Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Ông Nguyễn Tấn Dũng bị nói xấu như thế nào?


Bài viết từ blog Tập Viết Báo thể hiện cách nhìn và quan điểm của Ban biên tập của Blog này về những bài viết xuyên tạc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và gia đình Thủ tướng (Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Bảo Hoàng...)

Nếu là một người dân Việt Nam chịu quan tâm tới các vấn đề nóng của đất nước và đặc biệt là tìm hiểu thông tin về vị thủ tướng đương nhiệm: ông Nguyễn Tấn Dũng thì có lẽ chúng ta sẽ được tiếp thu hầu như là các thông tin có thể nói là xấu, bội nhọ, không đúng so với những gì ông đã làm cho đất nước... Các thông tin chính thống gần như không thể đấu lại với các thể loại tin này (được gọi là báo lề trái) trên trang tìm kiếm Google.

Thời đại ngày nay quá dễ để đưa một thông tin nào đó lên Internet, đã qua rồi cái thời mà nhà nhà người người viết về các cảm xúc cá nhân, thay vào đó giờ đây họ đã đưa các chính kiến, các suy nghĩ về nhiều vấn đề của đất nước lên Internet, có thể là nhiều mục đích khác nhau, tốt thì là lo lắng cho đất nước xấu thì là xuyên tạc người khác (cấp độ thấp có thể là ca sĩ, diễn viên, cao hơn nữa là lãnh đạo quốc gia cụ thể ở bài viết này là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng).

Đây chính là thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng
Đây chính là thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng

Tập Viết Báo chỉ đơn thuần là một tờ blog cập nhật các thông tin về tình hình đất nước bên cạnh đó cũng hay đưa các tin về lãnh đạo của chúng ta, qua quá trình thanh lọc tin tức TVB (từ đây xin viết tắt Tập Viết Báo thành TVB) phát hiện rất nhiều các tin tức, bài viết trên các blog cá nhân cố tình viết xấu về ông Nguyễn Tấn Dũng, TVB đứng ở vị thế trung lập không phán xét các bài viết đó chỉ biết rằng thông tin một khi không có kiểm chứng mà chỉ nói càn và cố tình bôi nhọ ai đó thì thông tin đó không đáng được tin tưởng và trân trọng. Nhưng với người đọc bình thường và lần đầu tiên tiếp cận các thông tin đó rất dễ cho đó là… đúng.

TVB xin lấy ví dụ về một loạt các bài viết cách đây khoảng 5 tháng về một từ khoá được tìm kiếm khá nhiều trên mạng: Lâu đài/Biệt thự Nguyễn Tấn Dũng. Xuất phát điểm của vấn đề này nếu người dùng chịu tìm hiểu kỹ thì đó là do sự nhầm lẫn tại 1 website lấy các hình của một lâu đài nước ngoài và gán cho ông Nguyễn Tấn Dũng (Chi tiết xin đọc ở đây: Sự thật về Biệt thự của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng), một ví dụ như trên thôi cũng đủ để 1 bộ phận đọc thông tin này cho rằng thủ tướngNguyễn Tấn Dũng là người tham nhũng, tham ô, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của một nguyên thủ quốc gia… Từ đó sẽ có ác cảm dẫn đến các tin tức xấu về sau tiếp cận sẽ tin hơn nữa, cứ thế.

Bạn đọc cứ để ý hễ đất nước Việt Nam có một cái gì đó xấu về kinh tế hay quốc phòng là cứ y như rằng trên Internet có ngay những bài viết soi mói nói xấu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (chưa nói là còn các các vị lãnh đạo khác). Như đã nói ở bên trên một thông tin mà không có kiểm chứng mà lại đi nói xấu người khác thì không đáng tin tưởng. Tình thế hiện nay đất nước ta đang phải chống chọi với Trung Quốc về các vấn đề trên Biển Đông, mọi người cần phải là một khối đồng lòng mới có thể chống được các tư tưởng ngoại xâm đang lăm le bờ cõi vì thế hãy nhìn vào những gì mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm tốt cho đất nước, đừng tin vào những bài viết xăm soi đời tư của ông Nguyễn Tấn Dũng, xăm soi đến cá gia đình và con cái của thủ tướng (Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Bảo Hoàng...) thì hết nói. TVB rất ít khi thấy các blog “đó” viết các bài dạng như: kế sách để phát triển kinh tế, bày kế cho thủ tướng tăng GDP, tâm thư gửi thủ tướng về Trường Sa - Hoàng Sa,... đại loại là các bài viết chia sẻ kinh nghiệm, kế sách,… để đất nước cùng phát triển mà suốt ngày chỉ thấy toàn tin tào lao về các vấn đề không một chút nào có thể giúp cho đất nước Việt Nam này khá hơn được.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc Ngoại trưởng Hoa Kỳ - Bà Hillary Clinton
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc Ngoại trưởng Hoa Kỳ - Bà Hillary Clinton

Những thành tựu mà TVB cho rằng website nguyentandung.biz đưa ra ở đây rất đáng để người dân Việt Nam biết đến và để thấy sức làm việc của ông đáng nể đến nhường nào: Hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 6 tháng đầu năm 2012. Và cũng xin lưu ý là website này các bạn nên đọc thường xuyên để cập nhật các tin tức tổng hợp về tình hình đất nước cũng như các hoạt động, ý kiến của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Cuộc phiêu lưu đầu tư mạo hiểm của Nguyễn Bảo Hoàng


Hè năm 1995, chưa đầy 1 năm sau ngày Mỹ bãi bỏ cấm vận kinh tế Việt Nam, chàng trai gốc Việt 22 tuổi Nguyễn Bảo Hoàng đã thực hiện chuyến hồi hương lần đầu tiên trong vòng 14 tuần.

Là phóng viên tập sự cho một tạp chí du lịch ở Mỹ, anh đã có dịp thăm thú hầu hết các cảnh đẹp lẫn cuộc sống đời thường của người dân vùng Tây Bắc “Việt Nam là một đất nước thú vị, chứ không như những gì tôi từng được xem qua các bộ phim như Platoon hay Apocalypse Now (2 bộ phim của Mỹ lấy bối cảnh chiến tranh Việt Nam)”, anh nói.

Nguyễn Bảo Hoàng – Hiện đang là Giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm IDG (Mỹ)
Nguyễn Bảo Hoàng – Hiện đang là Giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm IDG (Mỹ)

Niềm thôi thúc trở về đã lớn dần sau chuyến đi. Sáu năm sau, Hoàng quay về Việt Nam và lần này là để điều hành hoạt động kinh doanh viễn thông cho công ty của gia đình anh tại TP.HCM. Đến năm 2004, anh đã lọt vào mắt xanh của Patrick McGovern, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Mạo hiểm IDG (Mỹ), người đã chọn anh vào vị trí Tổng Giám đốc của quỹ này tại Việt Nam.
Cơ duyên này là bước đầu để anh đặt chân vào thị trường đầu tư mạo hiểm Việt Nam và ghi dấu ấn tại đây qua nhiều thương vụ nổi bật, nhất là thương vụ đầu tư vào VinaGame.

Trái ngọt từ VinaGame


Giống như nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm khác, IDG Ventures Việt Nam (IDGVV) cũng đánh cược vào khả năng thành công của các hãng công nghệ mới thành lập.Điểm chiến lược kinh doanh hiện nay của IDGVV là dựa vào 20% các khoản đầu tư để mang về 80% tổng lợi nhuận cho Quỹ. lại danh mục đầu tư của Nguyễn Bảo Hoàng, mỗi mảng chỉ có 1-2 thương vụ được anh đánh giá là thành công.

Ở 2 mảng thông tin – truyền thông và kinh doanh công nghệ, khoản đầu tư của IDGVV vào VCCorp (chủ sở hữu các trang điện tử Bamboo, CafeF…) và PeaceSoft (quản lý các trang thương mại điện tử NganLuong.vn và ChoDienTu.vn) đều đã đạt tỉ suất sinh lời nội bộ (IRR) khá cao, hơn 30%.

Danh mục đầu tư của IDG Ventures Việt Nam theo ngành
Danh mục đầu tư của IDG Ventures Việt Nam theo ngành, theo thứ tự màu từ trong ra ngoài là: Hạ tầng thương mại điện tử, Thông tin truyền thông, Kinh doanh công nghệ, Truyền thông -Giải trí.

Không những thế, Hoàng tin rằng Quỹ sẽ thu được khoản lợi nhuận gấp 5 lần số vốn đã rót vào 2 hãng công nghệ này. Bằng chứng là từ giữa tháng 3/2011, eBay đã chấp nhận mua gần 20% cổ phiếu của PeaceSoft với giá 2 triệu USD (Hoàng không tiết lộ khoản đầu tư của IDGVV vào PeaceSoft nhưng ước tính giá trị không quá 500.000 USD). Trước đó vào tháng 9.2008, IDGVV cũng đã thoái thành công một phần vốn khỏi công ty này qua thương vụ với SoftBank, một tập đoàn công nghệ đến từ Nhật.
Trong khi đó, ở 2 mảng truyền thông – giải trí và hạ tầng thương mại điện tử lại nổi lên 2 cái tên đang làm mưa làm gió ở thị trường Việt Nam là VinaGame (tiền thân của Tập đoàn VNG) và DiaDiem JSC (sáng lập NhomMua.com).

Giữa năm 2005, IDGVV đã quyết định rót 500.000 USD vào VinaGame với kỳ vọng sẽ lặp lại thành công mà Quỹ Đầu tư IDG đã làm được tại thị trường Trung Quốc, nơi họ đã thu về 300 triệu USD từ khoản đầu tư ban đầu 2 triệu USD vào hãng công nghệ Tencent.

Bảo Hoàng quyết định đầu tư mạo hiểm vào VNG với số tiền 500.000 USD và đạt doanh thu ngoài mong đợi.
Bảo Hoàng quyết định đầu tư mạo hiểm vào VNG với số tiền 500.000 USD và đạt doanh thu ngoài mong đợi.

Để đảm bảo thành công cho khoản đầu tư này, Hoàng đã mời Bryan Pelz, một serial entrepreneur (người chuyên tạo dựng công ty mới dựa trên một ý tưởng rồi trao lại trách nhiệm cho người khác để tiếp tục với những ý tưởng và công ty tiếp theo) từ Mỹ về làm việc với vai trò đồng sáng lập và cố vấn cho VinaGame. Hoàng cũng là người đã “mai mối” cho ông Pelz với LêHồng Minh, đồng sáng lập VinaGame.
“Sự kết hợp giữa một chuyên gia phát triển doanh nghiệp với Lê Hồng Minh, một cựu chuyên gia tài chính đam mê công nghệ, đã làm nên sự thành công của VinaGame”, anh nói. Và tất nhiên không thể không nói đến công của người mai mối là Nguyễn Bảo Hoàng.

Thoái vốn thông qua M&A sẽ chiếm phần rất lớn trong chiến lược đầu tư của IDGVV và thời điểm thoái vốn trung bình là sau 4-7 năm
Những nỗ lực của anh cuối cùng đã tạo ra trái ngọt. Báo cáo tài chính năm 2006 cho thấy doanh thu của VinaGame đạt 17 triệu USD, tăng gấp 6 lần so với năm trước đó. Đến năm 2009, doanh thu đã tăng lên gần 50 triệu USD và công ty này đã chiếm hơn 60% thị trường trò chơi trực tuyến trong nước.

Kinh doanh trò chơi trực tuyến ở Việt Nam mang lại tỉ suất lợi nhuận rất cao, có thể đạt 50-70%. Đó là bởi vì thị trường Việt Nam có lợi thế dân số trẻ với độ tuổi trung bình chỉ vào khoảng 25. Quan trọng hơn, với dân số gần 90 triệu người cùng tốc độ tăng trưởng nhanh về lượng người sử dụng internet, Việt Nam được xem là một thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư công nghệ.

Theo báo cáo NetCitizens Việt Nam 2011 do hãng nghiên cứu thị trường Cimigo công bố, trong giai đoạn 2000-2010, tỉ lệ tăng trưởng người sử dụng internet tại Việt Nam đạt 12% và đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.

Nhận xét về thương vụ đầu tư vào VinaGame, Hoàngnói: “Thuận lợi cơ bản khi đầu tư vào các công ty công nghệ là mô hình kinh doanh của họ dựa vào internet nên có khả năng mở rộng rất cao. Đơn cử như VinaGame, cho dù chỉ có một hay có đến một triệu người chơi trò chơi trực tuyến thì hạ tầng mạng cần xây dựng cũng không phải thay đổi quá nhiều”.

Ngoài VinaGame, DiaDiem JSC, một công ty cung cấp bản đồ trực tuyến, cũng là thương vụ đáng chú ý khác của IDGVV. Cần nói thêm là IDGVV đã đầu tư vào DiaDiemJSC từ năm 2007, nhưng phải đến 3 năm sau, công ty này mới thực sự tạo được sức bật nhờ phát triển sang lĩnh vực thương mại điện tử với sự ra đời của NhomMua.com vào tháng 10.2010. Theo đánh giá của Hoàng, NhomMua.com là mô hình kinh doanh tương đối thành công. Mô hình này đã giúp người tiêu dùng Việt Nam tiết kiệm hơn 14 triệu USD, góp phần mang lại cho các đối tác mức lợi nhuận lên tới 7 triệu USD. Hiện nay, NhomMua.com có lượng truy cập trung bình hơn 5 triệu lượt/tháng.

“Chúng tôi thường dành nhiều thời gian để thảo luận với người sáng lập Công ty, ban lãnh đạo cùng các nhân sự chủ chốt nhằm xem xét điểm mạnh, điểm yếu của họ, khả năng điều hành hoạt động kinh doanh. Điều này thường chiếm hơn 80% quyết định đầu tư của IDGVV”, Hoàng cho biết.

Nhà đầu tư luôn nhìn vào khả năng thoái vốn để đánh giá mức độ thành công của một khoản đầu tư. Đối với DiaDiem JSC, IDGVV đã thoái vốn từng phần khỏi công ty này vào tháng 9 năm ngoái khi cùng 2 quỹ đầu tư nước ngoài là Rebate Networks (Đức) và RuNet Global (Nga) thành lập MJ Group với khoản đầu tư lên tới 60 triệu USD. MJ Group ra đời trên cơ sở sáp nhập 4 công ty dịch vụ công nghệ thông tin là DiaDiem.com, NhomMua.com, Two.vn và Two Media, với mục tiêu trở thành mô hình thương mại điện tử hàng đầu khu vực châu Á.

Việc thoái vốn khỏi VinaGame cũng đã được IDGVV lên kế hoạch vào đầu năm nay thông qua việc niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ). Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị hoãn lại vì nhiều lý do. Hoàng cho biết khi thời điểm thuận lợi, việc thoái vốn khỏi VinaGame có thể được thực hiện cùng lúc trên cả 2 sàn chứng khoán lớn là Nasdaq và Hồng Kông.

Vị đắng từ Cyvee và Mobivox


Có thắng thì cũng có thua. Hoàng đã từng nếm vị đắng, đặc biệt là từ 2 thương vụ đầu tư vào Cyvee và Mobivox.

Cyvee là mạng xã hội giúp kết nối giới trí thức và tạo cơ hội tìm việc làm cho những người có nhu cầu. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hoàng, thị trường hiện nay có quá nhiều mạng xã hội có chức năng tương tự và điều này đã làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của Cyvee. Anh cho biết có 3 lý do chính khiến Cyvee chưa thành công.

Năng lực quản trị của những người đứng đầu công ty mục tiêu thường ảnh hưởng đến hơn80% quyết định đầu tư của IDGVV
Trước hết, Cyvee chưa xác định rõ khách hàng mục tiêu của mình, dẫn đến việc liên kết và trao đổi thông tin trên mạng xã hội này trở nên rối rắm và kém hiệu quả. Kế đến, Cyvee tổ chức thu phí trên các hoạt động kết nối trong khi đối thủ nặng ký của họ là LinkedIn lại miễn phí, khiến người sử dụng cảm thấy không hài lòng.

Cuối cùng, việc đầu tư cùng lúc vào quá nhiều dịch vụ trong khi không có cái nào thực sự nổi bật đã khiến cho hoạt động kinh doanh của Cyvee bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mặc dù vậy, Hoàng vẫn khá lạc quan và cho biết IDGVV đang hỗ trợ Cyvee trong quá trình chuyển đổi sang một mô hình hoạt động hiệu quả hơn và dự kiến sẽ tái ra mắt vào cuối năm nay.Một khoản đầu tư khó thoái vốn khác của IDGVV là Mobivox (Mỹ). Đây là khoản đầu tư chung của 4 đơn vị, bao gồm IDGVV, IDG Ventures Asset (Mỹ), IDG Ventures Trung Quốc và một quỹ đầu tư ở châu Âu vào năm 2006.

Mobivox cung cấp dịch vụ đàm thoại trực tuyến và có kế hoạch mở rộng hoạt động đến các thị trường như châu Âu, Trung Quốc và Đông Nam Á.Theo Hoàng, nguyên nhân đầu tiên khiến khoản đầu tư vào Mobivox không thành công như mong đợi là do cạnh tranh gay gắt từ người khổng lồ Skype vào thời điểm đó. Ngoài ra, việc phối hợp không tốt nguồn lực tài chính và khả năng tư vấn giữa 4 quỹ đầu tư này cũng đã góp phần dẫn đến thất bại của Mobivox.

Rõ ràng, chiến lược thoái vốn là điều đầu tiên mà nhà đầu tư cần phải tính đến trước khi ra quyết định giải ngân cho bất kỳ khoản đầu tư mạo hiểm nào. Đây là vấn đề không đơn giản đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vì thị trường vốn ở đây vẫn còn non trẻ. Trong một báo cáo về triển vọng đầu tư quý II/2012 do Grant Thornton Việt Nam thực hiện, có đến 55% nhà đầu tư cho biết họ rất quan ngại về khả năng thanh khoản nguồn vốn của mình trong thời điểm hiện tại.

Dù vậy, Hoàng vẫn tin tưởng vào tiềm năng phát triển của thị trường vốn Việt Nam. Anh dẫn chứng trường hợp của thị trường chứng khoán Trung Quốc vào cuối thập niên 1990. Khi đó, ai cũng đều quan ngại về triển vọng phát triển của nó, nhưng hiện nay, Trung Quốc là một trong những thị trường chứng khoán phát triển mạnh nhất trên thế giới.

Người điều hành IDGVV nhấn mạnh rằng các khoản đầu tư thành công của Quỹ sẽ góp phần tạo nên lực hút đối với hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) trong tương lai. Gần đây, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ và Trung Quốc xét về mức độ hấp dẫn các quỹ đầu tư tài sản nước ngoài (theo tổ chức nghiên cứu Emerging Portfolio Fund Research).

Tuy nhiên, nhà đầu tư quốc tế thường có khuynh hướng thành lập doanh nghiệp mới tại 2 thị trường lớn này. Còn ở Việt Nam, theo Hoàng, họ thường chọn cách mua lại những công ty đã có sẵn trên thị trường, do mức độ cạnh tranh khốc liệt tại đây. Vì vậy, khả năng thoái vốn “được giá” thông qua M&A có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai là rất khả quan.

“Chúng tôi không lo lắng quá nhiều về chuyện thoái vốn mà tập trung vào việc hỗ trợ các công ty trong danh mục đầu tư củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh. Bởi vì họ thành công có nghĩa là chúng tôi thành công”, anh nói.

Liên quan đến triển vọng M&A, báo cáo nêu trên của Grant Thornton Việt Nam cũng nhận định rằng nhân tố quan trọng nhất khiến các nhà đầu tư chấp nhận mua lại doanh nghiệp chính là mức độ tăng trưởng trong quá khứ và tăng trưởng dự kiến trong tương lai. Có lẽ đây chính là lý do khiến Hoàng tỏ ra khá tự tin vào khả năng thoái vốn của IDGVV.

Thoái vốn thông qua M&A sẽ chiếm phần rất lớn trong chiến lược đầu tư của IDGVV và thời điểm thoái vốn trung bình là sau 4-7 năm
“Thoái vốn thông qua các hoạt động M&A sẽ chiếm phần rất lớn trong chiến lược đầu tư của chúng tôi và thời điểm thoái vốn trung bình là sau 4-7 năm”, anh chia sẻ.Không chỉ lên kế hoạch thoái vốn, việc lấn sân sang lĩnh vực khác như năng lượng sạch, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe và giáo dục cũng đã được Hoàng đưa vào tầm ngắm.

Hiện IDGVV đang gây quỹ thứ hai trị giá 150 triệu USD để đầu tư vào các lĩnh vực trên, dự kiến bắt đầu giải ngân vào đầu hoặc giữa năm sau.“Chiến lược mở rộng đầu tư sang những lĩnh vực khác vẫn tuân theo định hướng đầu tư truyền thống của Quỹ là ưu tiên những công ty tận dụng được thế mạnh công nghệ, vì đó chính là giá trị cốt lõi của chúng tôi. IDGVV dự kiến sẽ đầu tư vào 5-6 công ty mỗi năm để đạt tổng số khoảng 25 doanh nghiệp cho quỹ thứ hai này”, anh cho biết.Quản lý một danh mục đầu tư lên tới 41 công ty với số vốn hàng trăm triệu USD, đôi khi Hoàng cũng cảm thấy căng thẳng.

Những lúc này, anh lại tìm đến những khoảng lặng trong cuộc sống. Bên cạnh gia đình, đó chính là niềm đam mê bất tận dành cho thể thao.Năm 2011, Hoàng đã thành lập đội bóng rổ Saigon Heat trên cơ sở hợp tác giữa Trung tâm Huấn luyện Thể thao Sài Gòn với Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam nhằm khơi dậy và bồi dưỡng cho thiếu niên niềm đam mê bóng rổ và đào tạo họ trở thành những đấu thủ bóng rổ nổi tiếng của Việt Nam trong tương lai.

Anh đang say mê cổ vũ cho đội bóng rổ Sai Gon Heat do anh thành lập
Anh đang say mê cổ vũ cho đội bóng rổ Sai Gon Heat do anh thành lập
Anh đang say mê cổ vũ cho đội bóng rổ Sai Gon Heat do anh thành lập
Anh đang say mê cổ vũ cho đội bóng rổ Sai Gon Heat do anh thành lập
“Tôi có niềm tin rằng trong vòng 5 năm nữa, Saigon Heat sẽ lọt vào nhóm các câu lạc bộ bóng rổ mạnh nhất khu vực Đông Nam Á”, anh cười tự tin.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

CEO Nguyễn Bảo Hoàng IDG đầu tư vào Tamtay.vn

5 năm trước, cái tên Trần Thanh Sơn bỗng dưng nổi như cồn trong làng công nghệ. Từ đó đến nay, anh vẫn tiếp tục trở thành nhân vật "hot" với những nỗ lực xây dựng mạng xã hội Việt.

Trước khi gặp Trần Thanh Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của Công ty Cổ phần Tầm Tay, tôi được biết anh đã từng có nhiều năm làm việc cho các tập đoàn lớn như AIG, Andersen Consulting của Mỹ. Về Việt Nam năm 1999, Trần Thanh Sơn làm quản lý các hoạt động tư vấn IT tại Ernst & Young Indochina, và sau đó là nhà tư vấn cho Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển khu vực tư nhân của Ngân hàng Thế giới.

Với đôi điều trích ngang đó, tôi định hình người đối thoại của mình sẽ mang phong thái của một gương mặt đại diện cho những người trẻ tài năng và sớm thành công.

Thế nhưng, khi Trần Thanh Sơn ngoài đời, xuất hiện, tôi không khỏi ngỡ ngàng - Một anh chàng chân đi dép lê, áo quần xộc xệch, tóc tai bơ phờ. Chắc hiểu được câu hỏi trong mắt tôi, anh cười rất tươi, cực kỳ thoải mái: "Ôi lu bu quá, phải giải quyết tức tốc công việc cho cậu nhân viên chuẩn bị đi công tác nước ngoài nên bộ dạng mới ra thế này".

Tôi nghĩ mình đi đúng hướng

- Trở lại chuyện 5 năm về trước, sao anh lại chấp nhận từ bỏ công việc ở những tập đoàn lớn của nước ngoài để xây dựng mạng xã hội – một khái niệm vẫn chưa được định danh ở Việt Nam?


Ông Trần Thanh Sơn

Trần Thanh Sơn: Nhiều người nói tôi lập ra Tầm Tay vào thời điểm đó chỉ là để thỏa mãn thú vui, sở thích của mình là chưa đúng, bởi ít nhiều tôi cũng có những nhìn nhận về thị trường này. Khoảng thời điểm năm 2007 - 2008, khi Yahoo đề nghị mua lại Facebook với giá 1 tỷ USD là điều mà cả thế giới phải ngạc nhiên. Nhưng điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là Facebook lại không đồng ý bán cho Yahoo. Và những gì mà Facebook đang có được bây giờ đã chứng minh rằng họ làm đúng. Tôi cũng nghĩ mình đi đúng hướng.

- Nếu chỉ đi sau những người khổng lồ, mình sẽ mãi mãi là tí hon. Tầm Tay phải làm gì để có được chỗ đứng ở một thị trường còn sơ khai nhưng đã có "ông lớn" để mắt ?


Trần Thanh Sơn: Nếu so với mô hình của Tầm Tay thuở sơ khai thì nay đã khác đi rất nhiều. Những thay đổi đó là do hoàn cảnh, trong quá trình làm thấy có cái không phù hợp thì bỏ, cái nào mình thiếu thì phải bổ sung. Hiện mô hình kinh doanh của Tầm Tay không chỉ tập trung vào dịch vụ mang tính chất dịch vụ xã hội, kết bạn như ở Facebook mà chúng tôi cung cấp các tiện ích giải trí cho người dùng như chia sẻ ảnh, video…

Hiện 80% doanh thu của Tầm Tay là từ các hoạt động khác như game, còn quảng cáo chỉ chiếm chưa tới 20%. Trong thời gian tới, khi nghị định về kinh doanh internet của Chính phủ đi vào thực thi, tôi hy vọng sẽ giải quyết được nhiều khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh internet như làm rõ khái niệm về mạng xã hội chẳng hạn.

- Chỉ một thời gian rất ngắn sau khi thành lập công ty, anh đã gọi được vốn đầu tư từ IDG Venture (Nguyễn Bảo Hoàng Tổng Giám Đốc IDG Venture Việt Nam). Bí quyết là gì vậy, mối quan hệ cũ hay ý tưởng kinh doanh?

Trần Thanh Sơn: Đầu tư mạo hiểm khác với các ngành khác ở chỗ nhà đầu tư không quá chú trọng kết quả kinh doanh hiện tại mà chủ yếu là nhìn đội ngũ nhân sự, sau đó nhìn vào quy mô thị trường. Ví dụ như họ nói mạng xã hội của anh trị giá 1 tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Vậy khi nào thì anh biến nó thành hiện thực và bằng cách nào.

Nếu anh chứng minh được điều đó thì họ sẵn sàng rót vốn. Đối với internet, nếu anh đầu tư sai chỗ thì sẽ trở về số 0 ngay lập tức. Một website mà không làm được gì thì nó là thứ vô giá trị về mọi mặt. Do đó anh luôn luôn phải cố gắng làm sao duy trì trang web của mình ở top 3 dẫn đầu. Nếu lọt khỏi top 3 ấy, nhà đầu tư sẽ nói lời từ biệt.

- Vậy Tầm Tay đang đứng ở đâu trong top 3 ấy? Và anh sẽ làm gì để Tầm Tay không bị tuột khỏi top dẫn đầu này?

Trần Thanh Sơn: Cái này rất khó nói. Nhưng tôi nghĩ khi nhà đầu tư đã chọn thì có nghĩa là họ tin tưởng vào mình. Thời gian tới ngoài thị trường nội địa tôi cũng đang tính xuất khẩu sản phẩm của Tầm Tay ra thị trường nước ngoài.

- Có một giám đốc về mạng xã hội người Nga từng chia sẻ với tôi rằng, Nga và Trung Quốc đã thành công trong việc dựng nên "biên giới quốc gia" trong một thế giới không biên giới với những mạng xã hội thuần túy của mỗi nước. Việt Nam tiếc thay chưa làm được điều ấy. Nhận xét này có đánh thức trong anh niềm tự tôn dân tộc?

Trần Thanh Sơn: Tại Việt Nam, rõ ràng Facebook đang chiếm ưu thế. Tại sao ư? Tại vì Facebook lớn mạnh trên toàn cầu và có sức ảnh hưởng rất mạnh mẽ đối với một đất nước sính ngoại như chúng ta. Đó là nguyên nhân khách quan khiến cho mạng xã hội Việt Nam chưa vươn lên được.

Xét về mặt chủ quan, phải nói thẳng ra là chúng ta không phải không có dịch vụ tốt, không có sản phẩm hay mà còn bị chi phối về nhiều thứ. Mạng xã hội ra đời từ nhu cầu được kết nối của mọi người. Để phát triển, mạng xã hội đó phải chăm sóc thành viên rất kỹ. Do đó những công ty tư nhân kinh doanh dịch vụ sẽ có lợi thế hơn so với các công ty nhà nước bởi họ bám rất sát khách hàng.

Nhưng ở Việt Nam lại có chuyện, một doanh nghiệp nhà nước được chỉ thị thành lập mạng xã hội riêng của Việt Nam. Như thế thì làm sao mà khuyến khích phát triển được!?

Ghế của tôi luôn nóng

- Rõ ràng việc trụ hạng ở Top 3 khiến cái ghế CEO của Tầm Tay luôn nóng. Vậy sao anh lại còn ham đến một cái ghế nóng không kém trong một số cuộc thi... sắc đẹp?

Trần Thanh Sơn: Hàng năm công ty của chúng tôi tổ chức rất nhiều cuộc thi sắc đẹp khác nhau. Tôi chỉ ngồi ghế nóng duy nhất cho cuộc thi Miss Tầm Tay (tìm kiếm hoa hậu cộng đồng mạng xã hội tamtay.vn - PV). Và thú thực tôi ngồi đó chỉ để cho đẹp đội hình.

 Tiêu chí chấm điểm của tôi cũng khác với các chuyên gia về sắc đẹp. Với tôi thì ngoài yếu tố hình thể, một Miss phải là người có cá tính, quan điểm cá nhân rõ ràng chứ không phải bắt chước, lặp lại cái người ta đã có. Cái ghế nóng mà tôi ngồi nhiều nhất là ở trong cộng đồng dotcom với các hoạt động giảng dạy, chấm thi cho nhiều khóa đào tạo khởi nghiệp về internet, thương mại điện tử.

- Theo anh, làm sao để trở thành một CEO giỏi của một mạng xã hội?

Trần Thanh Sơn: Anh phải vừa làm hài lòng hội đồng quản trị và các cổ đông – những người đã tin tưởng đưa tiền cho anh. Nhưng điều quan trọng hơn cả là phải làm hài lòng được khách hàng, điều ấy vô cùng khó khăn vì mỗi ngày có hàng triệu người tham gia vào mạng xã hội.

 Ở các công ty tư nhân, nhất là với những đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực sáng tạo như Tầm Tay thì nhân viên có vị trí rất lớn, giám đốc mới là người sợ nhân viên. Từ xưa đến nay, lúc nào tôi cũng chỉ nhớ là phải đi tết nhân viên chứ không có chuyện nhân viên đi tết mình bao giờ.

Thêm vào đó, ở Việt Nam, để kinh doanh tốt, nhất là trong một ngành đầy nhạy cảm như internet thì việc làm hài lòng các cơ quan chức năng cũng cần phải được để tâm. Cái khó nhất của CEO chính là làm sao để dung hòa được tất cả những điều đó, tạo ra được điểm cân bằng mà mọi đối tượng trong cuộc đều chấp nhận được.

- Trẻ, sáng tạo cũng đồng nghĩa với việc môi trường làm việc phải thoải mái. Với "CEO sợ nhân viên" như anh tự nhận, việc tạo dựng một môi trường làm việc cởi mở, thỏa sức sáng tạo được thực hiện như thế nào?

Phần lớn đồng nghiệp ở Tầm Tay đều rất trẻ, độ tuổi trung bình là 25-26. Vì vậy mà không khí lúc nào cũng vui vẻ và ấm áp. Không gian mở ở Tầm Tay thể hiện nhiều ở cách làm việc của mỗi người.

 Mỗi nhân viên ở đây đều có những mục tiêu dài, ngắn khác nhau và họ được tự do làm việc bằng bất cứ cách nào họ muốn để đạt được mục tiêu đó. Phía công ty sẽ có những hỗ trợ tối đa về thời gian, về nhân lực, tài chính… để làm sao nhân viên có thể an tâm, thỏa sức sáng tạo và cống hiến.

Giữa ảo và thật

- Anh kinh doanh mạng xã hội, vậy một ngày anh dành bao nhiêu thời gian để "lượn lờ" trên đó?

Trần Thanh Sơn: 15 phút cho bản thân. Thời gian chính của tôi là phát triển sản phẩm và nếu sử dụng nó thì chỉ là dùng thử để kiểm tra xem đã hoàn thiện chưa mà thôi.

- Trên mạng tamtay.vn có rất nhiều người là doanh nhân, anh có nghĩ sẽ kết nối họ thành một cộng đồng?

Trần Thanh Sơn: Thời gian tới ngoài thị trường nội địa tôi dự tính xuất khẩu sản phẩm của Tầm Tay ra thị trường nước ngoài

Nhiều người khi vào mạng không muốn tiết lộ bản thân. Tôi biết nick của một ông Thứ trưởng ở một bộ trên tamtay.vn. Ngoài đời tôi biết rõ về ông ấy, nhưng khi trên mạng ông ấy thể hiện mình là một người hoàn toàn khác. Vì vậy mà có nhiều lần tôi thử nghiệm các cuộc offline kết nối các nhóm khác nhau ở cộng đồng mạng nhưng hiệu quả không cao.

- Tôi thấy anh cũng có nick ảo ở trên mạng đấy thôi. Có lẽ ông chủ Tầm Tay cũng giống bao người, muốn tìm một cái tôi khác ở internet?

Trần Thanh Sơn: Tôi không có nhu cầu lắm về việc này. Mạng xã hội với tôi chỉ là nơi lưu trữ, chia sẻ dữ liệu với mọi người chứ không phải chỗ để nói bóng gió hay tâm sự, khóc lóc, kể lể như những gì mà các bạn trẻ bây giờ đang thích. Nhưng vì tôi kinh doanh nó nên tôi làm theo nhu cầu của số đông, giống như game chẳng hạn, càng nhiều người chơi thì doanh thu của tôi càng lớn.

- Câu chuyện về game lúc nào cũng "sốt xình xịch" khi ngày càng có người vì game mà giết người cướp của. Anh nghĩ sao về đạo đức kinh doanh game?

Trần Thanh Sơn: Cần nói rõ loại game Tầm Tay sản xuất và kinh doanh là những game nhỏ dành cho dân văn phòng, không liên quan gì đến game online kiếm hiệp bạo lực mà mọi người hay nói đến. Tôi cho rằng, việc khẳng định, chơi game bạo lực thì trở thành bạo lực là hơi quy kết, do còn nhiều yếu tố khác tác động.

- Và lời khuyên của ông chủ một công ty kinh doanh game dành cho những người nghiện game là…?

Trần Thanh Sơn: Đã là nghiện đương nhiên không tốt, những người sản xuất ra game cũng không bao giờ muốn khách hàng của mình, nhất là trẻ em, nghiện game. Vì vậy lời khuyên của tôi là chơi cho vui, giảm stress, kết thêm bạn bè, nhưng đừng để game ảnh hưởng đến những hoạt động khác, làm mất đi các cơ hội của bản thân.

- Vậy là sau 5 năm nhìn lại, anh vẫn tự tin với sự lựa chọn của mình?

Trần Thanh Sơn: Tôi đã đi đúng hướng và tự tin vào triển vọng phát triển của Tầm Tay cũng như thị trường kinh doanh trên internet. Hãy tin, Việt Nam sẽ có những trang mạng xã hội đủ mạnh của mình để được người Việt lựa chọn cho dù những ông lớn như Facebook, Yahoo… có mong muốn bành trướng đến đâu đi nữa!

- Và không hề nuối tiếc, ngay cả khi bộ dạng đã trở nên thế này?

Trần Thanh Sơn: (cười) Làm công nghệ nó thế cả đấy, ngày đêm kè kè bên cái máy thì còn đâu thời gian dành cho mình. Nhưng được cái, ngành này toàn người trẻ nên lại dễ thông cảm được cho nhau. Khi người ta được sống với niềm đam mê, mọi điều khác trở nên thứ yếu!

Nhìn anh, tôi tự hỏi, không biết khi vị CEO của Facebook cưỡi trâu dạo chơi ở các bản làng Sapa trong lần tới Việt Nam dạo trước, ông ấy có nghĩ đến việc đang có lớp doanh nghiệp Việt Nam tự tin xây dựng cho mình hành trình tạo dựng giá trị dân tộc qua sự lớn mạnh của những trang mạng xã hội của người Việt. Điều ấy cũng như thể gắn ngôi sao vàng năm cánh lên bản đồ mạng xã hội không giới hạn.

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Ông Nguyễn Bảo Hoàng làm thành viên HDQT Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt

Bà NGUYỄN THANH PHƯỢNG – Chủ tịch Hội đồng Quản trị

Bà Phượng là một trong những sáng lập viên và là Chủ tịch Hội đồng quản trị của VCSC. Bà đồng thời là sáng lập viên và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt
Trước đây, bà từng làm Giám đốc đầu tư của quỹ Vietnam Holding, một quỹ đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán London. Ngoài ra, bà Phượng từng giữ vị trí Phó Giám đốc tài chính của Công ty Liên doanh Holcim (Việt Nam), một tập đoàn đa quốc gia Thụy Sĩ

Bà Phượng tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). Bà đã hoàn tất chương trình Thạc sĩ chuyên nghành Quản trị tài chính của Trường Đại học Quốc Gia Geneva, Thụy Sĩ. Hiện bà là nghiên cứu sinh chương trình đào tạo Tiến sĩ tại Trường Kinh doanh, Học Viện Công nghệ Châu Á

Ông TÔ HẢI – Tổng Giám đốc, Thành viên Hội đồng quản trị

Trước khi thành lập ra VCSC, ông Hải là Phó Tổng Giám đốc điều hành và là Giám đốc chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh của Công ty Chứng khoán Bảo Việt

Ông Hải có kiến thức sâu và vững chắc trong mảng tư vấn Nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (Investment Banking) và kinh nghiệm sâu rộng về thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, sau nhiều năm hoạt động trên thị trường, ông Hải đã được biết đến như là một trong những chuyên gia có tiếng và thành đạt với nhiều thành tích xuất sắc trong việc cung cấp các dịch vụ tư vấn cổ phần hóa, phát hành chứng khoán ra công chúng, tái cấu trúc tài chính, v.v…

Trước khi tham gia Công ty Chứng khoán Bảo Việt, ông Hải đã từng hợp tác cùng Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á với vai trò là Giám đốc phát triển kinh doanh

Ông được cấp bằng Cử nhân Quản trị công nghiệp của Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh và bằng Thạc sĩ chuyên nghành Tài chính – Ngân hàng của Đại học Sydney, Úc. Ông Hải còn được cấp các chứng nhận và chứng chỉ hoạt động của Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam


Ông HUỲNH RICHARD LÊ MINH – P. Tổng Giám Đốc, Thành viên Hội Đồng Quản Trị

Ông Minh có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán và quản trị chuyên nghiệp tại Việt Nam và Mỹ

Trước khi gia nhập VCSC, ông là Giám đốc tư vấn của công ty PricewaterhouseCoopers Việt Nam, chuyên tư vấn và cung cấp các dịch vụ kiểm toán tài chính và các dịch vụ tư vấn khác có liên quan cho khách hàng địa phương cũng như các tập đoàn đa quốc gia

Ông Minh có bằng Cử nhân thương mại của Đại học Curtin phía Tây Úc (Curtin University of Western Australia) và cũng là thành viên của Hiệp hội kế toán viên công chứng Úc (Australian CPA)

Ông NGUYỄN QUANG BẢO – P.Tổng Giám Đốc – Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Thành viên Hội Đồng Quản Trị

Ông Nguyễn Quang Bảo đa có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và chứng khoán. Tham gia vào thị trường chứng khoán ngay từ những ngày đầu thành lập, ông Bảo đa nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện nhiều quy trình nghiệp vụ của một công ty chứng khoán. Với kinh nghiệm và khả năng của mình, ông Bảo đa tham gia định giá, xây dựng phương án cổ phần hoá, tổ chức bán đấu giá cho rất nhiều doanh nghiệp, trên nhiều địa bàn khác nhau

Trước khi làm việc tại VCSC, Ông Bảo đa từng giữ chức vụ Phó Giám đốc Công ty kiêm Giám đốc Chi nhánh Tp. HCM của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Phó Giám đốc Khối Dịch vụ Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn kiêm Giám đốc Chi nhánh Hải Phòng. Ông tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Tín dụng tại Học Viện Ngân hàng và bằng Cử nhân chuyên ngành Tài chính Tín dụng tại Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội

Ông TRẦN QUYẾT THẮNG – Thành viên Hội đồng Quản trị

Ông Thắng hiện đang giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty REFICO – một công ty cổ phần chuyên phát triển các dự án địa ốc.

Ông có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực tài chính, đầu tư và quản trị. REFICO hiện đang đầu tư và phát triển hàng loạt dự án địa ốc với tổng giá trị lên đến hơn 300 triệu USD trong mảng căn hộ cao cấp, nhà nghỉ cao cấp, các tòa nhà văn phòng và thương mại
Ông Thắng tốt nghiệp ngành luật từ các trường nổi tiếng ở Đức và Anh. Ông đồng thời là sáng lập viên của Văn phòng luật sư Thắng và Các đồng sự (Thắng & Associates)

Ngoài ra, ông còn là một trong những người sáng lập nên Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) và từng là Tổng Giám đốc của SSI. Ông Thắng còn giữ vị trí Chủ tịch Ủy Ban đầu tư của Quỹ Aureos (Anh) chuyên đầu tư vốn cổ phần cá nhân trên toàn cầu

Ông NGUYỄN BẢO HOÀNG – Thành viên Hội Đồng Quản Trị

Nguyễn Bảo Hoàng (Henry) hiện đang là Tổng Giám đốc của Quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam (IDGVV), chuyên đầu tư vào các công ty thuộc lĩnh vực tiêu dùng, truyền thông và công nghệ kể từ năm 2004. Trước khi gia nhập IDG Ventures Vietnam, anh từng là cộng sự nghiên cứu của Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs tại NewYork. Anh cũng là một trong các thành viên sáng lập S2S Medical Publishing và trang web Medschool.com.

-> Đọc thêm: CEO Nguyễn Bảo Hoàng IDG đầu tư vào Tamtay.vn

Henry hiện đang giữ chức vụ điều hành của các công ty như tập đoàn VC, Vật Gía, VTC Online, Tập đoàn Công nghệ Vega, VinaPay và Goldsun Focus Media. Anh cũng là thành viên của Hiệp hội Asia Society và được vinh danh là nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu Young Global Leader của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Ngoài ra, anh còn là thành viên hội đồng cố vấn của tổ chức Operation Smile Vietnam và Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam. Henry tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh Đại học Harvard, cử nhân bác sĩ y khoa trường Đại học Northwestern và thạc sĩ quản trị kinh doanh của trường Kellogg School of Management -Hoa Kỳ

Ông TRẦN BẢO TOÀN – Thành viên Hội đồng quản trị

Ông Toàn cũng là một trong những thành viên sáng lập của Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Bản Việt và hiện tại ông giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT. Trước khi thành lập Quỹ Bản Việt, ông là một trong những Giám đốc của Vietnam Holding.

Ông Toàn làm việc hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, quản lý quỹ và tài sản tại Thụy Sĩ, Credit Suisse tại Luxembourg, Banque Generale du Luxembourg và Ngân hàng Aargauische Kantonal, sau đó làm Giám đốc quản lý danh mục đầu tư cấp cao và Trưởng phòng nghiên cứu.

Ông đã lấy bằng Thạc sĩ tại trường đại học Fribourg, làm luận án Tiến sỹ với chủ đề “Thị trường ngân hàng Việt Nam, đặc biệt phân tích tầm quan trọng của mô hình Quản trị Hội đồng Doanh Nghiệp (Corporate Governance)” tại Đại học St. Gallen, Thụy Sĩ.