Toàn bộ các khu vực Zabaikal, Viễn Đông và Primore trong 24 giờ đầu tiên sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Các trận đánh ở Trung và Tây Sibir sẽ diễn ra trong thời gian dài hơn. Đến trung tuần tháng 4, quân Nga sẽ bị đẩy lui và lính Trung Quốc sẽ tiếp cận dãy núi Ural, “biên giới tự nhiên” với Nga…
“Hãy trả lại Sibir và Viễn Đông cho Trung Quốc”
Vào tháng 3/2012, trên diễn đàn trang điện tử quân sự của Trung Quốc Club.mil.news.sina.com.cn đã đăng một bài viết có tiêu đề: "Nga cần trả lại Sibir và vùng Viễn Đông cho Trung Quốc để tạo điều kiện phát triển tình hữu nghị và hòa bình trên toàn thế giới!". Những bài viết kiểu này đã trở nên đặc trưng đối với mạng internet Trung Quốc thời gian gần đây.
Trong bài viết, tác giả dẫn lại một câu nói được cho là của ông Putin: "Bất kỳ tổng thống Nga nào cũng cần làm tất cả để trả lại cho Trung Quốc những vùng lãnh thổ Viễn Đông của họ".
Tác giả khẳng định những vùng lãnh thổ Sibir và Viễn Đông từ phía Đông dải Ural từ xa xưa thuộc đã về Trung Quốc. Tại đây, các dân tộc thiểu số du mục phía Bắc Trung Quốc thời xa xưa đã từng sinh sống. Trong thời gian chuyến đi thăm của mình đến Liên Xô, Mao Trạch Đông đã từ chối xuống ga nằm tại khu vực biển Bắc (hồ Baikal). Một người tháp tùng hỏi Mao vì sao không rời con tàu. Mao mắng người này vì thiếu kiến thức lịch sử và "bằng giọng cáu giận nặng nề" nói rằng: "Ở đây mục phu Trung Quốc Xinchen Xu U đã chăn đàn gia súc của mình". Mao ngầm ý rằng vùng đất này là tổ quốc cổ xưa của nhân dân Trung Quốc, nay bị Liên Xô chiếm đóng bất hợp pháp.
Tác giả bài viết cũng khẳng định rằng nhiều triều đại Trung Quốc đã đặt các cơ quan quản lý hành chính ở "Sibir lạnh lẽo". Nhưng sau đó người Nga vượt qua dãy núi Ural, bắt đầu thẩm lậu sang phía Đông vào Sibir và tiếp tục tiến đến bờ biển Thái Bình Dương. Tác giả tỏ ra căm phẫn khi cho rằng địa danh Heiluntszyan của Trung Quốc đã bị đổi thành Nicolaievsk, một điều tương tự như việc Nga chiếm của Nhật Bản đảo Osima giàu có về gỗ và khí đốt thiên nhiên và đổi tên thành Sakhalin.
Cuộc xâm lấn của Nga đã gây ra "nỗi căm thù lịch sử", và nhiều người Trung Quốc sẽ không quên mối nhục này, tác giả viết. Và sự trỗi dậy của Trung Quốc đòi hỏi những vùng lãnh thổ Viễn Đông đã mất phải được hoàn trả.
Tác giả tin chắc, Nga không có các nguồn nhân lực, tài chính, vật chất để kiểm soát được vùng Viễn Đông. Người Trung Quốc cần giành thế chủ động để lấy lại vùng lãnh thổ này. “Nếu Putin thực tế sẽ trả lại cho chúng ta những vùng đất đã mất, điều này sẽ có ảnh hưởng tốt đẹp đến mối ổn định quan hệ Trung-Nga. Đây sẽ là minh chứng của tình hữu nghị đích thực, sự tôn trọng lẫn nhau và tình đoàn kết giữa hai nước của chúng ta” tác giả bình luận.
Ở phần bình luận, rất nhiều độc giả đã ủng hộ bài viết với những lời lẽ kiểu như: "Việc lấy lại những vùng đất đã mất là nhiệm vụ của chúng ta!". Có người còn phân tích: “Cần trả cho Nga nhiều tỷ USD để mua những mảnh đất này, bởi vì sắp đến những trái phiếu của Hoa Kỳ sẽ biến thành những tờ giấy lộn. Đây là một viên đạn giết chết hai con thỏ: vừa tránh được những trái phiếu đang mất giá trị và đồng thời có được những vùng đất giàu khoáng sản”.
Tuy vậy, cũng có độc giả bày tỏ sự ngạc nhiên khi một trang mạng “đáng kính” như Sina.com.cn lại có thể đăng tải bài viết phi lý của một kẻ có đầu óc bệnh hoạn.
Kịch bản chiến tranh chống Nga
Không chỉ dừng lại ở những lời hô hào chung chung, trên các diễn đàn quân sự của Trung Quốc đã diễn ra những cuộc tranh luận hoàn toàn nghiêm túc về viễn cảnh của "cuộc thập tự chinh xe tăng mật tập" vào miền Đông nước Nga. Vào đầu năm 2012, nhiều trang mạng phát tán một kịch bản chi tiết về cuộc chiến Trung Quốc sẽ tiến hành nhằm chiếm đất của Nga.
Kịch bản này đặt ra giả thuyết, vào cuối tháng 2/2012, Trung Quốc sẽ bắt đầu các hoạt động quân sự xâm chiếm đóng các vùng Sibir, Viễn Đông và Zabaikal của Nga. Khu vực Trung và Tây Sibir sẽ là hướng tấn công chính. Những hướng khác sẽ phụ thuộc vào quân số, gồm Primore, Viễn Đông và Zabaikal.
Theo các “chiến lược gia internet”, toàn bộ các khu vực Zabaikal, Viễn Đông và Primore trong 24 giờ đầu tiên sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Các trận đánh ở Trung và Tây Sibir sẽ diễn ra trong thời gian dài hơn. Đến trung tuần tháng 4, quân Nga sẽ bị đẩy lui và các binh lính Trung Quốc sẽ tiếp cận dãy núi Ural, “biên giới tự nhiên” giữa Nga và Trung Quốc.
Thành phố Yakutsk sẽ bị chiếm và các tuyến đường BAM, Magadan, Irkutsk và Krasnoyarsk sẽ bị cắt đứt bởi các chiến dịch của lực lượng đổ bộ hàng không vào những ngày đầu cuộc chiến. Sau khi chiếm được các mỏ dầu và khí đốt, Trung Quốc trên thực tế sẽ kiềm chế các hoạt động của NATO nhằm ủng hộ Nga.
Vào cuối tháng 4, vùng Kamchatka và Chukotka sẽ bị chiếm đóng bởi chiến dịch của các đơn vị đổ bộ đường không. Quân Trung Quốc sẽ tiến công với tốc độ nhanh, từ 200 - 500 km mỗi ngày. Khác chiến thuật của những cuộc chiến tranh trước đây, Trung Quốc sẽ không tập trung quân sát biên giới Nga. Sau khi nhận các nhiệm vụ chiến đấu và lịch hành trình, các binh sỹ theo đội hình hành quân từ các vị trí của mình vào ban đêm với tốc độ cao tiến thẳng vào các điểm thực hiện nhiệm vụ tác chiến.
Các đơn vị và phân đội đụng độ với bính lính Nga sẽ độc lập thực hiện nhiệm vụ của mình. Các lực lượng chính sẽ hành quân đến các vị trí thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đã định. Như vậy cuộc tấn công sẽ không bị chậm lại. Tiến độ của các chiến dịch sẽ đúng như kế hoạch. Việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ không thể xảy ra trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến, bởi vì tập đoàn đột kích sẽ hoàn toàn ở trên lãnh thổ Nga.
Trước khi cuộc chiến bắt đầu, hơn một nghìn các toán biệt kích trinh sát đặc nhiệm của Trung Quốc đã xâm nhập vào nước Nga dưới vỏ bọc thường dân để tiến hành trinh sát các cơ sở quân sự Nga. Trong những ngày đầu chiến tranh, các nhóm đặc nhiệm này sẽ chỉ điểm cho các đơn vị tên lửa chiến lược, và không quân Trung Quốc tiêu diệt các tổ hợp phòng không, kho vũ khí, các điểm chỉ huy ít được bảo vệ của Nga...
Tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng, Trung Quốc sẽ tiến hành đổi đồng rúp ra đồng nhân dân tệ theo tỷ giá ưu đãi cho nhân dân địa phương, cung cấp các sản phẩm ăn uống và hàng hóa do mình sản xuất với giá rẻ hơn hai - ba lần so với giá mà những người Nga hiện nay phải mua.
Trong thời hạn ngắn, Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng nhà ở và triển khai sản xuất trên các vùng lãnh thổ đã chiếm đóng. Những người gốc Nga từ thời điểm bị Trung Quốc chiếm đóng sẽ không chỉ được nâng cao mức sống của mình gấp hai - ba lần, mà còn có được công việc ổn định nhờ sự phát triển nhanh chóng của các vùng đất dưới sự quản lý của Trung Quốc.
Để ngăn chặn triệt để sự phản kháng từ người dân địa phương, Trung Quốc sẽ tiến hành hoạt động tuyên truyền ồ ạt với những khẩu hiệu kiểu như:
- “Chúng tôi giúp những người anh em Nga thoát khỏi bọn quan chức thối nát và lũ đầu sỏ trộm cướp!”
- “Sibir – chúng tôi sẽ trao trả cho những người dân Sibir” v..v và v.v…
Trên thực tế, lính Trung Quốc sẽ xử bắn những kẻ tham nhũng và kẻ tham ô công quỹ mà nhân dân cũng như các đơn vị tình báo Trung Quốc đều đã biết rõ. Một số quan chức không kịp chạy trốn sẽ phải hợp tác với Trung Quốc để bảo đảm an toàn cho bản thân. Và chỉ sau 2 tuần chiếm đóng, Trung Quốc đã thiết lập một trật tự mới trên vùng lãnh thổ cũ của Nga.
Những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Nga - Trung
Những nguyên nhân, theo dân mạng Trung Quốc, sẽ khiến cuộc chiến tranh với Nga là không tránh khỏi:
- Nhiều phần lãnh thổ Nga trong lịch sử thuộc về Trung Quốc và người Trung Quốc có quyền đòi lại chúng.
- Sự cần thiết mở rộng không gian sống, cũng như nhu cầu chảy bỏng về các nguồn dầu mỏ, khí đốt và nhiều nguồn tài nguyên khác.
- Tranh thủ sự yếu kém về kinh tế cũng như chính trị, sự thụt lùi của Nga về quân sự để tiến hành chiến tranh.
- Trung Quốc đã từng bị Liên Xô “vả vào mặt” trong những cuộc xung đột và mâu thuẫn năm 1969, 1982. Với bản tính “thù dai”, người trung Quốc không thể không “rửa nhục”.
Những biểu hiện chuẩn bị chiến tranh, theo quan sát của dân mạng Trung Quốc
- Các công trình xây dựng trục đường chính và các con đường dọc theo mặt trận tại các khu vực giáp biên giới với Nga để vận chuyển binh lính ở dạng đường 6-8 làn xe đã hoàn tất. Khả năng lưu thông như vậy của các xa lộ chẳng phục vụ điều gì khác ngoài việc nhanh chóng chuyển quân ra mặt trận.
- Trung Quốc đã chấm dứt các khoản đầu tư to lớn vào Nga, và sẽ không phải chịu những thiệt hại kinh tế nếu chiến tranh nổ ra.
- Người Trung Quốc đang ồ ạt học tiếng Nga dưới sự khuyến khích của nhà nước (chứ không phải là tiếng Anh).
- Hoạt động chuẩn bị chiến đấu của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa thường xuyên được hoàn thiện, sẵn sàng cho những cuộc chiến tranh quy mô lớn. Có lẽ, không phải ngẫu nhiên khi các cuộc thử nghiệm xe tăng mới và các phương tiện bọc thép khác chủ yếu được tiến hành ở vùng Nội Mông. Điều kiện khí hậu nơi đây rất giống khu vực Viễn Đông và Sibir của Nga.
KICHBU lược dịch. V.T biên tập.
Nguồn: Militaryparitet.com / Newsland.ru
0 Comments:
Đăng nhận xét