Trong những nước có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc thì có thể nói Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhất. Thế nhưng Philippines là nước có lực lượng Hải quân yếu kém nhất.
Trung Quốc đã có chiến lược mới rất linh hoạt
Có lẽ quá ỉ lại liên minh quân sự với Mỹ, hơn nữa, từ đầu năm 2010 trở lại đây sự chuẩn bị của Philippines thiếu bài bản, không phục vụ cho lối đánh của các nước nhỏ ven biển, chưa tìm kiếm cho mình những loại vũ khí trang bị để chiếm ưu thế trên “sân nhà”.
Hai chiếc tàu chiến lớn nhất của Mỹ viện trợ không làm Trung Quốc quan tâm một chút nào vì nó chẳng tỏ ra nguy hiểm.
Lính thủy đánh bộ Mỹ- Philippines diễn tập tấn công đổ bộ.
Philippines ở một khoảng cách gần khu vực tranh chấp hơn Trung Quốc đến 5 lần nhưng Philippines không tập trung được lực lượng áp đảo để trấn áp nhanh, gọn.
Thiếu chú trọng và thiếu lực lượng “phi hải quân” thực thi chủ quyền trên biển nên không triển khai được thế trận đối phó mang tính dân sự. Hoảng hốt và hoảng sợ trước chiến thuật “lấy thịt đè người” nên không còn làm chủ được khu vực tranh chấp.
Sự tính toán của Trung Quốc rất là khôn ngoan nên họ hành động quyết liệt, dứt khoát. Họ hiểu quá rõ sức mạnh tinh thần, vật chất của Philippines nên sẵn sàng trấn áp. Philippines không có gan, không có “trái tim nóng” để tạo ra những “đâm va hàng hải” nên mấy tàu Hải giám to lớn của Trung Quốc tha hồ tạo nên sóng lớn khiến tàu nhỏ Philippines hoảng sợ. Trung Quốc đã “ghi bàn trên sân nhà” Philippines.
Tình hình diễn biến những ngày vừa qua trong cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc đã cho thấy:
Trung Quốc đã có chiến lược mới rất linh hoạt. Đó là dùng lực lượng Hải quân để răn đe, lực lượng nòng cốt chủ yếu giải quyết tranh chấp chính là lực lượng phi Hải quân, hải quân giả dạng, dân sự có vũ trang, với số lượng đông với chiến thuật “lấy thịt đè người”.
Chiến lược này đã tỏ ra hiệu quả tại Scarborough. Hiện nay đã có 34 chiếc đang quây chặn, tàu Philippines chỉ nhìn vào mà không biết làm gì, trong khi ngư dân Trung Quốc thì vô tư đánh bắt.
Các nước ASEAN phải làm gì để đối phó?
Để đối phó với chiến thuật mới này, mỗi nước có mỗi cách.
Chẳng hạn như Việt Nam đã không ngừng tăng cường sức mạnh cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển như lực lượng Cảnh sát biển.
Hỗ trợ, trang bị cho ngư dân khi cần thiết và điều đặc biệt quan trọng nhất, quyết định thành bại là trang bị cho quân, dân tinh thần “một tấc không đi, một ly không rời”, kiên quyết bảo vệ đến cùng vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh luôn là thư vũ khí đáng sợ nhất cho những kẻ chuyên làm những việc phi nghĩa.
Philippines đã cử tầu tuần tra ven biển lớp Cyclone tới gần bãi đá ngầm Scarborough
Cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough cho đến thời điểm này Trung Quốc hoàn toàn làm chủ. Cả nước Philippines như sôi lên sùng sục.
Tuy nhiên trong tương lai gần, chắc chắn xung đột quân sự sẽ chưa xảy ra (mà nếu có xảy ra thì cũng bắt đầu bởi Philippines) vì Trung Quốc tìm mọi cách để không xảy ra vì Trung Quốc không bao giờ muốn Mỹ có cơ hội nhảy vào can thiệp.
Nhưng tại sao những ngày gần đây Trung Quốc liên tục đòi “tung 2 nắm đấm”, “Hải quân Trung Quốc sẽ sẵn sàng ra tay vào cuộc…” trong khi chỉ bằng lực lượng dân sự họ đã đẩy bay Philippines ra khỏi khu vực tranh chấp và hoàn toàn làm chủ khu vực này rồi cơ mà?
Và đây là câu trả lời: Trung Quốc răn đe, dọa dẫm Philippines ghê rợn như vậy vì sợ Philippines “làm càn” sử dụng biện pháp quân sự trước.
Một ngư trường truyền thống nhiều hải sản, gần như trước cửa nhà, bổng dưng bị người khác chặn lại, cấm đánh bắt như vậy Philippines không phản ứng dữ dội mới là ngạc nhiên.
Trong tình thế thực lực yếu kém so với Trung Quốc, Philippines chỉ còn giải pháp duy nhất là sử dụng Hiệp ước với Mỹ đã kí năm 1951. Muốn vậy phải dùng biện pháp quân sự để đòi lại bãi cạn Scarborough. Chỉ có như vậy Mỹ mới vào cuộc để thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước.
Nếu Philippines dùng Hải quân trấn áp, đuổi hết các tàu của Trung Quốc ra khỏi bãi cạn Scarborough thì Trung Quốc sẽ vô cùng nan giải khi xử lý. Hoặc sẽ bị mất mặt, máu dân tộc của một bộ phận dân chúng không nhỏ sẽ khiến Trung Quốc thành loạn. Hoặc là phải đối đầu với Mỹ trong khi chưa đủ mạnh, chưa đủ bản lĩnh và đặc biệt là biết trước chắc chắn không thể thắng.
Một sự lựa chọn sẽ vô cùng khó khăn, cho nên, Philippines “làm càn” là điều mà Trung Quốc không hề muốn. Trung quốc sẽ làm mọi cách bao gồm đe dọa tấn công bằng quân sự với những lời lẽ hết sức hùng hồn mà thực chất là để che đậy sự lo lắng, sợ hãi, hòng làm cho Philippines nhụt chí, ngăn chặn từ xa…mà không dám đụng đến Trung Quốc.
Vấn đề quyết định là, liệu Philippines có đủ bản lĩnh để đòi lại những gì đã mất oan ức bằng cách này hay không? Philippines bị Trung Quốc thông qua giới truyền thông đe điều này, dọa điều kia liệu có đủ gan hành động để kéo Mỹ vào cuộc hay không?
Nếu như Philippines tỏ ra an phận, chấp nhận sự đã rồi thì rốt cuộc, cuộc tranh chấp này Trung Quốc chỉ “nhòm” vào Mỹ để xử lý chứ không phải Philippines. Và, chủ quyền của Philippines chẳng phải là phụ thuộc vào sự “mặc cả” Mỹ -Trung Quốc?
Lúc đó Philippines không còn gì mà đàm phán hoặc phải đàm phán với Trung Quốc trong thế yếu. Yếu đến đâu thì còn phụ thuộc vào sự can thiệp của Mỹ.
Rõ ràng, việc chiếm bãi cạn Scarborough trong tình thế hiện nay là điều hết sức dại dột của Trung Quốc. Hành động này có lẽ chỉ phục vụ trước mắt cho Cục đánh bắt cá Trung Quốc mà thôi. Về chiến lược, đây là một sai lầm tai hại
Chiến thuật “lấy thịt đè người” với răn đe bằng Hải quân tỏ ra rất nguy hiểm với các nước trong khu vực có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc (trừ Philippines).
Sự nguy hiểm thể hiện ở chỗ, Hải quân của họ, ỉ vào sức mạnh vượt trội, sẵn sàng để can thiệp. Nhưng nếu như sự răn đe của Hải quân Trung Quốc không có hiệu lực thì chiến thuật đó sớm hay muộn cũng thất bại.
Philippines, mặc dù biết Hải quân của mình chưa là gì so với Trung Quốc, nhưng họ biết tỏng tong Hải quân Trung Quốc không dám làm gì họ. Tranh chấp Scarborough, Trung Quốc đã tự đưa mình vào rắc rối không đáng có khi đã dồn đối thủ vào chân tường, không còn gì để mất. Hậu quả thật khôn lường.
0 Comments:
Đăng nhận xét