Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Lê Thanh Hải và câu chuyện giải quyết khiếu nại

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp và giải quyết khiếu nại
 Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp và giải quyết khiếu nại

Có một công dân ở thành phố Hồ Chí Minh sau khi được Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp và giải quyết công việc trong 20 phút đã rút lại đơn kiện, một việc mà ông đã phải tốn bao công sức gõ cửa nhiều cơ quan công quyền trong suốt 20 năm qua.

Giữa bao nhiêu thông tin sôi động của đời sống chính trị đất nước, câu chuyện được một vị đại biểu Quốc hội dẫn trong lời phát biểu của mình đã nhanh chóng gây được chú ý của dư luận. Không hẳn vì nội dung hay tính ly kỳ của vụ kiện, mà là ở chỗ tính hiệu quả của việc thực thi công vụ nhờ tinh thần lắng nghe tiếng nói của dân.

Báo cáo giám sát của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho thấy, trong số hơn 1,22 triệu đơn thư khiếu nại tố cáo mà cơ quan hành chính Nhà nước các cấp tiếp nhận và xử lý trong vòng 7 năm (từ 2003 - 2010), đã có 70% liên quan đến đất đai.


Thực tế các vụ việc khiếu nại, có cái đúng, cái sai, hoặc chỉ đúng một phần; nhưng rõ ràng, tình hình khiếu nại tố cáo của dân liên quan đến đất đai là rất nghiêm trọng. Nhưng nghiêm trọng hơn là có gần một nửa số quyết định hành chính của các cơ quan nhà nước liên quan đến đất đai bị sai, dẫn đến nhiều vụ tranh chấp đất đai kéo dài.

Điều đó chứng tỏ phải xem lại chính sách pháp luật và việc thi hành pháp luật về đất đai. Đáng ngại hơn là tinh thần trách nhiệm, thái độ của cán bộ xử lý các vụ liệc liên quan đến đất đai chưa tốt, thậm chí là vô cảm, nhũng nhiễu, tiêu cực đối với công dân.

Vì vậy, chuyện Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải dành thời gian trao đổi và trực tiếp giải quyết dứt điểm 2 vụ khiếu nại lâu năm, được coi là một cách tiếp cận và giải quyết hiệu quả tình trạng khiếu nại tố cáo của công dân. Thắc mắc, thậm chí là uất ức, người dân phải đeo đuổi suốt 20 năm, gõ cửa nhiều cơ quan, gặp không biết bao cán bộ tiếp dân, vẫn không có kết quả. Thế mà chỉ 20 phút gặp lãnh đạo thành phố, vụ kiện ấy đã giải quyết xong.

Câu chuyện ấy thật đáng để những cán bộ công chức ở các cơ quan công quyền phải suy nghĩ. Điều đó cho thấy, tinh thần và trách nhiệm của cán bộ công chức trong việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân là rất quan trọng.

Những năm gần đây, người ta thường xem thành phố Đà Nẵng như một điển hình trong việc giải tỏa đền bù, chỉnh trang đô thị và cho rằng, Đà Nẵng có được cơ sở hạ tầng đồng bộ, đô thị khang trang như bây giờ, một phần rất lớn nhờ ở tinh thần gần dân, sát dân, biết lắng nghe dân của lãnh đạo thành phố.

Còn nhớ, khi có cán bộ Trung ương hỏi về bí quyết của Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh- khi ấy là Chủ tịch thành phố đã không giấu giếm mà nói rằng: “Bí quyết gì đâu, làm lãnh đạo thì phải dám đối diện với những rắc rối hằng ngày. Càng lẩn tránh thì việc càng phức tạp. Dân đã thắc mắc, khiếu kiện, mà Chủ tịch thành phố lại đùn đẩy, đưa cấp phó ra giải quyết thì họ lại càng không nghe. Vì họ biết thừa là ông phó chủ tịch không quyết được vấn đề”.

Rồi thấy như chưa đủ, ông nói tiếp: “Làm việc công mà lồng việc tư vào thì hỏng. Cán bộ làm công tác giải tỏa đền bù, chỉnh trang đô thị mà lại chăm chăm kiếm lợi cho bản thân và bà con mình thì làm sao dân họ nghe cho được. Dân bây giờ tinh lắm, đừng tưởng họ không biết”.

Nói thế để thấy rằng một khi lãnh đạo sát dân, sát việc, dám thẳng thắn đối thoại với dân thì việc khó đến mấy, cũng có cách giải quyết. Thái độ công tâm, tinh thần phục vụ dân theo phương châm “cái gì có lợi cho dân thì hết sức làm, cái gì có hại cho dân thì hết sức tránh” chính là chìa khóa để giải quyết có hiệu quả tình trạng khiếu nại tố cáo của công dân, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai.

Cần cương quyết loại bỏ ra khỏi bộ máy những cán bộ yếu kém, cố ý làm sai pháp luật, vô cảm trước bức xúc, bất công và khó khăn của dân; nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức công bộc của đội ngũ cán bộ công chức, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực thi công vụ để ngày càng ít đi những vụ khiếu nại, tố cáo của nhân dân./.

Theo VOV

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

TT Nguyễn Tấn Dũng dự Lễ kỷ niệm 67 năm CM Tháng 8 và Quốc khánh 2-9



Sáng 2-9, Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ TP Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 67 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tới dự Lễ kỷ niệm có đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Phan Văn Khải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, cùng nhiều lãnh đạo ban ngành, các đồng chí lão thành cách mạng và đông đảo nhân dân Thành phố.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước cho các cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc tại Lễ kỷ niệm.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước cho các cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc tại Lễ kỷ niệm.

Thay mặt lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Hoàng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND Thành phố đã đọc diễn văn ôn lại những ngày tháng lịch sử hào hùng của dân tộc và nhân dân TP Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám.
Diễn văn có đoạn: Dưới sự lãnh đạo sáng tạo và tài tình của Đảng và đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu, đồng bào ta triệu người như một, khí phách ngất trời, từ Bắc chí Nam đồng lòng, hợp sức vùng lên tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân trên phạm vi cả nước, làm nên thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Với sự chuẩn bị chu đáo, kịp thời và quyết đoán, Xứ ủy Nam Kỳ, Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn và tỉnh Gia Định đã trực tiếp lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Sài Gòn và các tỉnh xung quanh. Sáng sớm ngày 25-8-1945, hàng triệu người dân Sài Gòn – Chợ Lớn và các tỉnh lân cận đã tiến hành mít-tinh, diễu hành, hô vang khẩu hiệu, cờ đỏ sao vàng tràn ngập đường phố…cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng thành công trọn vẹn.
Trong bài diễn văn, đồng chí Lê Hoàng Quân khẳng định: Đảng bộ và nhân dân TP Hồ Chí Minh mãi mãi biết ơn và tự hào về những đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cách mạng đã cống hiến, hy sinh anh dũng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám trên mảnh đất Nam Bộ thành đồng Tổ quốc, tô thắm những trang sử hào hùng của dân tộc.
Diễn văn cũng nêu bật những thành tựu đạt được của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới. Kinh tế Thành phố liên tục tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các ngành có giá trị gia tăng… xứng đáng là Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước. Năm 2012, kinh tế Thành phố vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng phù hợp, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững…
Kết thúc bài diễn văn, đồng chí Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh khẳng định: Mỗi cán bộ, Đảng viên và công dân TP Hồ Chí Minh nguyện ra sức tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng kiên cường, chủ động sáng tạo vượt qua khó khăn, giành nhiều thắng lợi hơn nữa trên các lĩnh vực hoạt động để xây dựng, phát triển Thành phố, xứng đáng với vinh dự là Thành phố mang tên Bác.
Tại Lễ kỷ niệm, Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Trung, Phó Giám đốc Khu Công nghệ phần mềm – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, đại diện giới trí thức Thành phố cũng phát biểu thể hiện quyết tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần xây dựng Thành phố ngày càng văn minh và hiện đại.
Nhân dịp này, UBND TP Hồ Chí Minh đã công bố các quyết định và trao tặng danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước cho một số tập thể và cá nhân có những thành tích xuất sắc trong thời gian vừa qua.

Nguồn: http://taisannguyentandung.blogspot.com/2012/09/nguyen-tan-dung-quoc-khanh-2-9.html

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách


Hôm qua 7-3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung Ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác Phòng chống Tham nhũng, lãng phí; Tổng kết 5 năm thực hiện Luật Phòng chống Tham nhũng và sơ kết giai đoạn thứ nhất Chiến lược quốc gia Phòng chống Tham nhũng đến năm 2020.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị Phòng chống Tham nhũng
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Tham nhũng; Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Tham nhũng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; Trần Ðại Quang, Bộ trưởng Công an; các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Tham nhũng; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung Ương; bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị, sau khi nhắc lại nhận định trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung Ương trình Ðại hội lần thứ XI của Ðảng về công tác Phòng chống Tham nhũng và Nghị quyết Trung Ương 4 (khóa XI). Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhấn mạnh: Công tác Phòng chống Tham nhũng là một nhiệm vụ cấp bách trong công tác xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống nhà nước trong sạch, vững mạnh hiện nay. Thủ tướng cho biết, sắp tới Hội nghị Trung Ương 5 xem xét, thảo luận Báo cáo Sơ kết năm năm thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác Phòng chống Tham nhũng, lãng phí, trên cơ sở đó, Hội nghị Trung Ương 5 sẽ có những chủ trương, giải pháp thiết thực để tăng cường hơn nữa, hiệu quả hơn nữa công tác Phòng chống Tham nhũng trong thời gian tới. Ðể chuẩn bị cho Hội nghị Trung Ương 5 nói trên, Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Tham nhũng tổ chức hội nghị này nhằm thảo luận, đánh giá kết quả công tác Phòng chống Tham nhũng thời gian qua, hoàn thiện báo cáo trước khi trình Hội nghị Trung Ương lần thứ 5 của Ðảng.

Dự thảo Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3 (khóa X) do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày và báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện Luật Phòng chống Tham nhũng và sơ kết giai đoạn thứ nhất Chiến lược quốc gia Phòng chống Tham nhũng đến năm 2020 do đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung Ương Ðảng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Tham nhũng trình bày đã đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3, Luật Phòng chống Tham nhũng và những văn bản khác của Ðảng và Nhà nước về Phòng chống Tham nhũng. Các báo cáo nhận định, với việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung Ương, các Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng cấp tỉnh và các đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự cố gắng của các cơ quan chức năng, công tác Phòng chống Tham nhũng trong 5 năm qua đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động, đã đạt được những kết quả quan trọng. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế. Cụ thể là, năm năm qua, công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với các hành vi tham nhũng có tiến bộ. Các vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý với số lượng lớn. Ðã khởi tố 1.458 vụ án tham nhũng với 3.151 bị can; truy tố 1.603 vụ, 3.889 bị can; xét xử 1.455 vụ, 3.387 bị cáo. Ðối với tám vụ án tham nhũng trọng điểm xảy ra từ 2006 trở về trước mà Ban Chỉ đạo Trung Ương lựa chọn để chỉ đạo ngay sau khi thành lập đều đã được đưa ra xét xử dứt điểm. Ðối với 21 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp khác mà Ban Chỉ đạo Trung Ương lựa chọn để chỉ đạo đã xét xử năm vụ, Tòa án đang thụ lý hai vụ, Viện Kiểm sát thụ lý ba vụ, đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra bốn vụ, đang điều tra bảy vụ. Ðối với 20 vụ án mà Ban Chỉ đạo Trung Ương giao Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung Ương theo dõi, đôn đốc đã xét xử 12 vụ, Tòa án đang thụ lý hai vụ, Viện Kiểm sát đang thụ lý hai vụ, đình chỉ điều tra hai vụ, đang điều tra hai vụ.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với các tội phạm tham nhũng trong năm năm qua có tiến bộ so với trước. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh. Một số vụ việc, vụ án tham nhũng xảy ra từ nhiều năm trước đây đã được khởi tố, điều tra, xử lý dứt điểm, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, đã góp phần răn đe, ngăn chặn các hành vi tham nhũng.

Hiện nay, công tác Phòng chống Tham nhũng được quan tâm hơn và có những bước tiến quan trọng so với thời kỳ trước khi có Nghị quyết Trung Ương 3 và Luật Phòng chống Tham nhũng. Những kết quả của công tác Phòng chống Tham nhũng đã góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước, góp phần ổn định chính trị, xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân đối với Ðảng, Nhà nước. Kết quả đó cũng khẳng định những chủ trương, giải pháp của Ðảng và Nhà nước được quy định trong Nghị quyết Trung Ương 3 và Luật Phòng chống Tham nhũng là cơ bản đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

Tuy nhiên, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, có thể khẳng định rằng, công tác Phòng chống Tham nhũng nói chung và việc thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3 nói riêng trong nhiệm kỳ vừa qua chưa đạt yêu cầu và chưa đạt được mục tiêu "Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng..." như Nghị quyết đề ra. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong xã hội. Một số lĩnh vực có nguy cơ xảy ra tham nhũng vẫn cao và diễn biến phức tạp: quản lý, sử dụng đất đai; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý tài nguyên khoáng sản; quản lý vốn, tài sản Nhà nước, tín dụng, ngân hàng... Công tác phát hiện và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng tuy có tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Ðáng chú ý là số vụ án tham nhũng được điều tra, truy tố, xét xử trong năm năm có xu hướng giảm trong khi thực trạng tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp. Số vụ việc tham nhũng được phát hiện và xử lý qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán còn ít. Trong năm năm qua, nhiều địa phương không phát hiện được vụ án tham nhũng nào qua công tác kiểm tra, thanh tra. Các vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý chủ yếu ở cấp cơ sở và chủ yếu là đối tượng trực tiếp thực hiện; số vụ việc, vụ án có quy mô lớn được phát hiện, xử lý còn ít. Hồ sơ vụ án phải trả lại để điều tra bổ sung nhiều lần; một số vụ cho hoãn xét xử; đình chỉ vụ án, bị can; cho bị can, bị cáo tại ngoại thiếu căn cứ thuyết phục, gây khó khăn cho việc xử lý. Việc xử lý các vụ án tham nhũng thiếu kiên quyết, nhiều vụ kéo dài thời hạn điều tra, xử lý; nhiều vụ có xu hướng giảm dần về tội danh, tính nghiêm trọng của tội phạm, giảm dần số bị can, bị cáo; nhiều vụ được đình chỉ, miễn xử lý hình sự; việc áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo chiếm tỷ lệ cao.

Sau khi nghe 13 ý kiến thảo luận của các đại biểu, đồng chí Lê Hồng Anh phát biểu ý kiến, khẳng định công tác Phòng chống Tham nhũng đã đạt kết quả quan trọng, tuy nhiên, cũng chưa đáp ứng yêu cầu, mong muốn của Ðảng, Nhà nước và nhân dân. Ðồng chí cho rằng, đây là một trong những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện tốt trong giai đoạn tới. Ðồng chí nhấn mạnh, để thực hiện tốt Nghị quyết Trung Ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về công tác xây dựng Ðảng hiện nay thì không thể không đẩy mạnh cuộc đấu tranh Phòng chống Tham nhũng. Ðồng chí đề nghị các đại biểu, cần nhận thức đầy đủ ý nghĩa, mục đích của công tác Phòng chống Tham nhũng trong giai đoạn hiện nay; cần quán triệt đầy đủ chủ trương, giải pháp Phòng chống Tham nhũng trong Nghị quyết Trung Ương 3 (khóa X) và Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng cũng như Nghị quyết Trung Ương 4 (khóa XI) nói trên. Sớm hoàn thiện tổ chức các cơ quan Phòng chống Tham nhũng, trước hết là kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung Ương, Ban Chỉ đạo các địa phương về Phòng chống Tham nhũng. Tăng cường công tác kiểm tra về Phòng chống Tham nhũng, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy đảng. Ðồng chí nêu rõ, trong những năm tới, công tác Phòng chống Tham nhũng vẫn là nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

Phát biểu ý kiến kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, nhìn chung các ý kiến phát biểu cơ bản đồng tình nhiều nội dung trong dự thảo báo cáo sơ kết năm năm thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3 nói trên.

Về đánh giá kết quả đạt được sau năm năm thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3 (khóa X) và Luật Phòng chống Tham nhũng, Thủ tướng nêu rõ, các cấp, các ngành đều đã quán triệt thực hiện Nghị quyết Trung Ương 3 một cách nghiêm túc; công tác Phòng chống Tham nhũng, lãng phí đã đạt được những chuyển biến tích cực, có ý nghĩa quan trọng để chúng ta tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác này. Công tác Phòng chống Tham nhũng năm năm qua đã góp phần vào thành tựu chung phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, tham nhũng đang là thách thức lớn vai trò lãnh đạo của Ðảng, Nhà nước. Vì vậy, Phòng chống Tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhất trong công tác xây dựng Ðảng và trong việc xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước. Công tác Phòng chống Tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ của toàn Ðảng và cả hệ thống chính trị.

Về những nhiệm vụ, giải pháp Phòng chống Tham nhũng, lãng phí trong thời gian tới, Thủ tướng khẳng định phải quyết tâm, kiên trì, đồng bộ, quyết liệt trong công tác Phòng chống Tham nhũng để xây dựng Ðảng ta, Nhà nước ta trong sạch, vững mạnh. Những nhiệm vụ, giải pháp phải thực hiện đồng bộ, trong đó đặc biệt quan tâm giải pháp phòng ngừa. Phải nâng cao hơn nữa quyết tâm, trách nhiệm cao của các cấp, nhất là của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền. Phải nâng cao hơn nữa vai trò của tổ chức đảng, đặc biệt là cơ sở đảng. Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Ðồng thời, phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách trong quản lý kinh tế - xã hội ở các cấp, nhất là việc hoàn thiện thể chế, cơ chế trong đầu tư công, trong việc quản lý doanh nghiệp nhà nước. Cùng với đó là, phải hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý cán bộ, nhất là về tuyển dụng cán bộ, phải dân chủ, công khai, minh bạch. Ðồng thời, cũng phải công khai, dân chủ trong đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ. Phải hoàn thiện chính sách về tiền lương, đất ở, nhà ở cho cán bộ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, phải xây dựng các cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để đấu tranh kịp thời với các hành vi tham nhũng. Phải tăng cường công tác giám sát của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ Quốc các cấp và nhân dân đối với bộ máy nhà nước và các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực. Và cuối cùng là phải kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Tham nhũng và Ban Chỉ đạo Phòng chống Tham nhũng ở địa phương.