Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

ĐC Lê Thanh Hải dự lễ khánh thành di tích Khu ủy Sài Gòn - Gia Định

Sáng 28/4, đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, UB.MTTQ VN TPHCM có các đồng chí Lê Thanh Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy; Lê Hoàng Quân - Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch UBND TP; Nguyễn Văn Đua - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Dương Quan Hà - Chủ tịch UB.MTTQ Tp.HCM; Nguyễn Văn Hiếu - Bí thư Thành đoàn đã đến dự Lễ kỷ niệm 37 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, kỷ niệm 126 năm ngày Quốc tế Lao động 1/5 và Lễ khánh thành công trình tôn tạo khu di tích căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định giai đoạn 1 tại tỉnh Bến Tre. Cùng dự Lễ còn có 50 đoàn viên thanh niên, đại diện các cơ sở đoàn trực thuộc Thành đoàn Tp.HCM và hàng ngàn người dân tỉnh Bến Tre.


Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đang thăm di tích 1 miệng hầm nổi tại khu di tích - Ảnh:TTO

Trong bài phát biểu của mình tại buổi lễ, đồng Lê Thanh Hải đã đặc biệt cám ơn Đảng bộ - Chính quyền  và nhân dân huyện Mỏ Cày và xã Tân Phú Tây, tỉnh Bến Tre đã quan tâm gìn giữ và tôn tạo Khu Di tích lịch sử căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Khu di tích này đóng tại Bến Tre theo quyết định của Thường vụ TW Cục miền Nam và đã được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1995. Công trình tôn tạo khu di tích căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định được khởi công từ tháng 9/2010, đến nay đã hoàn thành giai đoạn 1 với diện tích hơn 14 nghìn mét vuông, với tổng mức đầu tư gần 18 tỷ đồng. Khu di tích căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định được chia làm 2 khu là khu trung tâm và khu các hầm lịch sử. Những khu hầm này từng là nơi ở và làm việc của các đồng chí Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ,Trần Bạch Đằng,… Nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử to lớn của Khu di tích căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, đồng chí Lê Thanh Hải - Bí thư Thành ủy đã bày tỏ:

Dịp này, UB.MTTQ TPHCM đã trao tặng 300 triệu đồng, Thành đoàn TPHCM đã tặng 250 triệu đồng, Hội liên hiệp Phụ nữ TP tặng 250 triệu đồng ủng hộ xây nhà tình nghĩa, tình thương cho người dân vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Bến Tre.

Ngọc Hiếu

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải: Tạo vốn đòn bẩy từ quỹ đất

Tiếp tục chuyến khảo sát, kiểm tra 1 năm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội IX của Đảng bộ TPHCM ở 24 quận, huyện, sáng 10-4, đoàn công tác Thành ủy TPHCM do đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM làm việc với huyện Bình Chánh, quận Bình Tân. Tham gia đoàn có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM; Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM cùng đại diện đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, UBND TPHCM và các sở, ngành TP.

le thanh hai

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cùng các đồng chí lãnh đạo TPHCM trao đổi với Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh Trần Trọng Tuấn về quy hoạch trên địa bàn huyện. Ảnh: Việt Dũng

Kiểm tra thực tế ở huyện Bình Chánh, đồng chí Lê Thanh Hải nhận xét, huyện có nhiều sáng kiến, phát huy tính năng động, sáng tạo trong triển khai nghị quyết, nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn, kéo giảm tai nạn giao thông, chăm lo đời sống gia đình nghèo. Sắp tới, huyện cần tiếp tục đa dạng hình thức cho vay đối với các hộ cận nghèo, các hộ mới thoát nghèo và các hộ gia đình tái định cư. Đồng chí nhận định, đất đai không chỉ là tài nguyên mà là tài sản nên việc Bình Chánh tạo ra nguồn vốn từ quỹ đất (chiếm 30% tổng nguồn vốn) là cách làm hiệu quả, phù hợp tình hình hiện nay. Đây chính là “vốn mồi” làm đòn bẩy để thu hút các dòng tài chính khác phục vụ nhu cầu phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật các dự án xây dựng mới. Bài học rút ra là trong công tác này cần có nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt. Vì vậy, huyện Bình Chánh nên có những biện pháp hiệu quả hơn nữa để đưa nguồn lực này thành nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Đồng chí cho rằng, khi thực hiện nhiệm vụ tái định cư, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, chăm lo các hộ nghèo, các cấp ủy và chính quyền địa phương phải đứng trên quan điểm vì nhân dân phục vụ.

Chiều cùng ngày, làm việc với quận Bình Tân, đồng chí Lê Thanh Hải đánh giá cao việc triển khai nghị quyết Đảng với nhiều cách làm phong phú, sáng tạo. Việc hơn 99% chủ nhà trọ cam kết không tăng giá thuê phòng cho thấy công tác dân vận của cả hệ thống chính trị đạt hiệu quả cao. Trong tình hình khó khăn hiện nay, việc bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội không chỉ là bảo vệ quyền của mỗi người dân mà còn là một nhiệm vụ quan trọng để địa phương phát triển bền vững. Đồng chí lưu ý quận Bình Tân cần linh hoạt, vận dụng cơ chế chính sách để sớm giải quyết thủ tục hơn 5.000 hồ sơ đất của dân còn tồn đọng, qua đó giúp dân ổn định cuộc sống.

Tuấn Sơn

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Chiều 1/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã tiếp ông Lý Kỷ Hằng, Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhân dịp ông đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác giữa hai địa phương.

Tại buổi tiếp, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải đánh giá cao tiềm năng phát triển của tỉnh Vân Nam và mong muốn tỉnh Vân Nam sẽ tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các địa phương nước ta, trong đó có TPHCM, qua đó góp phần củng cố, phát triển mối quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và tình hữu nghị, gắn bó giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.

Le Thanh Hai

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam - Trung Quốc Lý Kỷ Hằng

Bí thư Lê Thanh Hải cũng mong muốn TPHCM và Vân Nam chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế, đầu tư hạ tầng để phát huy hơn nữa các thế mạnh của hai bên cũng như đưa sự hợp tác tiến triển và gặt hái kết quả cao hơn.

Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam Lý Kỷ Hằng chân thành cảm ơn Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải đã dành thời gian tiếp đoàn và bày tỏ vui mừng trước những thành tựu mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Ông cho biết chuyến thăm nhằm phát triển và thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị giữa hai bên. Đồng thời bày tỏ mong muốn được tăng cường hợp tác với TPHCM trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và đặc biệt là hợp tác về du lịch, lĩnh vực mà TPHCM và tỉnh Vân Nam đều có thế mạnh.

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tham dự chương trình gala Nghĩa tình Trường Sơn lần hai

Tối 24-2, tại Nhà hát TPHCM, Báo Sài Gòn Giải Phóng và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) đồng tổ chức chương trình gala “Nghĩa tình Trường Sơn” lần hai, nhằm sơ kết giai đoạn một và khởi động giai đoạn hai.

Đến dự có các đồng chí: Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội; Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên TƯ Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên TƯ Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM; Trung tướng Trần Hoa, Tư lệnh Bộ đội biên phòng; Thiếu tướng Phan Khắc Hy, Phó Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh; Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TPHCM; lãnh đạo Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang các tỉnh, thành cùng các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ tại đường Trường Sơn. Tướng Đồng Sỹ Nguyên (Chủ tịch danh dự Hội truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh) do điều kiện sức khỏe không cho phép nên không thể tham dự, đã gửi lời bày tỏ sự cảm động trước việc làm cao đẹp của chương trình “Nghĩa tình Trường Sơn” do Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức trong những năm qua.


Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải tri ân người giao liên mù tải đạn A Lăng Bhuốch và Anh hùng LLVT Nguyễn Viết Sinh - những người góp phần làm nên Trường Sơn huyền thoại. Ảnh: Việt Dũng

Lên sân khấu trong bộ quân phục nghiêm cẩn, Anh hùng Lực lượng vũ trang Trường Sơn Nguyễn Viết Sinh tần ngần xúc động, vừa thoáng ngậm ngùi khi nghe nhắc đến kỷ lục “người chiến sĩ giao liên đường Trường Sơn thồ hàng với tổng đoạn đường dài nhất” mà ông vừa được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận .

Ông chậm rãi trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình mà nghe giọng rưng rưng: “Đó là phần thưởng cho một cuộc thi thầm lặng không có trọng tài, chỉ có đồng đội. Ngay lúc này đây, tôi nhớ đồng đội. Xưa, đi gùi hàng, tải, ngày ngày, anh em đồng đội động viên nhau gùi thêm ít hàng, tải thêm ít đạn. Thêm một gùi hàng là đồng bào miền Nam bớt phần cơ cực, thêm một viên đạn là ngày thống nhất đất nước sẽ càng gần. Thành tích này là của chung anh em đồng đội chứ đâu của riêng mình”.
Tham gia đường Trường Sơn từ năm 1961, ông Sinh nằm trong lứa quân đầu tiên tham gia vận chuyển vũ khí, nhu yếu phẩm chi viện cho miền Nam. Hơn 50 năm trôi qua, hòa bình rồi, ông ít có dịp gặp lại đồng đội cũ. “Lâu lâu nhận được tin thì thường là tin buồn nhiều hơn là tin vui: Có người bệnh nặng, người qua đời, người lại sống trong nghèo nàn cơ cực. Năm rồi, tôi tổ chức một chuyến cho anh em đồng đội về thắp nhang tại Nghĩa trang Trường Sơn mà phải xuôi ngược vận động mãi mới kiếm đủ tiền cho các ông ấy đi. Tội nghiệp, có người nghèo đến mức không đủ tiền góp tiền xe. Nếu có một mong ước, tôi ước chi những người lính Trường Sơn năm nào vẫn được khỏe mạnh, hạnh phúc, cùng nhau trở lại Trường Sơn một lần, đến nơi đơn vị đóng quân, sống với nhau một đêm trong không khí hồn nhiên thời trai trẻ”- ông nói.

Lệ Quyên và nhóm múa ABC biểu diễn bài Khát vọng. Ảnh: An Dung

Đôi hốc mắt hõm sâu không thể nhìn người đối diện, giọng nói ngập ngừng do không rành tiếng Kinh, vậy mà câu chuyện của người giao liên mù tải đạn Alăng Bhuôch (người K’Tu) khiến người nghe bồi hồi xúc động.  “Alăng Bhuôch không có con mắt nhưng có 2 cái chân, 2 cái tay. Miền Nam chưa giải phóng, Alăng Bhuôch muốn độc lập, vậy là đi chiến trường thôi”. Gùi trên lưng, gậy trên tay, vượt đèo, lội suối, băng dốc, xuyên rừng, Alăng Bhuôch miệt mài cõng vũ khí, lương thực. Đường xa, nguy hiểm giăng tứ bề, vậy mà chưa một lần Alăng Bhuôch làm mất vũ khí, đạn dược.

“Chiến tranh năm  tháng lùi dần
Em về sống giữa âm thầm cố hương
Lại bươn chải giữa đời thường
Lại mòn mỏi những chiều buông nắng tà
Bạn bè đôi lứa người ta
Em nhìn theo dấu xe hoa mà buồn
Vọng phu còn được bồng con
Em mong làm mẹ chẳng tròn đam mê…”

Lời thơ nhói lòng. Và khi tác giả của bài thơ xuất hiện giữa sân khấu trong màu áo nâu sồng, cả khán phòng như nghẹn lại. Sư thầy Đàm Phương – nữ thanh niên xung phong xinh đẹp ngày nào giờ đã nương nhờ cửa Phật. Sư thầy chia sẻ: “Mấy chục năm rồi mà hễ nhắm mắt là kỷ niệm lại hiện về: bom rơi, đạn nổ, xe cháy, người chết, đói khát, sốt rét… Những ngày nắng rát cháy da hay những đêm mưa gió dầm dề, mấy chị em mặc áo phao, áo mưa trắng làm cọc tiêu dẫn đường cho xe chạy trên tuyến đường 20 Quyết Thắng. Rồi những lần mấy chị em ôm nhau khóc trong chiến hào. Không nghĩ đến thì thôi, cứ nghĩ đến là không cầm được nước mắt”.


Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên TƯ Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM tặng hoa đồng chí Trần Thế Tuyển - Tổng Biên tập Báo SGGP. Ảnh: An Dung

Hòa bình về, đến thăm đồng đội cũ, có người ôm chầm lấy Phương mà trách: “Sao mày đi tu mà không… rủ tao đi cùng?”. Hỏi ra mới biết nhiều chị em khổ quá, người không có chồng, người có chồng lại không thể có con, người có con thì 3 lần sinh đều không nuôi được vì đứa trẻ bị nhiễm chất độc da cam”. “Có mặt trong chương trình hôm nay, tôi rất vui. Thông qua chương trình, rất mong mọi tấm lòng trong xã hội sẽ hướng về, giúp đỡ chia sẻ bớt một phần khó khăn mà những người lính Trường Sơn – những anh chị em đồng đội tôi đang gánh chịu”- bà xúc động nói.
Món nợ càng trả càng đầy

Trong không khí trang trọng của buổi lễ, Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng Trần Thế Tuyển điểm lại kết quả của giai đoạn một chương trình Nghĩa tình Trường Sơn. Từ những kết quả đáng trân trọng này, chương trình Nghĩa tình Trường Sơn đã tạo thành phong trào rộng lớn, cả nước cùng vào cuộc hướng về Trường Sơn huyền thoại.

Giai đoạn hai của chương trình được phát động ở tầm cao mới với đối tượng thụ hưởng nhiều hơn, địa bàn rộng hơn với sự tài trợ không chỉ của doanh nghiệp mà còn có các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước.

Các mục tiêu dự kiến chính: xây dựng 800 căn nhà tình nghĩa (45 triệu đồng/căn); xây dựng 3 đền thờ liệt sĩ Trường Sơn tại 3 địa điểm: trọng điểm A-T-P trên Đường 20 Quyết Thắng sát biên giới Lào, giao điểm Đông-Tây Trường Sơn tại Ngọc Hồi – Kon Tum, và căn cứ điểm cuối cùng của đường Trường Sơn ở huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước với tổng trị giá 45 tỷ đồng; dành 5 tỷ đồng xây dựng 5 trạm xá tại các bản làng biên giới thuộc các tỉnh Đắk Lắk, Quảng Nam, Quảng Trị, Xavanakhet (Lào), Rattana Kiri (Campuchia); tài trợ 2.500 suất học bổng trị giá 5 tỷ đồng; thực hiện bộ phim ký sự “Trở lại Trường Sơn huyền thoại” dài 52 tập với sự phối hợp của Đài Truyền hình TPHCM, dự kiến phát sóng từ tháng 5-2012 trên kênh HTV9…

Từ giai đoạn hai, Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam là một trong hai thành viên của Ban Tổ chức chương trình Nghĩa tình Trường Sơn. Thiếu tướng Phan Khắc Hy, Phó Chủ tịch Hội tâm sự chân tình: “Chương trình thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, mang tính nhân văn sâu sắc, chẳng những người còn sống được quan tâm chăm sóc mà linh hồn các liệt sĩ cũng cảm nhận được những tình cảm đó. Chúng ta không thể lãng quên những người đã hy sinh, đổ xương máu mà phải có những hành động thiết thực đền ơn đáp nghĩa. Đây là cuộc hành trình của trái tim về cội nguồn. Tin rằng giai đoạn hai sẽ thành công vì có sự hưởng ứng của cả nước và vong linh các liệt sĩ ủng hộ”.

Thay mặt lãnh đạo Thành ủy và chính quyền TPHCM, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thị Thu Hà biểu dương tập thể cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Sài Gòn Giải Phóng đã xây dựng và thực hiện tốt một chương trình từ thiện đầy tính nhân văn thông qua việc vận động, kết nối, đưa nguồn tài trợ từ nhà tài trợ đến đúng đối tượng thụ hưởng.

Đồng chí tin tưởng với sự đồng hành của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Ban chấp hành Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh Việt Nam, chương trình Nghĩa tình Trường Sơn giai đoạn hai sẽ thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của các nhà tài trợ và các nguồn tài trợ; sẽ có nhiều hơn các gia đình cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong Trường Sơn cả nước và đồng bào các dân tộc sinh sống trên đại ngàn Trường Sơn được nhận nguồn tài trợ từ chương trình; sẽ có thêm những ngôi đền tưởng niệm góp phần làm ấm lòng các anh hùng liệt sĩ trên các trọng điểm máu lửa của Trường Sơn…

Với những thành tích trong công tác tổ chức chương trình Nghĩa tình Trường Sơn từ năm 2009 đến năm 2011, Báo Sài Gòn Giải Phóng và Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam được vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, 12 tập thể và cá nhân được nhận Bằng khen của UBND TPHCM vì đã đóng góp, hỗ trợ và tham gia chương trình Nghĩa tình

Trường Sơn giai đoạn một (2009 – 2011). - http://lethanhhai.net/bi-thu-thanh-uy-le-thanh-hai-tham-du-chuong-trinh-gala-nghia-tinh-truong-son-lan-hai.html

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

[Chuyên mục tiểu sử Lãnh đạo] Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Blog Nguyễn Tấn Dũng cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt động...

Le Thanh Hai

Họ và tên: Lê Thanh Hải (tên thường gọi Hai Nhựt)

-> Đọc thêm: Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay

Sinh ngày 20/2/1950.

Quê quán: Xã Điều Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Dân tộc: Kinh

Ngày vào Đảng Cộng sản Việt nam: 17/4/1968

Trình độ học vấn: Đại học (Cử nhân kinh tế, Cử nhân văn chương).

Lý luận chính trị: Cao cấp.

Tóm tắt quá trình công tác

Năm 1966: Thoát ly gia đình tham gia cách mạng.

Từng kinh qua nhiều chức vụ từ cơ sở như: Chủ tịch, Bí thư xã, Bí thư Quận đoàn Tân Bình, Phó Bí thư Đảng ủy cấp trên cơ sở kiêm Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Quận ủy quận 5, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc sở Kế hoạch-Đầu tư.

Năm 1999: Ủy viên Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 4/2001: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Từ 7/1001: là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố khóa VI.

Tháng 4/2006: tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.

Từ 28/6/2006: Giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong thời gian này đồng chí cùng với ban lãnh đạo TPHCM lãnh đạo TP phát triển nhanh và bền vững, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng TPHCM vẫn vượt qua nhiều thách thức và cùng cả nước phát triển.

Từ tháng 10/2010: tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII được bầu giữ chức Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh.