mà Chính phủ đề ra trong thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc cử tri quận Hồng Bàng
Các cử tri Bùi Văn Ngọc (phường Minh Khai), Dương Đình Ổn (phường Hoàng Văn Thụ), Nguyễn Thu Hiền (ngành giáo dục quận Hồng Bàng);… đề nghị Chính phủ quan tâm hơn nữa đến công tác phát triển giáo dục-đào tạo, dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; giữ vững trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc biên giới lãnh thổ và chủ quyền quốc gia; quản lý chặt chẽ lao động nước ngoài tại Việt Nam; gắn phát triển kinh tế với an ninh, quốc phòng;…
Cử tri Vũ Thiện Bản (phường Thượng Lý), Vũ Xuân Hiếu (phường Hùng Vương) đề nghị Nhà nước có các giải pháp quyết liệt để loại bỏ các dự án treo cũng như kiên quyết loại bỏ các nhóm lợi ích trong nền kinh tế; thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai, hạn chế tối đa các vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai…
Ngoài ra, nhiều cử tri quận Hồng Bàng cũng mong muốn Chính phủ, TP Hải Phòng tiếp tục quan tâm hỗ trợ người dân tái định cư, tạo công ăn việc làm cho người dân ở những khu vực bị giải tỏa khi thực hiện các dự án phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội; chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, trường học, các trạm cấp phát nước sinh hoạt, thủy lợi;…
Kiên quyết loại bỏ nhóm lợi ích
Sau khi lắng nghe các ý kiến đầy tâm huyết và trách nhiệm cũng như tâm tư, nguyện vọng, đề nghị của cử tri, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo với cử tri quận Hồng Bàng một số kết quả chính của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII cũng như những điểm lớn về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước.
Theo đó, trong bối cảnh khó khăn, song với sự nỗ lực chung của cả nước, đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng trong năm 2012. Chúng ta giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát; duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 5,2%.
Đặc biệt, an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo, trong khó khăn song chúng ta vẫn giảm được tỷ lệ hộ nghèo, không cắt bất cứ khoản chi nào dành cho an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.
Bên cạnh đó, năm 2012, Đảng ta đã tập trung mạnh vào công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; công tác chỉnh đốn và xây dựng đảng với quyết tâm là cương quyết ngăn chặn, loại trừ sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ đảng viên.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhấn mạnh, nước ta vẫn còn là một nước nghèo, những thành tựu đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; kinh tế phát triển chưa thật bền vững; nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội còn hạn chế, bất cập...
Đề cập tới nhiệm vụ của năm tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, mục tiêu ưu tiên của năm 2013 là tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho người dân... Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo.
Trao đổi các vấn đề mà cử tri quan tâm liên quan đến giáo dục-đào tạo, Thủ tướng cho biết, Đảng, Nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là yếu tố then chốt để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với tinh thần như vậy, Trung ương sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo quyết liệt đối với sự nghiệp chăm lo cho phát triển giáo dục-đào tạo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ và giám sát tích cực của cử tri
Nêu rõ quan điểm về ”nhóm lợi ích” với cử tri, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, nhóm lợi ích có thể hiểu là nhóm người có chức quyền câu kết với nhau nhằm trục lợi cá nhân, điều này là trái với luật pháp, ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của người khác, đi ngược với lợi ích của đất nước, của nhân dân. Thái độ của Đảng và Nhà nước với nhóm lợi ích đã được xác định rất rõ ràng là kiên quyết loại bỏ nhóm lợi ích ra khỏi đời sống xã hội.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng làm rõ những vấn đề mà cử tri quan tâm liên quan đến chính sách quản lý người lao động nước ngoài tại Việt Nam; quản lý nhân khẩu; giá đền bù khi thu hồi đất đai; chính sách chăm sóc người có công với nước;...
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định, Chính phủ sẽ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa công tác đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo chăm sóc sức khỏe y tế cho nhân dân; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ và giám sát tích cực của cử tri; đồng thời khẳng định sẽ nỗ lực cao nhất để hoàn thành trọng trách được Đảng, Nhà nước và cử tri giao, xứng đáng với niềm tin và sự tín nhiệm của cử tri TP Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung.

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Tàu cá Trung Quốc lại cắt cáp Tàu Bình Minh 02


Ngày 30/11/2012, trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ của Việt Nam, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang làm nhiệm vụ lại bị các tàu Trung Quốc xâm hại, phá hoại cáp thu nổ địa chấn. Đây là một thủ đoạn mới của Trung Quốc khi cho tàu cá vừa đánh bắt hải sản trái phép vừa cản trở, xâm hại hoạt động hợp pháp của PVN trên vùng biển Việt Nam.

>> NÓNG: TÀU BÌNH MINH 02 tiếp tục bị quấy nhiễu

Phóng viên Petrotimes đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Việt Dũng, Phó trưởng ban Tìm kiếm Thăm dò – phụ trách Văn phòng Biển Đông của PVN về vụ việc nghiêm trọng này.
PVTheo một số nguồn tin, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của PVN lại bị cản trở khi đang làm việc ở vùng biển Việt Nam. Xin ông cho biết thông tin cụ thể?
Cáp tàu BM02 bị cắt
Cáp tàu BM02 bị cắt
Ông Phạm Việt Dũng: Vào lúc 4 giờ 5 phút ngày 30/11/2012, khi tàu Bình Minh 02 đang di chuyển từ tuyến PVN12-R009 về tuyến PVN12-R005 ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ để chuẩn bị khảo sát. Có rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động tại đây. Khi các lực lượng chức năng phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu các tàu cá ra khỏi khu vực làm việc của tàu Bình Minh 02, một cặp tàu kéo dã cào mang số hiệu 16025 và 16028 của Trung Quốc đã chạy qua phía sau tàu Bình Minh 02 và gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 cách phao đuôi khoảng 25m.
Nhìn lại video tàu Bình Minh 2 bị cắt cáp vào ngày 26/5/2011:
Vị trí cáp bị đứt có tọa độ là 17º26 Bắc và 108º02 Đông, cách đảo Cồn Cỏ 43 hải lý về phía đông nam và cách đường trung tuyến Việt Nam – Trung Quốc 20 hải lý về phía tây.
PVXin ông cho biết đôi nét về nhiệm vụ của tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 và những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ này?
Vị trí xảy ra sự cố và hướng di chuyển của tàu BM02
Vị trí xảy ra sự cố và hướng di chuyển của tàu BM02
Ông Phạm Việt Dũng: Từ tháng 5/2012 đến nay, tàu Bình Minh 02 tiến hành đề án khảo sát địa chấn 2D liên kết các bể trầm tích trên thềm lục địa Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 bắt đầu khảo sát các tuyến liên kết ở bể Cửu Long, sau đó là bể Nam Côn Sơn, bể Phú Khánh và hiện nay đang đang khảo sát các tuyến liên kết ở bể Sông Hồng tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.
Thời gian gần đây, có rất nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, với số lượng rất lớn, tập trung ở khu vực từ Cồn Cỏ đến Nam Tri Tôn, có ngày lên tới hơn 100 lần chiếc. Các tàu chấp pháp của Việt Nam đã yêu cầu các tàu cá Trung Quốc rút ra khỏi vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tàu cá Trung Quốc vẫn cố tình quay trở lại xâm phạm vùng biển Việt Nam.
PVVậy phía PVN đã có những phản ứng như thế nào trước vụ việc này, thưa ông?
Ông Phạm Việt Dũng: Ngay sau khi xảy ra sự việc, PVN đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và tàu Bình Minh 02 nhanh chóng khắc phục sự cố, sửa chữa cáp địa chấn để sớm tiếp tục công việc. Đến 14 giờ ngày 1/12/2012, anh em đã khắc phục xong sự cố cáp địa chấn và tàu Bình Minh 02 đã tiếp tục công tác khảo sát bình thường.
Việc tàu cá Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, không những vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam mà còn cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam và làm ảnh hưởng đến hoạt động trên biển của PVN.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam kịch liệt phản đối hành động xâm hại tàu Bình Minh 02 của tàu cá Trung Quốc và kiến nghị các cơ quan chức năng yêu cầu phía Trung Quốc giáo dục công dân Trung Quốc tôn trọng vùng biển Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tàu Việt Nam, trong đó có các tàu khảo sát của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
PVXin cảm ơn ông.

Bòn rút lòng tin của dân nguy hiểm hơn là bòn rút của cải


Tham nhũng đánh cắp niềm tin, tham nhũng làm cho nền kinh tế yếu kém đi, tham nhũng làm cho đời sống của người dân chân chính kém đi, làm nảy sinh và dung dưỡng tệ nạn, làm xói mòn sức mạnh dân tộc. Vậy xin hỏi, tham nhũng xứng đáng bị quy vào tội danh gì?

Bòn rút lòng tin của dân nguy hiểm hơn là bòn rút của cải
Bòn rút lòng tin của dân nguy hiểm hơn là bòn rút của cải

Tôi xin bắt đầu từ thực tế của một đại biểu dân cử với câu chuyện từ một con đường hỏng.
Một con đường chưa làm được bao lâu đã hỏng, dân nhìn vào đó mất niềm tin lần thứ nhất. Dân càng mất lòng tin hơn khi đại biểu của dân chất vấn làm rõ vấn đề thì chủ đầu tư ra sức bảo vệ nhà thầu, bao biện đủ đường, thậm chí lờ đi theo kiểu “cứt trâu để lâu hóa bùn” nhằm làm cho các đại biểu… ngán. Dân mất lòng tin vào đại diện của dân, đại diện của dân mất lòng tin vào cấp giải quyết và thế là dân mất niềm tin lần thứ hai.

Tham nhũng đẻ ra quân xanh, quân đỏ và vì đã có quân xanh, quân đỏ thì nhà thầu đi đến bước rút ruột công trình để “biếu” chủ đầu tư hẳn không khó hiểu bởi nguyên tắc “mỡ nó rán nó” đâu có xa lạ gì. Dần thành quen, doanh nghiệp từ việc đầu tư vào máy móc thiết bị và con người để nâng cao tính cạnh tranh nay chuyển sang chỉ đầu tư cho các mối “quan hệ” bởi, thực tế họ cũng đã mang bao “hoài bão chân chính từ buổi ban đầu ấy”, nhưng với những thứ đó họ cứ mãi thua trong các cuộc đấu thầu xanh đỏ.

Và kết quả đó cho ta thấy ngày càng nhiều hơn các doanh nghiệp tồn tại “nhờ vào mối quan hệ” chứ không phải nhờ năng lực, và khi đó thử hỏi sức mạnh kinh tế dựa trên những loại doanh nghiệp đó liệu có khỏe được chăng? Doanh nghiệp loại đó liệu mang gì nổi để đi đánh xứ người?

Doanh nghiệp “có quan hệ” đến một lúc nào đó cũng chẳng thèm thi công công trình nữa. Chúng bán công trình. Khi đó B’ thậm chí là B’’ liệu còn được đồng lãi nào không? Vì vậy đồng lương của người lao động chân chính ở doanh nghiệp B’, B’’ hay thậm chí B còn nhiều phẩy hơn nữa chắc chỉ mong có được việc làm đắp đổi qua ngày đã là tốt rồi thì liệu mong gì đời sống được cải thiện và khá lên?

Trái lại với đời sống của những người lao động chân chính đó, bọn buôn bán “quan hệ” và ban phát “quan hệ” với cách kiếm tiền quá dễ chúng thật dễ gây thêm tệ nạn: ăn chơi, bao gái, mua quan bán chức, mua bằng cấp… thậm chí là lôi kéo những người khác vào vòng xoáy như chúng, dính líu và bảo kê để chúng dễ dàng hơn trong vòng xoáy “quyền - tiền”. Có những tên đã phải trả giá bằng việc hư hỏng của con cái do những đồng tiền quá dễ kiếm, do sự mải mê bên ngoài mà quên mất con cái nên đã để chính những tệ nạn mà họ góp phần “nuôi lớn” nuốt chửng con cái của họ.

Đau đớn hơn là nuốt cả con cái của những người dân lao động chân chính hàng ngày phải bươn chải kiếm sống bởi tệ nạn vốn là con quỷ đói, bị mù và không có lương tâm. Nhưng sự trả giá đó không phải của riêng họ, bởi cuối cùng người phải tính sổ và trả giá là “bà mẹ tổ quốc”: Mất đi những người thanh niên kia là đất nước đã mất đi một phần sức mạnh.

Đi qua con đường hỏng mỗi ngày sẽ có bao người phải giảm ga, đạp phanh, đau lưng trên mỗi cái ổ gà. Mỗi lần như thế mỗi gia đình đã mất thêm một chút phí tổn tiền xăng, phí tổn cho sự hư hao của phương tiện. Cộng dồn lại sẽ rất lớn và ít nhiều sẽ làm giảm đi sức mạnh tổng hợp của dân tộc này nhưng chắc chắn mất mát đó sẽ không lớn bằng việc mỗi lần đi trên con đường hỏng đó, phải chịu những cái dằn mạnh khi gặp ổ gà thì liệu người dân còn đủ sức để giữ những phần niềm tin còn lại không bị rớt xuống mặt đường?

Tham nhũng đánh cắp niềm tin, tham nhũng làm cho nền kinh tế yếu kém đi, tham nhũng làm cho đời sống của người dân chân chính kém đi, làm nảy sinh và dung dưỡng tệ nạn, làm xói mòn sức mạnh dân tộc. Vậy xin hỏi, tham nhũng xứng đáng bị quy vào tội danh gì?

Có đại biểu Quốc hội đã yêu cầu: “Cần coi tham nhũng như tội phản quốc, buôn ma túy”. Đó là một ý kiến. Còn tôi muốn viết những dòng trên này để chúng ta có thêm một cái nhìn nữa, cùng chia sẻ nhận thức, cùng thống nhất hành động chống “giặc nội xâm” nhân sự kiện Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) được thông qua và trước những con số “biết nói” về tình trạng tham nhũng theo kết quả khảo sát vừa được Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới công bố sáng 20/11.

NGUYỄN HỮU KIÊN (NĂNG LƯỢNG MỚI) 

TT Nguyễn Tấn Dũng: "Không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng có hệ thống"


Trong cuộc trả lời phỏng vấn dành riêng cho Bloomberg hôm 28/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố lạm phát năm tới sẽ xuống 6%, dòng vốn nước ngoài tăng mạnh trở lại, hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp lành mạnh hơn sau tái cấu trúc.

Buổi phỏng vấn của hãng tin Bloomberg với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng diễn ra chỉ gần một tuần sau khi Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII bế mạc vào tuần trước. Trong kỳ họp này, Quốc hội đã quyết định tăng lương tối thiểu từ 1/7/2013, nâng mức khởi điểm chịu thuế TNCN lên 9 triệu đồng, đặt mục tiêu tăng GDP 5,5%, lạm phát 8% và tăng cường xử lý tiêu cực ngân hàng.

Trong buổi phỏng vấn này, Thủ tướng đã trao đổi với Bloomberg về rất nhiều vấn đề. Trong đó nổi bật là kiềm chế lạm phát năm tới, tăng thu hút đầu tư nước ngoài, cải tổ doanh nghiệp nhà nước, thanh lọc hệ thống ngân hàng với chi phí thấp nhất, tránh để xảy ra đổ vỡ có hệ thống.

Thủ tướng cho biết: “Lạm phát 2012 sẽ vào khoảng 7% và năm tới, chúng tôi sẽ kiểm soát tốt hơn để đưa con số này về 6%”. Giá tiêu dùng tăng chậm lại cũng sẽ giảm nguy cơ lao động Việt Nam đình công.

Theo Thủ tướng, đầu tư nước ngoài hai năm tới sẽ tăng mạnh khi Việt Nam cải tổ doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu ngân hàng. Những lo ngại tăng trưởng đã chạm trần sau một phần tư thế kỷ mở cửa nền kinh tế và các nhà hoạch định chính sách đang vật lộn với nợ xấu đã khiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm 21% trong năm nay.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Kinh tế Thế giới

Peter Ryder, Giám đốc quỹ đầu tư Indochina Capital tại Hà Nội cho biết việc kiềm chế lạm phát sẽ “giúp cải thiện đáng kể hình ảnh của Việt Nam”. Ông nhận định: “Rõ ràng là việc lạm phát gần 20% tại hai trong số bốn năm qua đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về trình độ quản lý kinh tế của chính phủ”.

Việt Nam có lạm phát cao nhất châu Á với 18% tháng 12/2011 so với cùng kỳ. Tuy nhiên, CPI tháng 11/2012 chỉ tăng 7,1%. Lần cuối cùng mức tăng này dưới 6% là vào năm 2003, theo dữ liệu của Bloomberg.

Thủ tướng cho biết Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5% năm tới, cao hơn mục tiêu 5,2% năm 2012, mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua.

Việc Việt Nam thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát và nợ xấu tăng cao dã khiến tăng trưởng chậm lại từ mức trung bình 7% sau công cuộc “Đổi mới” năm 1986. Theo một báo cáo hồi tháng 1 của Trường Harvard Kennedy, các ngân hàng quốc doanh Việt Nam thường xuyên chịu áp lực cho vay các công ty nhà nước.

Thủ tướng cam kết đưa lạm phát năm tới về 6%.
Thủ tướng cam kết đưa lạm phát năm tới về 6%.

Ngày 13/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình thông báo trước Quốc hội tỷ lệ nợ xấu tính đến 30/9 là 8,82%. Thống đốc dự định giảm tỷ lệ này xuống dưới 3% năm 2015 và bày tỏ quyết tâm chống lại lợi ích nhóm ngân hàng.

Jonathan Pincus – nhà kinh tế của Trường Harvard Kennedy tại TP HCM cho biết: “Nếu chính phủ thanh lọc hệ thống ngân hàng đúng cách và kiềm chế các doanh nghiệp nhà nước, chúng tôi cho rằng kiểm soát lạm phát là điều trong tầm tay, dù tăng trưởng có thể vẫn còn chậm”.

Chứng khoán Việt Nam cũng ảm đạm trong năm vừa qua khi khủng hoảng ngân hàng ngày càng sâu rộng. VN-Index giảm 0,6% trong giai đoạn này, trong khi chỉ số MSCI Châu Á – Thái Bình Dương lại tăng 9,8%.

Chính phủ phải đối mặt với rất nhiều chỉ trích trong nước về việc quản lý kinh tế. Thậm chí, một đại biểu Quốc hội còn cho rằng nên hướng tới “văn hóa từ chức”.

Trong một văn bản trả lời cho Bloomberg sau buổi phỏng vấn, Thủ tướng cho biết: “Việt Nam kiên quyết tái cấu trúc ngân hàng với chi phí thấp nhất có thể, và sẽ không để xảy ra sụp đổ mang tính hệ thống”.

Trên thực tế, kể cả khi tình hình tài chính gặp khó khăn, các ngân hàng nước ngoài vẫn tăng cường hiện diện tại đây. HSBC, Standard Chartered, Mizuho Financial và ANZ đều đã mua cổ phần tại các nhà băng Việt Nam hoặc mở chi nhánh tại nhiều quốc gia Đông Nam Á khác.

Việt Nam coi tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước là một trong những trọng tâm từ nay cho đến năm 2015. Chính phủ cũng cam kết đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các công ty nhà nước như Công ty Thông tin Di động Việt Nam (thương hiệu MobiFone) và Vietnam Airlines.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: “Chúng tôi khuyến khích các công ty nhà nước cổ phần hóa và niêm yết cả trong nước lẫn quốc tế”. Theo ông, ổn định nền kinh tế sẽ làm tăng đầu tư nước ngoài trong hai năm tới. Thủ tướng cũng tuyên bố: “Chúng tôi nhiệt liệt chào đón các công ty nước ngoài đầu tư và tham gia vào quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, kể cả ngân hàng”.

Các nhà hoạch định chính sách đang cải cách hệ thống thuế và quy định mới về đất đai nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Trọng tâm là tìm ra những công ty có “các dự án giá trị gia tăng lớn và sử dụng công nghệ cao”.

Intel, Samsung Electronics và Jabil Circuit là những công ty đã đặt nhà máy và đang mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Xuất khẩu điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác đã tăng 91% trong 10 tháng đầu năm lên 16 tỷ USD. Đây cũng là nguồn doanh thu xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Việc này cũng làm tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Theo Thủ tướng, số ngoại tệ này sẽ tương đương 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm nay, cao hơn mức dự báo 11 tuần hồi tháng 10 trước Quốc hội.

Thủ tướng cho biết: “Các công ty nước ngoài đang kinh doanh rất tốt tại Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của họ đã tăng 30% trong 11 tháng đầu năm, chiếm khoảng hai phần ba tổng kim ngạch”.

Theo các nhà phân tích tại Daiwa Capital Markets Hong Kong, Việt Nam là sự lựa chọn chính đối với các công ty muốn chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á. Sun Mingchun, nhà kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại Daiwa cho biết cùng với Campuchia, Việt Nam là “một trong những ứng cử viên hàng đầu thay thế Trung Quốc làm công xưởng cho các hãng dệt may và thời trang giá rẻ, do chi phí nhân công thấp”.

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

NÓNG: TÀU BÌNH MINH 02 tiếp tục bị quấy nhiễu



Theo một số nguồn tin không chính thức, hôm nay Tàu Bình Minh 02 lại bị các tàu công vụ Trung Quốc quấy rối ngoài khơi vùng biển miền Trung. Đơn vị xin phân tích một số yếu tố giúp các đ/c hiểu rõ thêm, và góp phần giải thích cho bạn bè hiểu tại sao ta lại ứng xử với chúng "mềm dẻo" như vậy.
tau-binh-minh-02
Thứ nhất, Trung Quốc đã bầu bán xong Bộ Chính Trị và BCH TW khóa mới, nội bộ đã yên, chúng lại tiếp tục thò lưỡi bò bẩn thỉu ra ngoài. Theo truyền thống "tốt đẹp" của lũ "Đại Háng".
Thứ hai, do hoạt động của ta trên các vùng biển Đông vẫn hoạt động bình thường, tích cực làm kinh tế, thăm dò khai thác khoáng sản, dầu khí nên bọn TQ GATO :v, lại cho thái giám đi cắn càn.

Phản ứng của Cộng đồng mạng trước hành động "im lặng" của Việt Nam

Nhiều bạn phát ngôn tại sao Việt Nam "vẫn như mọi khi" lại im lặng, rằng Việt Nam hèn nhát, rằng Việt Nam thế này thế nọ, blah blah...
Xin thưa, chiến tranh chúng ta không sợ, với lực lượng và sức mạnh trên biển hiện nay của ta và Trung Quốc, có chiến tranh chúng ta cũng tự tin về phần thắng hơn Trung Quốc. Nhưng, dư luận thế giới mới là cái cần quan tâm. Bất cứ bên nào nổ súng trước, cũng sẽ bị quy chụp, là hiếu chiến, là diều hâu.
Hơn nữa, Hải giám Trung Quốc trên danh nghĩa nó là Tàu dân sự mặc dù vũ trang của nó chẳng kém gì tàu quân sự. Ta không thể dùng tàu Quân sự để "phang" tàu Dân sự được. Đụng đến quân đội là ngang với tuyên chiến nên chỉ có thể mang tàu Cảnh sát biển ra để đuổi.
Vì thế, ta là nước nhỏ hơn, nên nhẫn nhịn. Nhịn không phải là hèn, nhịn không phải là nhục, mà là nhịn để chờ thời cơ, giành công lý về ta! Trong cuộc tranh chấp "hòa bình" này, bên nào giành được công lý, sẽ là kẻ chiến thắng. Các biện pháp mềm dẻo của ta, không bao giờ thiếu, như vụ hộ chiếu lưỡi bò vừa rồi.
Quan trọng là ta không chơi to mồm, thích thì nhào vô kiếm ăn!

Câu chuyện chim Cú và “đường lưỡi bò”


(Website Nguyen Tan Dung) - Ban biên tập xin chia sẻ với mọi người bài viết của bạn đọc Thanh Thủy về “Câu chuyện chim Cú và “đường lưỡi bò” Trung Quốc” đáng để cho chúng ta suy ngẫm.
Có một câu chuyện cổ tích về loài Cú được lưu truyền trong nhân gian như thế này: Muôn loài, ai cũng ghét loài Cú. Sở dĩ Cú bị nhiều người ghét và từ chối “đón tiếp” là bởi tiếng kêu của loài này chẳng có lời nào là hay ho; khiếm nhã; luôn đem đến sự xui xẻo nên ai cũng ghét Cú. Ngày mà Cú đến từ giã chim Gáy để dọn đi nơi khác sống, chim Gáy khuyên Cú thay đổi tiếng nói nhưng chim Cú không nghe lời khuyên hữu ích. Cuối cùng, chim Cú sẽ ra sao? Chúng ta cùng nghe tiếp…
Từ hành động của chim Cú, chúng ta liên tưởng đến hành động ngang ngược của Trung Quốc trong thời gian vừa qua, chim Cú chỉ có chim Gáy khuyên “đổi giọng hót”; còn Trung Quốc thì cả cộng đồng quốc tế khuyên nhưng vẫn “bịt kín lỗ tai”, không lắng nghe và còn ngoan cố, dùng “đường lưỡi bò” liếm hết biển Đông.
"Câu chuyện chim Cú và “đường lưỡi bò” Trung Quốc".
Trước sự việc hộ chiếu in “đường lưỡi bò” bị từ chối khắp nơi, khiến cho người dân Trung Quốc điêu đứng vì không thể nhập cư hay đến lãnh thổ nước khác du lịch, làm ăn, kinh doanh, học tập thì lãnh đạo Trung Quốc vội “cất lên tiếng kêu” nhỏ nhẹ giải thích với “muôn loài” rằng: “Mục đích của hộ chiếu điện tử mới chỉ là tăng cường về tiện ích về công nghệ và giúp các công dân Trung Quốc thuận tiện hơn khi xuất nhập cảnh một quốc gia”? Trung Quốc nghĩ mọi người là ai mà lại dễ dàng tin vào lời “xảo biện” này?
Trên thực tế thì ai cũng biết, việc Trung Quốc in hình “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu không khác nào muốn mọi người biết rằng cái lãnh thổ trong vùng “lưỡi bò” đó là của Trung Quốc. Nếu chấp nhận cho người dân Trung Quốc sử dụng hộ chiếu ấy nhập cảnh mọi nơi thì khác nào thế giới đã thừa nhận cái lãnh thổ phi lý mà Trung Quốc đòi hỏi! Theo nhiều chuyên gia trên thế giới thì việc Trung Quốc phân phát cái “đường lưỡi bò” trong hộ chiếu là hành động rất thâm và tham. Nếu như không lật tẩy cái trò “dơ bẩn” này, vô tình chấp nhận cho người Trung Quốc nhập cảnh, đến lúc đó Trung Quốc sẽ vênh mặt, “hót” cho cả thế giới rằng: mọi người đã chấp nhận “đường lưỡi bò”!
Hộ chiếu là một vật trung lập, dùng để quản lý con người và khích lệ các mối quan hệ kinh tế, song Trung Quốc lại dùng nó để đưa ra một tuyên bố chính trị. Hành động trơ trẽn của Trung Quốc lộ rõ rành rành thế kia mà Trung Quốc vẫn một mực nói thế giới đang “ép” mình? Xem ra Trung Quốc vẫn thích sử dụng lại chiêu trò “biến thủ phạm thành nạn nhân” hòng qua mặt cộng đồng! Âm mưu trắng trợn, vậy mà Trung Quốc còn “xảo biện” khẳng định rằng: “Trung Quốc sẵn sàng duy trì liên lạc với các nước liên quan và thúc đẩy trao đổi hòa bình giữa nhân dân Trung Quốc và thế giới”.
Lời nói của Trung Quốc liệu đến thời điểm này, ai sẽ nhẹ dạ mà tin nữa? Người ta sẽ tin tưởng vào Trung Quốc điều gì khi mà mọi lời hứa của Trung Quốc đều “có cánh”! Vì bao giờ cũng vậy, Trung Quốc luôn đưa quan điểm lãnh thổ tham lam, sai trái, dựa trên việc bảo vệ “chủ quyền của Trung Quốc” để gây hấn các nước khác ! Việc Trung Quốc làm giống như việc: “Tôi luôn tôn trọng tình hàng xóm, nhưng tôi “coi” rằng đất đai của tôi bao gồm toàn bộ mảnh sân trước cửa nhà ông, vì vậy tôi phải lấy cả mảnh sân đó, tha hồ cho ông có la làng thì kệ ông”
Còn nhớ Trung Quốc luôn bảo: “Sẽ tôn trọng và thực hiện đúng cam kết về DOC”. Thế nhưng, tại hội nghị ASEAN, khi mà các quốc gia thảo luận để đưa ra hướng giải quyết để biển Đông lặn sóng thì Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo kịch liệt đưa ra lời phản bác, chỉ trích: “Chúng tôi không muốn đưa tranh chấp ra bàn bạc trong một dịp như thế này”. Thử hỏi, hội nghị ASEAN là nơi giải quyết những mâu thuẩn nổi cộm của khu vực, trong khi tình hình biển Đông đang hết sức “nóng”, không bàn vấn đề này thì bàn vấn đề gì? Qua đó, bộ mặt bất hợp tác của Trung Quốc lộ rõ “mồn một”! Điều đó chứng tỏ, những cam kết, những cuộc đàm phán trước đây mà Trung Quốc thực hiện với những quốc gia đang tranh chấp lãnh thổ chỉ là để giả vờ “xoa dịu” mà thôi!
Cho tới thời điểm hiện nay, mặc dù đuối lý, đang đứng trước nguy cơ bị cô lập nhưng Trung Quốc vẫn không từ bỏ ý đồ tham lam, đen tối của mình là muốn “ôm” trọn biển Đông. Mà ngược lại, cái tham vọng đó còn được nâng cấp và trơ trẽn hơn bao giờ hết!
Câu chuyện chim Cú và “lười bò” Trung Quốc.
Nếu như loài Cú cất tiếng hót “khó nghe” thì hành động Trung Quốc thực hiện cũng vậy. Muôn loài sợ loài Cú đến nỗi không “dám” nghe Cú “nói chuyện” vì sợ mang xui xẻo, tai họa. Người dân Trung Quốc thì chống lại lãnh đạo nước mình vì 6000 cái hộ chiếu in “lưỡi bò” không có giá trị đem lại cho họ bao rắc rối. Có nhiều người còn đòi từ bỏ quốc tịch Trung Quốc và phản đối lãnh đạo chỉ vì “kêu lên” quá nhiều lời phản cảm, phi lý, đem lại tai tiếng – ảnh hưởng đến lợi ích, công ăn việc làm của người dân! Rồi đến khi bị người dân quay lưng thì Trung Quốc lại “hùng hổ, huyên thuyên”, “hót” mọi ca khúc để xoa dịu…!
Có mâu thuẫn không khi Trung Quốc bảo mọi người đang “diễn giải quá lên”. Nếu như hộ chiếu in “đường lưỡi bò” không nhằm mục đích phục vụ cho tham vọng bành trướng biển Đông thì tại sao Trung Quốc lại trình làng hộ chiếu “lưỡi bò” và “rêu rao” khoe khả năng sản xuất máy bay không người lái cùng một lúc để làm gì?
Ai sẽ tin rằng hộ chiếu in “đường lưỡi bò” chỉ là “giới thiệu công nghệ mới” và máy bay không người lái chỉ là để chứng tỏ Trung Quốc có năng lực? Quốc tế đang “diễn giải quá lên” hay Trung Quốc đang cố tình “hát tiếp bài ca” tham lam của mình để từng bước “nuốt” trọn biển Đông? Thiết nghĩ, với chiêu trò “trẻ con, láu cá” như thế này, Trung Quốc không thể nào đánh lừa bạn bè quốc tế được! Trung Quốc sẽ phải trả cái giá đắt cho sự “tham lam, tiểu xảo” của mình! Giống như lời giáo sư Carl Thayer (chuyên gia Đông Nam Á, ĐH New South Wales – Australia) nhận định: “Hành động phát hành hộ chiếu có in “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đã tạo nên rạn nứt trong một vấn đề vốn đã có từ lâu với nhiều nước châu Á. Công dân Trung Quốc chắc chắn gặp rắc rối khi tới các nước có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ mâu thuẫn với bản đồ trong mẫu hộ chiếu mới”.
Bạn có biết rằng kết cục của chim Cú ra sao không? đó là bị muôn loài cô lập, xa lánh, phải lang thang đi ăn đêm một mình. Liệu cái “đường lười bò” của Trung Quốc có liếm được Biển Đông thành “ao nhà” không hay là lại trả giá đắt như loài Cú?
Bạn đọc Thanh Thủy
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)