Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Lá chắn tên lửa Mỹ “hạ gục” Trung Quốc

Một quan chức Bộ Quốc phòng Nga hôm qua (3/5) tuyên bố, lá chắn tên lửa mà Mỹ và NATO định dựng lên ở Châu Âu có thể vô hiệu hóa khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc nhanh hơn nhiều so với của Nga.

Phát biểu tại một hội nghị về vấn đề phòng thủ tên lửa được tổ chức ở thủ đô Moscow ngày hôm qua, ông Sergei Koshelev, người đứng đầu Cục Hợp tác Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Nga, cho rằng: “Khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc sẽ bị lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO vô hiệu hóa sớm hơn Nga. Trung Quốc có khả năng về hạt nhân hạn chế hơn rất nhiều so với của Nga”.

Theo Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược mới được Mỹ và Nga ký kết năm 2010, Nga có quyền triển khai 1.500 đầu đạn hạt nhân và 800 tên lửa. Kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc chỉ bằng một phần nhỏ so với của Nga.

Trung Quốc đã thừa nhận thực tế trên, ông Koshelev cho biết. "Tuy nhiên, Trung Quốc rõ ràng có một chính sách khác để đảm bảo an ninh quốc gia và chính sách đó phải do chính Trung Quốc tự đánh giá”, vị quan chức quốc phòng của Nga nói thêm.

Ông Koshlev tin rằng, Bắc Kinh đóng vai trò lớn trong việc gây ảnh hưởng đến kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO. Không rõ đây có phải là động thái của Nga nhằm lôi kéo Trung Quốc đứa về phía nước này trong cuộc đối đầu với Mỹ về vấn đề phòng thủ tên lửa hay không.

Mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ về vấn đề lá chắn tên lửa thời gian này lại có dịp bùng lên khi NATO do Mỹ dẫn đầu có dự định thông báo việc triển khai giai đoạn đầu của kế hoạch thiết lập lá chắn tên lửa ở Châu Âu trong hội nghị thượng đỉnh ở Chicago vào ngày 20/5 tới.

Moscow từ lâu đã phản đối kế hoạch của Mỹ và NATO trong việc thiết lập các cơ sở phòng thủ tên lửa gần biên giới nước này vì cho rằng các hệ thống đó sẽ làm ảnh hưởng đến an ninh nước Nga. Washington và NATO liên tục khẳng định hệ thống lá chắn tên lửa của họ ở Châu Âu là nhằm để ngăn chặn những cuộc tấn công có thể xảy ra từ phía Iran và Triều Tiên. Moscow yêu cầu Mỹ và NATO phải đảm bảo trên “giấy trắng mực đen” rằng, hệ thống lá chắn tên lửa của họ ở Châu Âu không nhằm chống Nga. Tuy nhiên, Mỹ và NATO đến nay vẫn bác bỏ yêu cầu đó.

Nga đã nhiều lần đe dọa sẽ triển khai một loạt tên lửa ở khu vực biên giới để đối phó với lá chắn tên lửa Mỹ nhưng những lời đe dọa này không làm Washington nao núng. Mỹ tuyên bố sẽ kiên quyết triển khai kế hoạch lá chắn tên lửa bất chấp sự phản đối của Nga.

Kiệt Linh - (theo RIA)

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Tên lửa không đối không hàng đầu thế giới của Việt Nam

Trung tuần tháng 4 năm 2012, Malaysia đã mua các tên lửa RVV-AE (R-77) của Nga tổng trị giá 35 triệu USD để triển khai trên máy bay Mig-29N và 18 Su-30MKM. Lô các tên lửa đầu tiên sẽ tới Malaysia vào cuối năm 2012.

R-77 là loại tên lửa không đối không tầm trung hàng đầu trên thế giới, một trong những vũ khí hiện đại trang bị trên chiến đấu cơ Nga và nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam.


Thiết kế R-77


Thiết kế phần đuôi của tên lửa R-77


Tên lửa R-77 được phóng đi từ máy bay Su30


R-77 do hãng Vympel thiết kế, sản xuất dùng cho mục đích tấn công tiêu diệt tất cả các mục tiêu trên không như máy bay, trực thăng và tên lửa có cánh trong điều kiện bị gây nhiễu điện tử mạnh.


Loại tên lửa này có thể trang bị trên hầu hết tiêm kích đa năng hiện đại của Nga như MiG-29; MiG-31, MiG-35, Su-27/30, Sukhoi PAK FA T-50...


thậm chí, cả biến thể hiện đại hóa của tiêm kích huyền thoại MiG-21 (MiG-21 Lancer, MiG-21-93, MiG-21bison).


Đặc trưng của R-77 có 4 cánh thăng bằng ở chính giữa và phía đuôi, tên lửa có chiều dài 3,6m, đường kích 200mm, khối lượng 175kg, lắp một đầu đạn nổ phân mảnh nặng 22kg.


Xác suất tiêu diệt mục tiêu của R-77 là 70 đến 85%


Một chiếc Su30 được trang bị 5 tên lửa R-77


được dẫn đường quán tính đồng thời hiệu chỉnh bằng radar (giai đoạn đầu bằng quán tính, sau đó được radar chủ động dẫn đường) với các thông tin cập nhật liên tục từ máy bay


khi cách mục tiêu khoảng 20km đầu tự dẫn radar chủ động tên lửa kích hoạt, quét tìm, khóa, tiêu diệt mục tiêu.


Một chiến đấu cơ MiG 29 được trang bị tên lửa R-77


Biên chế tên lửa R-77 trên một chiếc MiG29


Thậm chí chiến đấu cơ cổ MiG21 sau khi nâng cấp cũng có thể mang được tên lửa hiện đại R-77


Mô phỏng hình ảnh tên lửa R-77 tấn công mục tiêu...


... và tiêu diệt hoàn toàn mục tiêu giả định


Tàu Trung Quốc ùn ùn tới Biển Đông

Lực lượng Vũ trang Philippine hôm qua (2/5) cho biết, hiện tại, có tới 14 tàu thuyền của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough - khu vực đang nằm trong tranh chấp giữa hai nước. Trong số này có những tàu hàng hải lớn nhất và mạnh nhất của Trung Quốc.

Trong khi đó, theo hãng tin AFP, Philippine chỉ có hai tàu: một của Cục Ngư nghiệp và Các nguồn lực dưới nước - tàu MCS 3008, và một của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển – tàu BRP Edsa II, đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của nước này ở khu vực bãi cạn Scarborough.

Tính đến đêm hôm 30/4, hai tàu của Philippine đã phát hiện 14 tàu thuyền của Trung Quốc ở khu vực bãi cạn Scarborough. Trong số này có 4 tàu hàng hải lớn và 10 tàu đánh cá.

Các tàu hàng hải của Trung Quốc có mặt ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông gồm tàu hải giám 71, 75 và 81 cùng với một tàu Chỉ huy Thực thi Luật Ngư nghiệp - (FLEC) 310. Đây đều là những con tàu hàng hải được “ca ngợi” là hiện đại nhất, hùng mạnh nhất của Trung Quốc.

Ngoài ra, Philippine còn phát hiện 7 tàu đánh cá lớn và 3 tàu đánh cá nhỏ hơn “đi lại trong khu vực bãi cạn Scarborough tính đến thời điểm 8 giờ tối ngày 1/5”, Bộ Chỉ huy Quân sự khu vực Bắc Luzon (Nolcom) của Philippine cho biết.

Trước hôm 30/4, mới chỉ có 8 tàu thuyền Trung Quốc xuất hiện ở bãi cạn tranh chấp và con số này đã tăng nhanh chóng chỉ trong vòng một hai ngày.

Trung tướng Anthony Alcantara – người đứng đầu Nolcom, đã ra lệnh cho các tàu của Philippine tiếp tục giám sát liên tục tình hình ở khu vực tranh chấp. Ông này tuyên bố, lực lượng của ông quyết tâm “bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ”.

Theo Bộ Ngoại giao Philippine, tàu FLEC 310 của Trung Quốc hồi cuối tuần trước từng có hành động “bắt nạt” tàu thuyền Philippine. Tàu ELEC 310 đã tăng tốc vượt qua hai tàu của Philippine, tạo ra những con sóng cao 2m làm chao đảo những tàu thuyền gần đó. Tuy nhiên, kể từ sau vụ “dọa dẫm” này, không có thêm vụ va chạm tàu thuyền nào giữa Philippine và Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough.

Manila và Bắc Kinh đang có cuộc đối đầu căng thẳng xung quanh việc tranh chấp chủ quyền ở bãi cạn Scarborough sau khi xảy ra một vụ đụng độ giữa tàu thuyền hai bên hôm 8/4. Cuộc đối đầu này đã kéo dài sang tuần thứ 4 mà hai bên vẫn chưa ai chịu lùi bước.

Trong bối cảnh này, Manila tìm kiếm sự giúp đỡ của đồng minh thân thiết và hùng mạnh là Mỹ. Tuy nhiên, Bắc Kinh liên tục cảnh báo Philippine không được lôi kéo các nước khác vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Kiệt Linh - (theo Philippine Daily Inquirer, AFP, Philippine Star) - VnMedia

Sức mạnh không quân Nga 2020

Quân đội Nga đang đẩy nhanh những bước phát triển vượt bậc và hiện đại các loại máy bay tân tiến phục vụ chiến đấu.

Công cuộc hiện đại hóa này còn nhằm tăng cường sức mạnh làm chủ trên không, đối trọng với các cường quốc và sẵn sàng đẩy lui những âm mưu đe doạ tới an ninh quốc gia Nga.

Những số liệu thống kê dưới đây được công bố bới tạp chí Topwar của Nga sẽ cung cấp thông tin một cách cơ bản nhất số lượng và chủng loại máy bay sẽ xuất hiện trên bầu trời nước Nga tính đến năm 2020.

Số liệu này dựa trên những hợp đồng đã được ký kết cho việc hiện đại hóa và phát triển máy bay tính đến thời điểm hiện tại.

Máy bay tiêm kích


Tính đến năm 2020, Quân đội Nga sẽ nâng tổng số máy bay chiến đấu lên tới 439 chiếc.

Trong đó, máy bay chiến đấu MiG-29SMT/UBT sẽ được tăng lên thành 34 chiếc, máy bay MiG-29K/KUB là 24 (tính đến năm 2015), 100 máy bay MiG-31BM, 96 máy bay Su-27SM, 5 chiếc Su-27SM, Su-27SM3 bằng 12 chiếc, Su-30M2 bằng 12 đơn vị, Su-35 bằng 96 đơn vị.

Riêng máy bay PAK-FA T-50 đến năm 2015 sẽ mua 10 máy bay và đến năm 2020 số lượng máy bay loại này sẽ được nâng lên 60 chiếc.

Máy bay cường kích


Số lượng máy bay tấn công cũng sẽ được nâng lên thành 474 chiếc vào năm 2020, trong đó máy bay Su-24M2 chiếm 150 chiếc, máy bay Su-25SM/UBT là 200 chiếc và 124 máy bay Su-34.

Máy bay vận tải quân sự, số lượng máy bay này cũng sẽ được nâng lên đáng kế với tổng số là 157 chiếc, trong đó có 100 máy bay IL-476, 42 máy bay AN-124-100M và 15 máy bay AN-140.

Máy bay tiêm kích hạng nặng Su-35.

Máy bay cảnh báo sớm


Cuối năm 2011, Không quân Nga đã tiếp nhận một máy bay loại này. A-50U là biến thể hiện đại hóa của máy bay cảnh báo sớm A-50. Đến năm 2020 số lượng máy bay này sẽ được tăng lên thành 20 chiếc.

Máy bay A-50U mới được trang bị "các máy tính hiện đại, thiết bị thông tin liên lạc vệ tinh cải tiến, hiệu suất hoạt động và độ tin cậy của hệ thống thiết bị điện tử trên máy bay được tăng lên đáng kể".

Do vậy, tầm phát hiện các mục tiêu trên không như trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay siêu âm đã được nâng lên so với máy bay A-50M hiện có.

Máy bay ném bom tầm xa


Theo kế hoạch, máy bay ném bom tầm xa sẽ 65 chiếc. Trong đó máy bay Tu-160M ​​sẽ được tăng lên thành 15 chiếc, Tu-95MSM sẽ là 20 chiếc, Tu-22M3M lên tới 30 chiếc.

Máy bay huấn luyện


Sơ bộ dựa trên các hợp đồng đã ký kết đến năm 2015, Không quân Nga sẽ tăng số lượng máy bay huấn luyện Yak-130 lên tới 65 chiếc.

Như vậy, trong giai đoạn 2008-2020, Quân đội Nga sẽ nâng tổng số máy bay phục vụ chiến đấu các loại lên tới 1220 chiếc, chưa kể đến máy bay trực thăng.

Ngoài ra, có thể có những kế hoạch điều chỉnh khác như mua thêm các loại máy bay mới vào năm 2020. Hầu hết những thống kê trên đều dựa trên những hợp đồng đã được ký kết tính đến thời điểm hiện tại.

Dự kiến, đến năm 2015 Quân đội Nga sẽ có thêm những hợp đồng mới như hợp đồng hiện đại hóa máy bay IL-76, MiG-29, IL-38, cũng như mở rộng các hợp đồng hiện đại hóa của Su-25 và Su-24, thêm nữa là một hợp đồng mới cho hiện đại hoá máy bay Yak-130, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS) phiên bản nâng cấp A-100, các máy bay Su-30 và MiG-29, MiG-35, T-50 (PAK FA), máy bay An-140.

Tổng số máy bay dự kiến sẽ ký cho việc hiện đại hoá khoảng 500 chiếc. Như vậy, đến vào năm 2020 sẽ có khoảng 2000 máy bay phục vụ trong Không quân Nga.

Dưới đây là hình ảnh về những chiến đấu cơ sẽ xuất hiện năm 2020:

MiG-29 là máy bay chiến đấu chủ yếu làm nhiệm vụ đánh chặn.

MiG-29 có khả năng tăng tốc độ lên 2.200 km/h và bay cao tới tầm 15.000m.

Máy bay đánh chặn MiG-31BM có thể mang tên lửa đối không và không đối đất tương tự tên lửa chống radar AS-17 Krypton.

Su-27SM là một biến thể nâng cấp vượt trội của Su-27S, thuộc thế hệ 4+.

Máy bay Su-30M2 của Không quân Nga.

Su-35 được thiết kế để thực hiện như một máy bay chiến đấu thế hệ 4++.

Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Sukhoi  PAK FA T-50 được chế tạo để thực hiện nhiều nhiệm vụ trên không, trên bộ, trên biển.


Máy bay ném bom/tấn công Su-24M2 có khả năng bay với vận tốc 1.700km/h và tầm hoạt động là 2.900km, được trang bị pháo 6 nòng 23mm cũng như có 8 điểm treo bên ngoài mang tên lửa điều khiển và không điều khiển.

Không quân Nga hiện có hơn 30 máy bay Su-25SM đang được sử dụng.

Su-34 Fullback được đánh giá là một trong những chiếc máy bay tiêm kích ném bom hàng đầu thế giới hiện nay.

IL-476 là loại máy bay vận tải cỡ lớn được cải tiến từ phiên bản IL-76.


An-124-100 Ruslan là máy bay vận tải lớn nhất thế giới có khả năng chở đến 130 tấn, do tổ hợp khoa học kỹ thuật hàng không mang tên Antonov chế tạo.

An-140 là một máy bay sử dụng cho hoạt động tuần tra.

A-50U là máy bay cảnh báo sớm đa năng và kiểm soát trên không.

Máy bay ném bom hạng nặng TU-160 có khả năng thực hiện các chiến dịch tầm xa.

Tu-95 MS là máy bay ném bom chiến lược tầm xa.


Tu-22M3 là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh, được quân đội Nga sử dụng để tuần tra bầu trời thuộc vùng biên giới phía nam, Trung Á và Biển Đen.


Yak-130 là loại máy bay có thể được sử dụng như máy bay huấn luyện hoặc như phi cơ cường kích hạng nhẹ.

Hoàng Ngân (theo Topwar)

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Việt Nam - Trung Quốc tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ

Trong 13 giờ, 2 tàu Cảnh sát biển số 2007 và 2008 của Việt Nam đã cùng 2 tàu tuần tra của Trung Quốc tiến hành 300 hải lý tuần tra chung nhằm kiểm tra, kiểm soát hoạt động đánh bắt của ngư dân hai nước trên vùng đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ.

Đúng 8 giờ sáng ngày 24-4, biên đội tàu của Cảnh sát biển Việt Nam mang số hiệu 2007 và 2008 cùng 2 tàu mang số hiệu 301 và 46013 của Tổng đội Ngư chính khu Nam Hải thiết lập đội hình tại điểm 21 của đường phân định Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía Đông đảo Cồn Cỏ, để bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tuần tra liên hợp trong vùng đánh cá chung tại khu vực Vịnh Bắc Bộ. Ảnh: Tàu Cảnh sát biển Việt Nam và tàu Trung Quốc tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ


Trước đó, từ 4 giờ sáng ngày 24-4, từ khu vực biển Cồn Cỏ, biên đội tàu của Cảnh sát biển Việt Nam đã nhổ neo, hướng về vị trí 21 trên đường phân định Vịnh Bắc Bộ, để thiết lập đội hình tuần tra cùng 2 tàu của Trung Quốc. Đúng 8 giờ sáng, các tàu CSB 2007 và CSB 2008 có mặt tại vị trí 21. Ảnh: Tàu 2007 chuẩn bị rời sông Bạch Đằng tham gia cuộc tuần tra chung với Trung Quốc


Tại đây, thủy thủ đoàn Cảnh sát biển Việt Nam và 2 tàu Trung Quốc cùng lên boong tàu, thực hiện nghi lễ chào hỏi thủy thủ đoàn của nhau. Sau phần nghi lễ chào hỏi, 4 tàu tuần tra của Cảnh sát biển Việt Nam và phía Trung Quốc thiết lập đội hình tuần tra, theo thứ tự: kỳ hạm 301, kỳ hạm 2007, tàu kỳ viên 46013 và tàu kỳ viên 2008, tiến vào vùng đánh cá chung phía Trung Quốc. Ảnh: 2 tàu 2007 và 2008 đến khu vực biển đảo Cồn Cỏ chiều ngày 23-4


Đến tọa độ đã định, kỳ hạm 2007 vượt lên dẫn đầu đội hình, tiếp đến là kỳ hạm 301, kỳ viên 2008 và kỳ viên 46013, tiến vào vùng đánh bắt cá chung phía Việt Nam. Việc tuần tra liên hợp lần này được thực hiện lần lượt trên vùng đánh bắt cá chung phía mỗi nước, với diện tích tương đương nhau. Ảnh: Tàu 2007 tại khu vực biển đảo Cồn Cỏ


Theo đánh giá của Đại tá Nguyễn Quang Đạm - Phó Cục trưởng, Tham mưu trưởng Cục Cảnh sát biển Việt Nam, Trưởng đoàn tuần tra phía Việt Nam - các tàu cá của ngư dân 2 nước Việt Nam và Trung Quốc đều có biển đăng ký phương tiện, biển dấu hiệu nhận biết, treo cờ theo đúng quy định và đều hoạt động trong vùng đánh bắt cá chung. Ảnh: Tàu 2008 cũng đã neo đậu sát đảo Cồn Cỏ chuẩn bị tham gia tuần tra chung


Tàu 301 của Trung Quốc đến khu vực bắt đầu tuần tra chung


Tàu 46013 của Trung Quốc tham gia cuộc tuần tra chung


Cảnh sát biển Việt Nam lên boong tàu chào thủy thủ đoàn phía Trung Quốc trước cuộc tuần tra chung


Thủy thủ đoàn tàu 301 của Trung Quốc chào cảnh sát biển Việt Nam


Tàu Việt Nam và Trung Quốc lập đội hình tuần tra chung


Tàu đánh cá của ngư dân trong vùng đánh cá chung trên Vịnh Bắc Bộ


Đại tá Nguyễn Quang Đạm, Trưởng đoàn tuần tra chung phía Việt Nam