Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Tin ảnh quốc phòng 20/5/2012

Chiến đấu cơ Anh diễu hành trên đường phố, xe tăng Syria biến thành đống sắt vụn, và chó đặc nhiệm Nga mặc quân phục ngụy trang là những hình ảnh nổi bật tuần qua.

Dưới đây là 10 tin ảnh nổi bật nhất trong tuần được Đất Việt tổng hợp.


Hình ảnh chiến đấu cơ Torado của Không quân Hoàng gia Anh tham gia trong một cuộc diễu hành trên mặt đất ở thành  phố Aylesbury, buổi diễu hành quân sự được thực hiện nhân dịp kỷ niệm ngày lễ đại ân xá Kim Cương của nữ hoàng Elizabeth II hôm 17/5.


Trong cái nắng gay gắt trên 40 độ C. Hai xe bọc thép chống mìn của quân đội Mỹ vẫn thực hiện các nhiệm vụ tuần tra thường xuyên ở khung vực Khoshi, tỉnh Logar, Afghanistan hôm 13/5.

Để chống lại cái nắng nơi đây, các binh sỹ Mỹ đã nghĩ ra cách căng bạt trên nóc tháp súng máy để tự bảo vệ trước cái nắng cháy da, cháy thịt trong mùa hè đầy khắc nghiệt ở Afghanistan.


Ngay sau khi lên nhận chức, tân Tổng thống Pháp Francois Hollande đã đến tham dự một buổi lễ tưởng niệm những binh sỹ vô danh đã hy sinh trong cuộc chiến  tranh thế giới thứ II.

Ông được hộ tống bởi lực lượng cảnh sát bảo vệ cũng như một đoàn kỵ binh đông đảo, bất chấp sự cản trở của cơn lớn mưa đầu hè, làm cho toàn thân vị tân Tổng thống “ướt như chuột lột”.


Một hình ảnh mới về chiến đấu cơ Su-35S của Nga trong một chuyến bay thử nghiệm. Chiếc máy bay thử nghiệm đầu tiên mang số hiệu 901 mang theo số lượng vũ khí "khủng", theo quan sát trong hình ảnh là 9 tên lửa không - đối - không RVV-SD và 2 tên lửa đối không RVV-MD.

Đây có thể nói là hình ảnh đầu tiên Su-35 mang theo nhiều vũ khí khi thử nghiệm (trước đó chỉ mang với số lượng nhỏ), nằm trong kế hoạch bắt đầu thử nghiệm hệ thống vũ khí chiến đấu cho loại chiến đấu cơ đa năng, siêu cơ động thế hệ 4++ Su-35 trong 2012.


Phiến quân chống chế độ, thuộc Quân đội Syria Tựu do vui mừng sau khi họ bắn cháy một chiếc xe tăng của quân đội chính phủ ở Rasten, gần Homs hôm 14/5. Phía sau là cảnh chiếc xe tăng đang bốc cháy ngùn ngụt.


Để tăng cường tính "chính quy" và "tinh nhuệ". Ngay cả chó trong lực lượng đặc nhiệm Liên bang Nga cũng được mang mặc quân phục ngụy trang như các binh sỹ.


Hình ảnh một chiếc F/A-18C Hornet được sơn với khá nhiều màu sắc “sặc sỡ”, chiếc máy bay thuộc phi đội chiến đấu số 113 cất cánh từ Hàng không mẫu hạm lớp Nimitz USS Carl Vinson trong một cuộc trình diễn sức mạnh không quân hôm 14/5.


Cũng không chịu kém cạnh với nam giới, ở Pháp, các nữ quân nhân còn tham gia vào phục vụ trong cả các đơn vị quân đội "tinh nhuệ". Trong ảnh là một nữ thợ lặn chiến đấu của Trung đoàn số 19, quân đội Pháp thực hiện nhiệm vụ.


Một chiếc máy bay trực thăng không người lái (UAV) S-100 Camcopter của công ty Shiebel (Áo) tham gia bay thử nghiệm trong một cuộc diễn tập của Hải quân Trung Quốc ở gần biển Nhật Bản.

Hình ảnh được chụp từ một tàu khu trục của Hải quân Nhật Bản cho thấy chiếc UAV S-100 cất cánh trên tàu khu trục lớp Type 054A số hiệu tân 529. Theo báo cáo năm 2010, Trung Quốc đã đặt mua một lô 18 UAV S-100 từ công ty quốc phòng Áo.

Trực thăng không người lái S-100 được khá nhiều lực lượng hải quân và bảo vệ bờ biển của các quốc gia trên thế giới sử dụng, trong đó có cả Nga và Hàn Quốc.


Những nụ cười của các binh sĩ tăng thiết giáp Israel, trong đó có hai nữ chiến sĩ xinh đẹp.

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Chiến tranh Việt Nam - Cuộc so găng quyết liệt trên mặt trận tình báo

Báo cáo từ chuyến đi thực tế của Maxwell Taylor vào tháng 10-1961 đã ghi rằng VNCH đúng là cần được quân đội Mỹ hỗ trợ. Ngày 11-12-1961, gần hai tháng sau khi Kennedy gửi lá thư cho Ngô Đình Diệm, viết rằng “Mỹ quyết định giúp Việt Nam giành độc lập…”, hai nhóm quân đội và thiết bị quân sự gồm 33 trực thăng bắt đầu đến Sài Gòn, cùng 4 máy bay một động cơ dùng huấn luyện và 400 viên chức-nhân viên quân đội Mỹ.

Cuộc chiến “Mỹ hóa” chính thức mở màn

Hôm sau, tờ New York Times viết: “Sự ủng hộ quân sự trực tiếp đầu tiên của Mỹ dành cho cuộc chiến Nam Việt Nam chống du kích Việt Nam đã được tiến hành”. Hơn 10 ngày sau, 22-12-1961, chuyên gia quân sự James Davis đã trở thành người lính Mỹ đầu tiên bị du kích Việt Nam tiêu diệt. Cuộc chiến “Mỹ hóa” tại Việt Nam thật sự mở màn.


Nhiều cuộc hành quân của lính Mỹ đã bị tấn công chớp nhoáng nhờ hoạt động hiệu quả của quân báo miền Bắc Việt Nam

Giữa năm 1964, đã có 16.000 lính Mỹ tại Việt Nam và cuộc chiến bắt đầu ngốn 1,5 triệu USD/ngày. Hủy bỏ kế hoạch trà trộn vào miền Bắc Việt Nam của CIA, tân Tổng thống Lyndon B. Johnson yêu cầu bộ tổng tham mưu Mỹ phác thảo chiến dịch nặng tay hơn, đủ mạnh để buộc miền Bắc Việt Nam ngưng cuộc chiến du kích tại miền Nam.

Chiến dịch OPLAN 34A ra đời, một kịch bản phối hợp giữa CIA và Lầu Năm Góc, một kế hoạch “hoàn toàn vô giá trị” - như thú nhận của (nguyên) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara sau này. Trong khi đó, hoạt động quân báo Mỹ vẫn triển khai. Đầu năm 1964, số lính-sĩ quan quân báo Mỹ tại Việt Nam đã lên đến 1.747 người, trong đó 300 người đóng ở Tân Sơn Nhất.

Ngoài ra, còn có nhóm quân báo thủy quân lục chiến đóng ở Pleiku và quân báo không quân đóng ở Đà Nẵng. Một mạng kết nối các điểm nghe lén được thiết lập bí mật ở Nha Trang, Cần Thơ, Biên Hòa, Pleiku, Đà Nẵng và Buôn Ma Thuột - tất cả đều được đấu liên lạc trực tiếp với tổng hành dinh NSA tại Mỹ qua một sợi cáp ngầm dưới biển kéo từ Nam Việt Nam đến Philippines.

Mật danh Wetwash, sợi cáp này còn truyền về bộ chỉ huy NSA các thông điệp phức tạp vượt quá khả năng giải mã của quân báo Mỹ tại Sài Gòn…

Lỗ hổng của quân báo Mỹ

Theo tác giả James Bamford trong Body of Secrets, quân báo miền Bắc Việt Nam đã chơi nhiều vố khá đau cho quân báo Mỹ. Một báo cáo tuyệt mật NSA từng ghi: “Một bức tranh rõ ràng và thậm chí mang tính đe dọa về sự thành công của quân báo Việt Nam chống lại kỹ thuật quân báo phe đồng minh (ở đây hiểu là Mỹ) đã dần xuất hiện”.

Cuối thập niên 1960, một số vị trí nghe lén của quân báo Việt Nam bị phát hiện. “Đánh giá thiết bị tịch thu được đã cho thấy đơn vị quân báo kẻ thù có thể nghe hầu như tất cả liên lạc Morse của Mỹ và đồng minh.

Tài liệu cho thấy đối phương đã rất am hiểu kỹ thuật quân báo…”. Tình báo Mỹ đánh giá rằng miền Bắc Việt Nam có khoảng 5.000 chuyên viên bắt tín hiệu và “đang thực hiện một chiến dịch quân báo cực kỳ phức tạp nhắm trực tiếp vào Mỹ và lực lượng đồng minh tại Nam Việt Nam”.

Hậu quả của lỗ hổng quân báo Mỹ và kỹ thuật quân báo miền Bắc Việt Nam đã trở thành vấn đề nghiêm trọng. Tướng Charles R. Myers (sĩ quan quân báo từng làm việc tại Việt Nam) kể rằng “kẻ thù thường biến mất khỏi vị trí nào đó trước khi một kế hoạch chiến dịch oanh tạc định sẵn của Mỹ tiến hành” và “B-52 thường xuyên dội bom xuống các địa điểm không người mà trước đó quân báo Mỹ từng cung cấp thông tin về sự tập trung đông của quân đội Việt Nam”.

Trận đánh ngày 11-2-1965 là một điển hình, khi chiến hạm USS Hancock dội pháo xuống căn cứ quân đội Việt Nam tại duyên hải miền Bắc. Không hiểu bằng cách nào, chiến dịch tuyệt mật tưởng thành công chắc chắn này đã không hề “bất thần” hạ được chiếc tàu hoặc căn cứ quân đội Việt Nam nào trong khi oanh tạc cơ Mỹ lại được đón chào bằng loạt pháo cao xạ.

Theo vài phân tích mật NSA thời điểm đó, một trong những nguyên nhân khiến quân báo Mỹ thất bại là sự rò rỉ từ quân báo VNCH. Đó là chưa kể việc quân báo Việt Nam học được cách giải mã từ chính những thiết bị quân báo Mỹ mà họ tịch thu được, đặc biệt thiết bị TPHZ-3 - có thể nghe 30 line điện thoại cùng một lúc.

Năm 1967, từ thiết bị này, quân báo Mỹ đã nghe được 6.606.539 cuộc điện đàm vô tuyến và hơn 500.000 điện đàm điện thoại. Trong một lần, TPHZ-3 đã cứu được mạng tướng Creighton W. Abrams (phó tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam). Khi Abrams chuẩn bị lên trực thăng từ Sài Gòn ra Phú Bài, quân báo Việt Nam đã lập tức truyền tín hiệu báo cáo trung tâm về lịch trình của Abrams. Tuy nhiên, lần này, TPHZ-3 đã bắt được tín hiệu liên lạc trên; nếu không, Abrams đã thiệt mạng.

Quân báo Việt Nam cũng thành công trong việc tung tin giả bằng cách ngụy tạo thông điệp và “sơ hở” gửi truyền; đồng thời dụ quân báo Mỹ truyền thông tin nhạy cảm để họ bắt được! NSA gọi đây là kỹ thuật “sự lừa phỉnh viễn thông mô phỏng” (ICD). Bằng ICD, quân đội Việt Nam đã bắn hạ ít nhất 8 trực thăng Mỹ trong một chiến dịch. ICD cũng được thể hiện ở hình thức khác.

Trong một vụ đánh ở căn cứ không quân Mỹ tại Đà Nẵng, du kích Việt Nam đầu tiên giết chết lính canh Mỹ rồi dùng điện thoại “báo động” rằng góc mé xa căn cứ “đang bị cộng quân tấn công”. Toán lính canh Mỹ lập tức được điều động đến khu vực “đang giao tranh”.

Hậu quả, an ninh căn cứ bị bỏ lỏng và căn cứ bị bộ đội tấn công bất ngờ. Lần đó, trị giá số máy bay Mỹ bị phá hỏng lên đến 15 triệu USD. Lần khác, quân đội Việt Nam dùng tần số liên lạc trực thăng để giả giọng trung tâm chỉ huy, yêu cầu trực thăng chuyển hướng bay và cuối cùng nó bị bắn cháy.

Theo cùng cách, “có vô số lần mà máy bay Mỹ bị “hướng dẫn” dội bom vào chính đồng đội họ và nhiều lần khác, du kích có thể ngăn được cuộc tấn công của Mỹ bằng cách tạo ra mệnh lệnh ngừng bắn giả” - James Bamford viết…

Phúc Cẩm

Sức mạnh Tình báo Trung Quốc

Chiến lược sử dụng điệp viên bên trong cộng đồng Hoa kiều trên toàn thế giới khiến tình báo Trung Quốc được đánh giá là lực lượng tình báo mạnh thứ ba thế giới.


Cơ cấu tổ chức tình báo quân đội của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa:

Bộ 2 - điệp báo, chỉ đạo các cứ điểm tình báo;
Bộ 3 - tình báo vô tuyến điện tử.
Cơ cấu tổ chức Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (trực thuộc Trung ương ĐCS Trung Quốc):

Cục 1 - điệp báo trong lãnh thổ Trung Quốc;
Cục 2 - các chiến dịch hải ngoại;
Cục 3 - các chiến dịch ở Hồng Công, Macao, Đài Loan;
Cục 4 - bảo đảm kỹ thuật nghiệp vụ;
Cục 5 - quản lý các sở khu vực của Bộ An ninh Quốc gia;
Cục 6 - phản gián;
Cục 7 - xử lý và phân tích tin tức tình báo;
Cục 8 - Viện Quan hệ quốc tế;
Cục 9 - an ninh nội bộ, quản lý các phòng đặc biệt trong quân đội;
Cục 10 - thu thập thông tin KHKTrung Quốc;
Cục 11 - tình báo vô tuyến điện tử và an ninh máy tính (tương tự như NSA của Mỹ);
Cục Đối ngoại - các quan hệ chính thức với các cơ quan đặc vụ nước ngoài;
Tân Hoa Xã - hãng thông tấn.
Tình báo vô tuyến điện tử

Các cơ quan tình báo Trung Quốc rất lạc quan nhìn về tương lai vì các cơ cấu sức mạnh của nước này đang trải qua một cuộc cách mạng thật sự, lần này là về kỹ thuật.

Lãnh đạo quân đội Trung Quốc chính thức thừa nhận rằng, về các chủng loại vũ khí thông thường, quân đội Trung Quốc không thể đạt được sự cân bằng với Mỹ và đầu năm 2000, Bộ tổng tham mưu quân đội Trung Quốc đã xây dựng chương trình hiện đại hoá các phương tiện chiến tranh thông tin.

Vật thí nghiệm đầu tiên cho các phương pháp tác chiến thông tin là Đài Loan. Đài Loan đã lên tiếng báo động từ tháng 12 và thừa nhận rằng, từ tháng 8/1999, các hacker Trung Quốc đã đột nhập các mạng máy tính của các cơ quan chính quyền Đài Loan 165 lần. Mục tiêu của tin tặc là các site của quân đội, các bộ tư pháp, kinh tế và quốc hội. Các mạng máy tính của Nhật cũng bị tin tặc Trung Quốc tấn công.

Việc chuyển sang chiến tranh không thể thiếu các cơ quan tình báo Trung Quốc và điểm tựa được chọn là tình báo vô tuyến điện tử. Tháng 5/1999, các bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc và Cuba đã ký thoả thuận xây dựng ở Cuba một trung tâm chặn thu vô tuyến điện và theo dõi vệ tinh Mỹ.

Trước đó ở Cuba chỉ có 1 trung tâm chặn thu ở Loudres do các cơ quan đặc vụ Nga sử dụng. Năm 1999, Trung Quốc đã phóng 4 vệ tinh chụp ảnh và 2 vệ tinh chặn thu vô tuyến trên bầu trời châu Á, còn tháng 3  năm nay, Giang Trạch Dân trong cuộc họp của Quân uỷ TW cũng đã hạ lệnh tiến hành chương trình 1-26 nhằm chế tạo các loại vũ khí công nghệ cao, trong đó có các vệ tinh do thám.

Trước đó, năm 1994, Trung Quốc đã thuê của Myanmar 3 hòn đảo để triển khai các trung tâm do thám vô tuyến (bao quát Ấn Độ Dương, vịnh Bengal và eo biển Malacca). Năm 1995, theo thông tin của Mỹ, tất cả các trung tâm chặn thu vô tuyến của Trung Quốc ở châu Á: trên một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và trên đảo Hải Nam ở biển Đông. Ngoài ra, trung tâm chặn thu vô tuyến Sop-Khau gần Lào từng hoạt động mạnh trong những năm 1960-1970 thời chiến tranh ở Việt Nam cũng được khôi phục.

Công tác kế hoạch

Cựu chỉ huy phản gián của CIA là Paul Redmond đã tuyên bố về việc bắt giữ gián điệp mới của Trung Quốc ở Mỹ:

"Ở cấp độ văn hoá, họ (người Trung Quốc) sống ở một môi trường và những khuôn khổ thời gian hoàn toàn khác. Người Trung Quốc tư duy không phải bằng giờ, ngày hay tuần mà bằng hàng chục năm. Họ là một nền văn minh cổ đại, và biết hoạch định cho nhiều năm dài".

Một trong những kết quả của lối suy nghĩ đó ví dụ là từng là một trong những nước châu Á lạc hậu nhất đã Trung Quốc khéo léo có được vũ khí hạt nhân của Liên Xô mà không phải nhận bất kỳ cam kết nào.

Trong những năm tháng hợp tác tốt đẹp nhất với chế độ Mao Trạch Đông, các chuyên gia Liên Xô không được phép nhúng mũi vào các mục tiêu đóng kín, và khác với các đồng nghiệp Đông Âu của mình, tình báo Trung Quốc chưa bao giờ gửi người sang Liên Xô thụ giáo KGB.

Các cơ quan tình báo Trung Quốc thậm chí còn hăm doạ được nước Mỹ, quốc gia nhiều năm thực tế đang phải chịu cái nạn đánh cắp công nghệ quân sự bí mật để không xảy ra cắt đứt quan hệ. Điều không phải là bí mật là người Trung Quốc đã phóng được tên lửa vũ trụ sau khi bắt buộc người Mỹ giao cho họ nhà khoa học tên lửa gốc Hoa (thực ra để đổi lấy sự lãnh nhạt của Trung Quốc trong quan hệ với Liên Xô).

Một thành tựu không kém phần chấn dộng của các cơ quan tình báo Trung Quốc là việc áp đặt được sự kiểm soát đối với nhiều ngân hàng lớn nhất của các nước thuộc "những con hổ châu Á". Người ta thậm chí khẳng định rằng, các nhóm tội phạm có tổ chức tầm cỡ nhất ở Đông Nam Á - các hội Tam Hoàng - nằm dưới "sự bảo trợ" của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc.

Phản gián

Bên cạnh đó, khả năng của các cơ quan tình báo Trung Quốc được minh hoạ tốt nhất bởi các ấn tượng cá nhân của các vị khách tiếp chuyện của phóng viên tờ Segodnya.

Thật khó có một nước nào khác có thể có tình thế mà một cán bộ tình báo GRU về hưu vào giữa thập niên 1990 miêu tả:
"Sau khi về hưu, tôi đã từng đến Trung Quốc với tư cách phiên dịch. Nhưng việc trao đổi tự do bằng tiếng Trung lập tức thu hút sự chú ý của các nhân viên Cảnh sát Nhân dân vũ trang đối với tôi. Tại một thị trấn hẻo lánh, tôi định ghé vào quán bar.
Đón tôi ở cửa là 2 người lạ, họ rất lịch sự hỏi tôi định làm gì. Tôi trả lời trung thực là tôi muốn uống. Chúng tôi cùng lên quán bar, người ta nhường cho chúng tôi một cái bàn nhỏ, và tôi đã buộc phải uống cùng với 2 người đồng hành.
Nửa giờ sau, có thêm một người Trung Quốc nữa nhập bọn với chúng tôi, người này nói tiếng Nga rất giỏi. Họ không hề giấu giếm chuyện họ đang phục vụ trong Cảnh sát Nhân dân vũ trang. Câu hỏi đầu tiên là: "Thế anh học tiếng [Trung] ở đâu?" Dĩ nhiên là tôi trả lời: "Ở Đại học các nước châu Á và châu Phi". Họ cười xoà thân thiện: "Tất cả các anh đều nói vậy. Thôi được, chúng tôi sẽ không hỏi họ tên thầy giáo của anh". Nhìn chung, chúng tôi hiểu nhau".

Còn đây là lời kể của một cán bộ tình báo đối ngoại Nga từng nhiều năm công tác tại tổ tình báo ở Trung Quốc: "Thời cách mạng văn hoá, các cơ quan tình báo Trung Quốc đã khôi phục hệ thống chỉ điểm cổ xưa được nghĩ ra từ thời các hoàng đế. Nó gọi là "Ngũ Thập Bách" (5, 10, 100).

Đó là khi ngũ trưởng giám sát các thành viên của gia đình mình, thập trưởng đối với các nhân viên hay láng giềng của mình... Kết quả là chúng tôi đụng phải tình thế hoàn toàn không thể làm điệp báo ở nội địa Trung Quốc, bởi vì có rất đông người tình nguyện bám sát từng bước chân bạn.

Hơn nữa là có cả trẻ em, bởi vì các đội theo dõi ngoại tuyến có cả thiếu niên. Tuyển điệp viên ở đâu đó ngoài lãnh thổ Trung Quốc như chẳng hạn như các sinh viên ở Liên Xô thì dễ hơn nhiều".

Tham gia vào kinh tế

Giữa thập niên 1980, khi Đặng Tiểu Bình lựa chọn chiến lược cải cách Trung Quốc, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã vạch ra một chương trình toàn cầu nhằm tìm kiếm các nguồn lực tài chính và công nghệ tiên tiến.

Đặng Tiểu Bình rất tán thưởng chương trình này nên đã đưa ra quyết định chiến lược về việc ưu tiên đầu tư tài chính và củng cố Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc như một công cụ bảo đảm cho các cải cách triệt để ở Trung Quốc. Những hệ quả của quyết định này đến nay vẫn có thể cảm thấy được.

Chẳng hạn, ngày nay, nhiều người cho rằng, người được bầu đứng đầu Đặc khu hành chính Hongkong vào cuối năm 1996, chủ hãng tàu thuỷ "Orient Overseas International" Đổng Kiến Hoa là một cán bộ Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc.

Theo một số nguồn tin, dưới bình phong công ty khổng lồ này (tài sản cá nhân của Đổng Kiến Hoa được đánh giá là hơn 1 tỷ USD), tình báo Trung Quốc đã hoạt động thành công từ cuối thập niên 1970. Chính tình báo Trung Quốc đã "cứu" ông Đồng vốn quê Thượng Hải khỏi bị phá sản bằng cách giúp nhận được khoản tín dụng 120 triệu USD. Kết quả là Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã tránh được những rối loạn khi tái thống nhất Hongkong với Hoa lục.

Hoặc là nhân vật thú vị như doanh nhân Hongkong Li Ka-shing. Đến nay, đã có nhiều báo cáo của CIA về hoạt động của ông ta. Lần đầu tiên, Li Ka-shingkhiến người Mỹ kinh hãi vào năm 1998, khi biết ông ta định giành quyền kiểm soát đối với kênh đào Panama.

Năm 1996, công ty Hutchison Whampoa của ông ta, nay gọi là Panama Ports Co., thuê được của chính phủ Panama trong vòng 50 năm các cảng chủ chốt của kênh đào kể cả ở đầu Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Bộ Ngoại giao Mỹ lập tức tuyên bố thoả thuận này là "bất hợp pháp" và "sặc mùi tham nhũng".

Sau đó, đã xuất hiện một báo cáo của Lầu Năm góc buộc tội Li Ka-shing định dùng kênh đào Panama "để buôn lậu công nghệ từ phương Tây về Trung Quốc hoặc để tạo điều kiện dễ dàng đưa vũ khí vào lãnh thổ Mỹ". Người ta không thể biết chắc chắn vì sao Li Ka-shing làm việc cho tình báo Trung Quốc - do các quan hệ cá nhân của doanh nhân này với các nhà lãnh đạo Trung Quốc như một số báo nói hay đây là sự hợp tác hai bên cùng có lợi.

Tuy vậy, còn có một sự kiện thú vị nữa. Tháng 3/2000, con trai Li Ka-shing là Richard Li đã tiến hành thương vụ mua hãng điện thoại Hongkong Cable&Wireless HKT với giá 38 tỷ USD.

Nếu không có sự cho phép của chính quyền Trung Quốc thì thương vụ này không thể thành được. Theo đánh giá của Mỹ, hiện nay, Li Ka-shing và con trai ông ta đang kiểm soát khoảng 1/3 toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán Hongkong.

Tuy vậy, hoàn toàn có thể là sự hợp tác mật thiết của Li Ka-shing với chính quyền Trung Quốc có thể giải thích là ông ta cũng giống như Đổng Kiến Hoa đã chịu ơn các cơ quan tình báo Trung Quốc. Vấn đề là ở chỗ, trong những năm 1996-97, băng Big Spender đã bắt cóc 2 đại doanh nhân ở Hongkong, trong đó có Victor Li, con trai thứ hai của Li Ka Shin. Món tiền chuộc yêu cầu là 205 triệu USD đã được thanh toán, nhưng sau đó là cuộc săn đuổi toàn quốc đối với băng Big Spender ẩn náu ở Trung Quốc đã khai diễn.

Cuối cùng, tháng 1/1998, tại thành phố Quảng Châu, miền Nam Trung Quốc, toàn bộ băng tội phạm này gồm 35 tên do chính trùm Big Spender, người Hongkong 43 tuổi Cheung Chi Keung, cầm đầu đã bị bắt. Thật khó để Li Ka-shing quên đi ơn nghĩa này của các cơ quan tình báo Trung Quốc.

Điệp báo

Trong 20 năm gần đây, các cơ quan tình báo hàng đầu thế giới ngày càng chú ý đến các công nghệ cao. Bởi lẽ, moi tiền từ ngân sách cho loạt vệ tinh do thám mới, xây dựng các trạm chặn thu vô tuyến dễ hơn nhiều là tiến hành hoạt động điệp báo tỉ mẩn và không mấy an toàn. Ít ra là nguy cơ nổ ra các vụ xì căng đan quốc tế khi điệp viên bị bắt giữ giảm mạnh.

Tuy vậy, ở đây Trung Quốc cũng có con đường riêng: họ tiếp tục dựa vào hoạt động điệp báo. Dưới đây là lời kể của một cán bộ cơ quan tình báo điện tử của Nga FAPSI, vào đầu thập niên 1990, đã làm việc mấy năm tại một trạm chặn thu vô tuyến trên biên giới với Trung Quốc, gần Blagoveshchensk: "Các bản điện mật mã của Trung Quốc chúng tôi thường "phá thủ công", trình độ của họ không cao.

Trong khi kể cả Ấn Độ cũng đã sử dụng các bộ máy mã điện tử , người Trung Quốc vẫn bằng lòng với các mã đơn giản nhất. Dĩ nhiên, cũng có những mục tiêu "không đọc được" như căn cứ bên hồ Lopnor, nơi Trung Quốc tiến hành các vụ thử hạt nhân. Nhưng những mục tiêu như thế chỉ cần 1-2 lần là đọc được". Và người Trung Quốc vẫn hài lòng với chuyện đó. Tất cả phương tiện được đầu tư vào điệp báo, nhưng đây không phải là sự bướng bỉnh thuần tuý.

Nước Trung Quốc quá đông dân là nguồn cung cấp người di cư chủ yếu. Đến nay, cộng đồng Hoa kiều ở Mỹ đã vượt quá 1,3 triệu người, ở Nga, tại vùng Viễn Đông và Siberia, trong 5 năm gần đây, số người Hoa đã vượt quá 1 triệu người, người Hoa cũng xâm nhập mạnh vào châu Âu - các cộng đồng Hoa kiều mạnh nhất được hình thành ở Rumani và Hungary. Chính chiến lược này - sử dụng điệp viên bên trong cộng đồng Hoa kiều trên toàn thế giới - đã mang lại cho tình báo Trung Quốc vinh dự là lực lượng tình báo mạnh thứ ba thế giới.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc hiện quyết tâm đuổi kịp tình báo các nước khác về trình độ kỹ thuật không thể không làm cho Mỹ và Nga dè chừng.

PM (VIETNAMDEFENCE.COM)

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Đà Nẵng thành lập lực lượng dân quân biển

Ngày 14/5, UBND quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết vừa chính thức thành lập trung đội dân quân biển tập trung với sự tham gia của ngư dân ở 3 phường chủ lực nghề cá là Xuân Hà, Thanh Khê Đông và Thanh Khê Tây.


Lực lượng dân quân biển Đà Nẵng tăng cường luyện tập, sẵn sàng tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

3 phường trên đều có số lượng lớn tàu thuyền đánh bắt xa bờ thường xuyên hoạt động dài ngày trên biển. Trung đội dân quân biển gồm 25 người, đều là ngư dân, được chia thành 3 tiểu đội, tập trung trên 4 tàu đánh cá. Cùng với trực tiếp hành nghề khai thác hải sản, trung đội còn phối hợp với các lực lượng quân sự, biên phòng, cảnh sát biển bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên biển; góp phần phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Theo Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng, thực hiện chương trình phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể xây dựng nền biên phòng toàn dân, đến nay toàn TP đã củng cố, kiện toàn 4 trung đội dân quân biển; xây dựng 97 tổ tàu thuyền đoàn kết an toàn với 695 phương tiện.

Các cơ quan chức năng Đà Nẵng cũng đã ký cam kết thông tin liên lạc với 121 phương tiện đánh bắt xa bờ; ký cam kết với 30 phương tiện tham gia bảo vệ chủ quyền trên biển khi có yêu cầu; xây dựng, bồi dưỡng và giao nhiệm vụ cho 68 người là lực lượng nòng cốt, cốt cán tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo...

Cùng ngày, Hội Cựu chiến binh (CCB) Đà Nẵng cho biết vừa quyết định thành lập Ban liên lạc CCB Bộ đội Trường Sa tại Đà Nẵng, bước đầu tập hợp 82 hội viên, chủ yếu là các CCB đã chiến đấu, công tác ở Trường Sa, nhập ngũ từ năm 1984 - 1987 và có nhiều người đã tham gia trận chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) ngày 14/3/1988.

Ban liên lạc CCB Bộ đội Trường Sa tại Đà Nẵng hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, có nhiệm vụ tập hợp CCB Bộ đội Trường Sa cư trú trên địa bàn TP; tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ, giúp đỡ và động viên nhau phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, nỗ lực vượt khó vươn lên, làm giàu chính đáng, gương mẫu thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền TP.

HẢI CHÂU

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Sức mạnh Hải quân Asean đối trọng với Trung Quốc như thế nào ?

Biển Đông được các nước Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền. Xét tương quan lực lượng thì Trung Quốc giữ vị trí độc tôn tại vùng lãnh hải này, nhưng không đồng nghĩa với việc Trung Quốc muốn làm gì cũng được...


Với đặc điểm nhiều đảo và sở hữu vùng biển rộng lớn. Indonesia đã xây dựng một lực lượng hải quân đông đảo, trang bị hiện đại. Quân số thường trực của Hải quân Indonesia khoảng 74.000 người với biên chế 136 tàu các loại.


Trong số chiến hạm của Indonesia hiện có thì chiến hạm lớp Sigma được đánh giá cao nhờ tính năng cơ động cùng hỏa lực rất mạnh

Hình ảnh thiết kế 3D chiến hạm Sigma của Indonesia


Hải quân Hoàng gia Malaysia được đánh giá là một trong những lực lượng sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến nhất khu vực Đông Nam Á. Quân số thường trực có 14.000 người.


Con át chủ bài trong lực lượng Hải quân Malaysia chính là tầu ngầm Scorpene


Hình vẽ chi tiết thiết kế bên trong của tầu ngầm Scorpene


Năm 2002 Malaysia đã ký hợp đồng trị giá 1,4 tỷ USD mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene từ Pháp. Năm 2009, chiếc đầu tiên đã được chuyển giao và đi vào hoạt động.


Mặc dù có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc, nhưng trong khu vực Hải quân Philippines sở hữu đội tàu chiến mỏng và ít hiện đại nhất


Tuy nhiên, với sự giúp đỡ không biết mệt mỏi của Mỹ Hải quân Philippines đang từng bước được hiện đại hóa, và tầu tuần duyên lớp Hamilton chính là minh chứng cho điều này


Có Hamilton, Hải quân Philippines sẽ "tự tin" hơn trước Hải quân Trung Quốc


Với nền kinh tế mạnh, Hải quân Singapore đã được chính phủ đầu tư khá nhiều tiền bạc cho việc mua sắm các thế hệ tàu mới, hiện đại nhằm bảo vệ vùng biển nước này cũng như đối phó với các mối nguy hiểm xâm phạm.


Đơn vị tàu chiến chủ lực của Singapore gồm 6 khinh hạm lớp Formidable mua từ Pháp.

Chi tiết thiết kế của khinh hạm lớp Formidable


Khinh hạm lớp Formidable được đánh giá là một trong những loại tầu chiến hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á


Dù không trực tiếp đối đầu với Trung Quốc trên biển Đông, nhưng Singapore luôn tỏ sự ủng hộ Mỹ và Philippines trong việc giải quyết tranh chấp trên vùng biển này


Hải quân Hoàng gia Brunei tổ chức nhỏ nhưng trang bị khá tốt.


Lực lượng tàu chiến đấu có: 3 tàu hộ vệ mang tên lửa có điều khiển lớp Darussalam, 3 tàu cao tốc tên lửa lớp Waspada, 3 tàu tuần tra lớp Perwira, 4 tàu tuần tra lớp Ijhtihad.


Tầu hộ vệ mang tên lửa lớp Darussalam được xem là chủ lực trong lực lượng Hải quân Brunei


Đây là loại tầu cơ động hỏa lực mạnh có bãi đáp cho hầu hết các loại trực thăng hiện đại


So với các quốc gia trong khu vực Hải quân Việt Nam cũng đang dần được hiện đại hóa, khinh hạm lớp Gepard chính là loại tầu chiến hiện đại mới được bổ sung cho Hải quân Nhân dân Việt Nam


Với loại khinh hạm hiện đại này, khả năng phòng vệ trên biển của Hải quân Việt Nam đã được hiện đại thêm một bước


Trong thời gian tới Hải quân Việt Nam sẽ tiếp tục được hiện đại hóa để nâng cao năng lực chiến đấu, chủ động bảo vệ vùng biển, vùng trời quê hương.

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Philippines "làm càn" Trung Quốc sẽ sợ ?

Trong những nước có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc thì có thể nói Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhất. Thế nhưng Philippines là nước có lực lượng Hải quân yếu kém nhất.

Trung Quốc đã có chiến lược mới rất linh hoạt


Có lẽ quá ỉ lại liên minh quân sự với Mỹ, hơn nữa, từ đầu năm 2010 trở lại đây sự chuẩn bị của Philippines thiếu bài bản, không phục vụ cho lối đánh của các nước nhỏ ven biển, chưa tìm kiếm cho mình những loại vũ khí trang bị để chiếm ưu thế trên “sân nhà”.

Hai chiếc tàu chiến lớn nhất của Mỹ viện trợ không làm Trung Quốc quan tâm một chút nào vì nó chẳng tỏ ra nguy hiểm.
Lính thủy đánh bộ Mỹ- Philippines diễn tập tấn công đổ bộ.

Philippines ở một khoảng cách gần khu vực tranh chấp hơn Trung Quốc đến 5 lần nhưng Philippines không tập trung được lực lượng áp đảo để trấn áp nhanh, gọn.

Thiếu chú trọng và thiếu lực lượng “phi hải quân” thực thi chủ quyền trên biển nên không triển khai được thế trận đối phó mang tính dân sự. Hoảng hốt và hoảng sợ trước chiến thuật “lấy thịt đè người” nên không còn làm chủ được khu vực tranh chấp.

Sự tính toán của Trung Quốc rất là khôn ngoan nên họ hành động quyết liệt, dứt khoát. Họ hiểu quá rõ sức mạnh tinh thần, vật chất của Philippines nên sẵn sàng trấn áp. Philippines không có gan, không có “trái tim nóng” để tạo ra những “đâm va hàng hải” nên mấy tàu Hải giám to lớn của Trung Quốc tha hồ tạo nên sóng lớn khiến tàu nhỏ Philippines hoảng sợ. Trung Quốc đã “ghi bàn trên sân nhà” Philippines.

Tình hình diễn biến những ngày vừa qua trong cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc đã cho thấy:

Trung Quốc đã có chiến lược mới rất linh hoạt. Đó là dùng lực lượng Hải quân để răn đe, lực lượng nòng cốt chủ yếu giải quyết tranh chấp chính là lực lượng phi Hải quân, hải quân giả dạng, dân sự có vũ trang, với số lượng đông với chiến thuật “lấy thịt đè người”.

Chiến lược này đã tỏ ra hiệu quả tại Scarborough. Hiện nay đã có 34 chiếc đang quây chặn, tàu Philippines chỉ nhìn vào mà không biết làm gì, trong khi ngư dân Trung Quốc thì vô tư đánh bắt.

Các nước ASEAN phải làm gì để đối phó?


Để đối phó với chiến thuật mới này, mỗi nước có mỗi cách.

Chẳng hạn như Việt Nam đã không ngừng tăng cường sức mạnh cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển như lực lượng Cảnh sát biển.

Hỗ trợ, trang bị cho ngư dân khi cần thiết và điều đặc biệt quan trọng nhất, quyết định thành bại là trang bị cho quân, dân tinh thần “một tấc không đi, một ly không rời”, kiên quyết bảo vệ đến cùng vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh luôn là thư vũ khí đáng sợ nhất cho những kẻ chuyên làm những việc phi nghĩa.
Philippines đã cử tầu tuần tra ven biển lớp Cyclone tới gần bãi đá ngầm Scarborough

Cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough cho đến thời điểm này Trung Quốc hoàn toàn làm chủ. Cả nước Philippines như sôi lên sùng sục.

Tuy nhiên trong tương lai gần, chắc chắn xung đột quân sự sẽ chưa xảy ra (mà nếu có xảy ra thì cũng bắt đầu bởi Philippines) vì Trung Quốc tìm mọi cách để không xảy ra vì Trung Quốc không bao giờ muốn Mỹ có cơ hội nhảy vào can thiệp.

Nhưng tại sao những ngày gần đây Trung Quốc liên tục đòi “tung 2 nắm đấm”, “Hải quân Trung Quốc sẽ sẵn sàng ra tay vào cuộc…” trong khi chỉ bằng lực lượng dân sự họ đã đẩy bay Philippines ra khỏi khu vực tranh chấp và hoàn toàn làm chủ khu vực này rồi cơ mà?

Và đây là câu trả lời: Trung Quốc răn đe, dọa dẫm Philippines ghê rợn như vậy vì sợ Philippines “làm càn” sử dụng biện pháp quân sự trước.

Một ngư trường truyền thống nhiều hải sản, gần như trước cửa nhà, bổng dưng bị người khác chặn lại, cấm đánh bắt như vậy Philippines không phản ứng dữ dội mới là ngạc nhiên.

Trong tình thế thực lực yếu kém so với Trung Quốc, Philippines chỉ còn giải pháp duy nhất là sử dụng Hiệp ước với Mỹ đã kí năm 1951. Muốn vậy phải dùng biện pháp quân sự để đòi lại bãi cạn Scarborough. Chỉ có như vậy Mỹ mới vào cuộc để thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước.

Nếu Philippines dùng Hải quân trấn áp, đuổi hết các tàu của Trung Quốc ra khỏi bãi cạn Scarborough thì Trung Quốc sẽ vô cùng nan giải khi xử lý. Hoặc sẽ bị mất mặt, máu dân tộc của một bộ phận dân chúng không nhỏ sẽ khiến Trung Quốc thành loạn. Hoặc là phải đối đầu với Mỹ trong khi chưa đủ mạnh, chưa đủ bản lĩnh và đặc biệt là biết trước chắc chắn không thể thắng.

Một sự lựa chọn sẽ vô cùng khó khăn, cho nên, Philippines “làm càn” là điều  mà Trung Quốc không hề muốn. Trung quốc sẽ làm mọi cách bao gồm đe dọa tấn công bằng quân sự với những lời lẽ hết sức hùng hồn mà thực chất là để che đậy sự lo lắng, sợ hãi, hòng làm cho Philippines nhụt chí, ngăn chặn từ xa…mà không dám đụng đến Trung Quốc.

Vấn đề quyết định là, liệu Philippines có đủ bản lĩnh để đòi lại những gì đã mất oan ức bằng cách này hay không? Philippines bị Trung Quốc thông qua giới truyền thông đe điều này, dọa điều kia liệu có đủ gan hành động để kéo Mỹ vào cuộc hay không?

Nếu như Philippines tỏ ra an phận, chấp nhận sự đã rồi thì rốt cuộc, cuộc tranh chấp này Trung Quốc chỉ “nhòm” vào Mỹ để xử lý chứ không phải Philippines. Và, chủ quyền của Philippines chẳng phải là phụ thuộc vào sự “mặc cả” Mỹ -Trung Quốc?

Lúc đó Philippines không còn gì mà đàm phán hoặc phải đàm phán với Trung Quốc trong thế yếu. Yếu đến đâu thì còn phụ thuộc vào sự can thiệp của Mỹ.

Rõ ràng, việc chiếm bãi cạn Scarborough trong tình thế hiện nay là điều hết sức dại dột của Trung Quốc. Hành động này có lẽ chỉ phục vụ trước mắt cho Cục đánh bắt cá Trung Quốc mà thôi. Về chiến lược, đây là một sai lầm tai hại

Chiến thuật “lấy thịt đè người” với răn đe bằng Hải quân tỏ ra rất nguy hiểm với các nước trong khu vực có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc (trừ Philippines).

Sự nguy hiểm thể hiện ở chỗ, Hải quân của họ, ỉ vào sức mạnh vượt trội, sẵn sàng để can thiệp. Nhưng nếu như sự răn đe của Hải quân Trung Quốc không có hiệu lực thì chiến thuật đó sớm hay muộn cũng thất bại.

Philippines, mặc dù biết Hải quân của mình chưa là gì so với Trung Quốc, nhưng họ biết tỏng tong Hải quân Trung Quốc không dám làm gì họ. Tranh chấp Scarborough, Trung Quốc đã tự đưa mình vào rắc rối không đáng có khi đã dồn đối thủ vào chân tường, không còn gì để mất. Hậu quả thật khôn lường.

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Kế hoạch Nhật Bản đánh Trung Quốc từ Senkaku

Kế hoạch tác chiến đoạt lại đảo Senkaku đã đưa ra tình huống giả định cùng với phương án tác chiến cụ thể cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Liên đội WaiR của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản.

Các phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã xây dựng một “Kế hoạch tác chiến đoạt lại đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư)”, nội dung đã bị lộ.

Mạng Tin tức Nhật Bản dẫn bài viết từ tờ “Sankei Shimbun” cho biết, “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” của Lực lượng Phòng vệ giả thiết: Sau khi “dân quân trên biển” (giả dạng thành ngư dân) đổ bộ lên đảo Senkaku, Hải, Lục, Không quân Trung Quốc triển khai yểm hộ ở vùng biển quanh đảo.

Nếu xuất hiện tình huống này, Nhật Bản sẽ nhận định hành động đổ bộ lên đảo này là “hành vi quốc gia” và lập tức tiến hành “tác chiến đoạt đảo”.

Đối với “hành vi xâm lược” của Trung Quốc, nội dung “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đưa ra là:

Thứ nhất, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất khẩn cấp tập trung và tiến hành triển khai cơ động. Thứ hai, tiến hành tác chiến phòng không.

Thứ ba, tiến hành tấn công đối với hạm đội của Trung Quốc. Thứ tư, tiến hành bảo vệ đối với các căn cứ, cơ sở của Lực lượng Phòng vệ và quân Mỹ đóng tại Nhật Bản. Thứ năm, tiến hành tác chiến đổ bộ lên đảo.

Tàu hộ tống Asayuki của căn cứ Sasebo, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Triển khai tác chiến cụ thể của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản là, một khi xác định được Trung Quốc dùng vũ lực tấn công chiếm đảo Senkaku, liên đội trung đoàn WaiR (JGSDF Western Army Infantry Regiment) của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất (phụ trách phòng thủ quần đảo) sẽ lần lượt từ căn cứ Nagasaki và căn cứ Sasebo đáp tàu vận tải của Lực lượng Phòng vệ Biển chạy đến đảo Senkaku, tiến hành tác chiến đổ bộ lên đảo, xua đuổi lực lượng thủy bộ (vừa ở cạn vừa ở nước) và lực lượng nhảy dù của Trung Quốc.

Còn Lực lượng Phòng vệ Biển sẽ điều các tàu chiến như tàu hộ tống của căn cứ Sasebo tới vùng biển xung quanh đảo Senkaku, phát động phản kích đối với hạm đội của Trung Quốc.

Đồng thời, toàn bộ máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Trên không ở 3 căn cứ gồm Tsuiki (Fukuoka), Nyutabaru (Miyagi), Naha (Okinawa) sẽ tham gia tấn công.

Để ngăn chặn các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu và tên lửa Trung Quốc đối với các căn cứ quân sự và các công trình khác của Nhật Bản, không chỉ sẽ điều lực lượng pháo binh của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất, mà còn sẽ điều lực lượng tên lửa đánh chặn đất đối không.

Tin cho biết, “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” này chỉ tính toán tác chiến riêng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, còn chưa tính đến trường hợp quân Mỹ đóng ở Nhật Bản tham chiến.

Mỹ-Nhật tập trận chung năm 2010.

Theo bài báo, tháng 11/2011, căn cứ vào “Kế hoạch tác chiến đoạt đảo” này, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (trên biển, trên bộ, trên không) đã tiến hành cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn ở khu vực xung quanh Kyushu và Okinawa, lực lượng tham gia diễn tập lên tới 35.000 quân.

Kết quả diễn tập phát hiện có 2 vấn đề lớn: (1) Nếu như dân quân Trung Quốc đóng giả thành ngư dân chiếm giữ đảo Senkaku, căn cứ vào pháp luật hiện hành Nhật Bản, sớm nhất chỉ có thể do Cảnh sát biển Nhật Bản đứng ra xử lý, Lực lượng Phòng vệ tồn tại sơ hở về pháp lý và thời gian trong vấn đề phối hợp theo.

(2) Do đảo Senkaku cách xa lãnh thổ Nhật Bản, vì vậy làm thế nào để nhanh chóng điều Lực lượng Phòng vệ Mặt đất tiến hành tác chiến nhiều đảo, tính cơ động và tính thần tốc còn phải được tiếp tục tăng cường.

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản diễn tập.

Đông Bình (Theo báo “Liên hợp Buổi sáng” Singapore)

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Vùng 1 Hải Quân sẳn sàng chiến đấu

Với vai trò là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo trong phạm vi được phân công, Vùng 1 Hải quân luôn chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, tạo cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu.

Huấn luyện pháo thủ ở Lữ đoàn 170, Vùng 1 Hải quân. (nguồn: qdnd.vn)

Vùng 1 Hải quân, đứng chân và làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), chiến đấu và công tác trên vùng biển, đảo chiến lược trọng yếu của đất nước. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, những năm qua, Đảng ủy, chỉ huy Vùng đã có nhiều chủ trương, biện pháp tạo chuyển biến toàn diện trên các mặt công tác; trong đó, công tác huấn luyện, SSCĐ được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp và đạt được kết quả quan trọng. Nổi bật là, đã tập trung đổi mới mọi mặt công tác huấn luyện từ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, bảo đảm cơ sở vật chất đến nội dung, chương trình, phương pháp và tổ chức huấn luyện. Công tác huấn luyện quân sự được đổi mới theo hướng sát với đặc điểm, nhiệm vụ của mỗi đơn vị và từng loại đối tượng. Trong quá trình thực hiện, Vùng chỉ đạo bám sát phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, coi trọng đồng bộ và chuyên sâu, bảo đảm huấn luyện toàn diện, đồng bộ giữa chỉ huy với cơ quan và đơn vị, giữa tàu với bờ và các trạm ra-đa; gắn huấn luyện với rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy, duy trì nghiêm các quy định, chế độ SSCĐ. Đặc biệt, Vùng coi trọng việc đổi mới công tác đảng, công tác chính trị trong huấn luyện, gắn giáo dục chính trị với huấn luyện quân sự bằng nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, phù hợp với hoạt động đặc thù của Bộ đội Hải quân; nhờ đó, đạt hiệu quả thiết thực. Liên tục trong nhiều năm gần đây, Vùng đều hoàn thành tốt nội dung, chương trình huấn luyện; trình độ tham mưu - tác chiến của đội ngũ cán bộ các cấp, chất lượng tổng hợp, khả năng cơ động của các đơn vị được nâng cao; hệ thống kế hoạch huấn luyện và phương án tác chiến thường xuyên được rà soát, điều chỉnh, phê duyệt theo phân cấp và tổ chức luyện tập nghiêm túc, chặt chẽ. Riêng Lữ đoàn 170 và Trung đoàn 952 của Vùng, 5 năm liền (2006 - 2010) được Bộ Quốc phòng tặng Cờ “Đơn vị huấn luyện giỏi”, góp phần quan trọng bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Hiện nay và thời gian tới, tình hình Biển Đông cơ bản là ổn định; song, bên cạnh đó cũng có những diễn biến phức tạp mới. Đặc biệt, tình trạng xâm phạm chủ quyền, thăm dò, khai thác khoáng sản trái pháp luật của lực lượng tàu, thuyền nước ngoài có chiều hướng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ khó lường; tình hình buôn lậu, tội phạm trên biển vẫn thường xuyên xảy ra với nhiều vụ, việc nghiêm trọng… Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ của Quân chủng Hải quân nói chung, của Vùng nói riêng có sự phát triển; yêu cầu đặt ra đối với Vùng ngày càng cao. Vì vậy, cùng với việc xây dựng đơn vị vững mạnh theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, Vùng cần tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, SSCĐ bảo đảm đủ sức làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo được giao; trong đó, tập trung vào các nội dung cơ bản sau.

Một là, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và người chỉ huy các cấp đối với công tác huấn luyện. Là đơn vị thuộc Quân chủng kỹ thuật chiến đấu, gồm nhiều lực lượng, hoạt động trong môi trường khắc nghiệt nên công tác huấn luyện của Vùng rất phức tạp, gồm nhiều nội dung với trình độ kỹ, chiến thuật và tính đồng bộ cao. Trong khi đó, phạm vi mà Vùng đảm nhiệm quản lý lại rộng, vị trí đóng quân của các đơn vị thuộc quyền phân tán, xa sự lãnh đạo, chỉ huy. Vì vậy, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chỉ huy các cấp, nhất là cấp cơ sở đối với công tác huấn luyện là vấn đề rất quan trọng. Để thực hiện tốt điều đó, Đảng ủy, chỉ huy Vùng chỉ đạo các đơn vị tập trung quán triệt sâu sắc yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội, của Quân chủng đã được thể hiện trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng lần thứ XI; trên cơ sở đó, nắm vững nhiệm vụ được giao để xác định phương hướng, mục tiêu, yêu cầu huấn luyện cho phù hợp. Hằng năm, căn cứ vào chỉ lệnh huấn luyện của Tổng Tham mưu trưởng, mệnh lệnh huấn luyện của Tư lệnh Quân chủng, các cấp ủy ra nghị quyết chuyên đề về công tác huấn luyện; trong đó, xác định rõ các chủ trương, biện pháp lãnh đạo chủ yếu, các nội dung tập trung đột phá và những khâu yếu, mặt yếu cần khắc phục. Đồng thời, chú trọng chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tiến trình biểu huấn luyện sát với nhiệm vụ, phương án, chiến trường, đối tượng tác chiến và tổ chức biên chế của từng đơn vị, bảo đảm tính khả thi cao. Bên cạnh đó, thường xuyên chăm lo xây dựng cấp ủy các cấp trong sạch, vững mạnh; gắn xây dựng đội ngũ cán bộ với kiện toàn cơ quan quân huấn các cấp, bảo đảm đủ biên chế, có năng lực tổ chức thực hành huấn luyện; tham mưu, đề xuất những biện pháp thiết thực, nâng cao chất lượng huấn luyện của đơn vị. Mặt khác, tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền làm cho mọi người nhận thức đầy đủ về công tác huấn luyện, coi huấn luyện là nhiệm vụ trung tâm của đơn vị, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, do người chỉ huy trực tiếp điều hành, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả huấn luyện trước cấp ủy cấp mình và người chỉ huy cấp trên. Từ đó, làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ nêu cao quyết tâm, trách nhiệm, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ huấn luyện cả ở cơ quan và đơn vị, cả ở đơn vị chiến đấu và các bộ phận phục vụ, bảo đảm.

Hai là, chú trọng huấn luyện cơ bản, đồng bộ, vững chắc cho chỉ huy, cơ quan và phân đội; trong đó, lấy huấn luyện cán bộ là khâu then chốt. Xuất phát từ đặc điểm hoạt động, tác chiến của Bộ đội Hải quân và kịp thời nắm bắt những phát triển mới của tình hình biển, đảo, Vùng đẩy mạnh thực hiện huấn luyện cơ bản, thiết thực, vững chắc, coi trọng huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu; lấy việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo và xây dựng Vùng chính quy, hiện đại làm mục tiêu huấn luyện. Trước mắt, Vùng tập trung đột phá vào huấn luyện cơ bản và làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật (VK,TBKT) cho các lực lượng theo hướng sát nhiệm vụ, phương án, đối tượng tác chiến, địa bàn hoạt động, phù hợp với tổ chức biên chế, trang bị hiện có và hướng phát triển trong những năm tới. Trong đó, chú trọng huấn luyện cơ bản cho đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp tàu, đại đội, hải đội, tiểu đoàn và tương đương về chiến thuật, kỹ thuật, trình độ tham mưu - tác chiến và trình độ huấn luyện, bảo đảm 100% cán bộ huấn luyện được theo phân cấp, trong đó có 90% khá và giỏi. Riêng đối với cán bộ lãnh đạo, chỉ huy (cả ở cơ quan và đơn vị), phải nắm vững đường lối quân sự của Đảng, nguyên tắc chiến dịch, chiến thuật, nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy hiệp đồng tác chiến trong điều kiện mới. Đối với đơn vị, chú trọng huấn luyện thành thạo chiến thuật từ cấp trung đội đến cấp tiểu đoàn, bảo đảm vừa giỏi tác chiến độc lập, vừa thành thạo tác chiến trong đội hình binh chủng hợp thành; tăng cường huấn luyện thực hành, dã ngoại, nâng cao khả năng cơ động và tác chiến độc lập, dài ngày trên biển, đảo trong điều kiện địa hình, thời tiết phức tạp. Bên cạnh đó, tập trung huấn luyện cho bộ đội sử dụng thành thạo VK,TBKT trong biên chế, bảo đảm đồng bộ, vững chắc ở từng vị trí đến khẩu đội và toàn tàu, từ đơn tàu đến biên đội và nhóm tàu; đồng thời, chủ động tiếp cận, nghiên cứu VK,TBKT mới, hiện đại của nước ngoài để sẵn sàng tiếp nhận, làm chủ và đưa vào sử dụng kịp thời, hiệu quả khi được trang bị.

Hiện nay, trước những diễn biến phức tạp của tình hình biển, đảo, việc  huấn luyện phải gắn với nâng cao trình độ và khả năng SSCĐ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống. Vì vậy, Vùng chỉ đạo các đơn vị, nhất là các đơn vị làm nhiệm vụ BM, CV kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện với luyện tập, diễn tập theo phương án tác chiến, nhất là diễn tập đối kháng; tổ chức tuần tra, tuần tiễu, trinh sát, cứu hộ, cứu nạn nhằm nâng cao khả năng quản lý các hoạt động và chủ động xử lý các tình huống phức tạp xảy ra trên biển, đảo. Vùng phấn đấu hằng năm có 70% đơn vị cấp hải đội, tiểu đoàn và tương đương tổ chức diễn tập vòng tổng hợp; 50% đơn vị huấn luyện đối kháng; riêng Lữ đoàn 170 và Trung đoàn 952 đạt Đơn vị huấn luyện giỏi toàn quân.

Ba là, chú trọng công tác bảo đảm cơ sở vật chất, VK,TBKT phục vụ yêu cầu huấn luyện. Xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ của Vùng thường xuyên phải vận hành, sử dụng các loại phương tiện tàu, thuyền và VK,TBKT hiện đại, hoạt động liên tục, dài ngày trong điều kiện môi trường biển, đảo khắc nghiệt, nên cùng với xây dựng cho bộ đội có bản lĩnh, ý chí quyết tâm cao, Vùng luôn chăm lo bảo đảm tốt cơ sở vật chất, VK,TBKT, coi đó là vấn đề quan trọng, trực tiếp nâng cao chất lượng huấn luyện của các đơn vị. Tuy nhiên, yêu cầu bảo đảm cơ sở vật chất cho huấn luyện của Vùng, nhất là các hạm tàu, bến cảng,… rất tốn kém, phụ thuộc rất lớn vào tiềm năng kinh tế của đất nước. Vì vậy, trong khả năng cho phép, bên cạnh việc được trang bị mới một số VK,TBKT hiện đại, Vùng tăng cường quản lý, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất và VK,TBKT hiện có; từng bước cải tiến, đổi mới một số loại theo hướng tương đối hiện đại và hiện đại, đáp ứng yêu cầu huấn luyện, SSCĐ trong điều kiện mới. Để thực hiện tốt nội dung này, Vùng chỉ đạo các đơn vị duy trì nghiêm các chế độ, nền nếp kỹ thuật; thực hiện tốt nhiệm vụ bảo quản, bảo dưỡng, niêm cất, sửa chữa, tăng hạn sử dụng các loại VK,TBKT theo đúng quy trình, quy định. Thường xuyên bảo đảm tốt VK,TBKT, tàu, xe cho các nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ; đẩy mạnh xây dựng chính quy ngành Kỹ thuật và làm chủ VK,TBKT; thực hiện tốt chỉ tiêu: tàu xuất phát nhanh, bí mật, an toàn. Bên cạnh đó, Vùng đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu về kỹ thuật quân sự, công nghệ hiện đại để sản xuất, mua sắm các mô hình học cụ và các trang, thiết bị mô phỏng, các phòng học chuyên dùng phù hợp, phục vụ tốt yêu cầu công tác huấn luyện. Đồng thời, tập trung công sức, trí tuệ và kinh phí để hoàn chỉnh hệ thống giáo trình, tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng cán bộ và huấn luyện bộ đội tại đơn vị.

Công tác huấn luyện của Bộ đội Hải quân nói chung, của Vùng 1 nói riêng chủ yếu diễn ra ở môi trường biển, với không gian rộng và rất phức tạp, đòi hỏi phải có những thao trường, bãi tập đủ lớn. Vì vậy, cùng với hệ thống phòng học chuyên dùng và các thiết bị mô phỏng, các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân cần nghiên cứu, đầu tư xây dựng một số thao trường bắn trên bờ, trên biển; thiết bị bể bơi ứng dụng;…, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện, SSCĐ của Bộ đội Hải quân nói chung, của Vùng 1 nói riêng, đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới.

Chuẩn Đô đốc PHẠM VĂN ĐIỂN

Tư lệnh Vùng

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Xu hướng hiện đại hóa hải quân của một số nước châu Á hiện nay

Hiện nay, vì nhiều lý do, các nước châu Á đang có xu hướng chú trọng hiện đại hóa lực lượngHải quân, coi đây là một nội dung quan trọng trong xây dựng quân đội thế kỷXXI.

Theo kết quả khảo sát quốc phòngcủa nhiều tổ chức quốc tế thì, châu Á hiện là một trong những thị trường vũkhí, trang bị (VK,TB) hải quân sôi động vào hàng bậc nhất thế giới. Trongchương trình phát triển VK,TB hải quân được các nước khu vực công bố thì tớinăm 2017, có hơn 108 tỷ USD sẽ được chi cho mua sắm và hiện đại hóa VK,TB hảiquân; trong đó, 16 quốc gia ven biển ở châu Á sẽ mua khoảng 850 tàu chiến cácloại. Đó là con số đáng kinh ngạc.

Tàu Đinh Tiên Hoàng của Hải quân nhân dân ViệtNam

Đặc điểm nổi bật trong chiến lược hải quân của các nước châu Á là hiệnđại hóa có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển các loại VK,TB hiện đại,phù hợp với mục đích chính trị, chiến lược quốc phòng - quân sự, tiềm lực kinhtế và trình độ phát triển khoa học - công nghệ của quốc gia. Ví như, Trung Quốcvà Ấn Độ là hai nền kinh tế mới nổi, chú trọng xây dựng cụm tàu sân bay, coiđây là một trọng tâm để hiện đại hóa Hải quân và nâng cao khả năng tác chiếncủa lực lượng này trên các vùng biển xa. Nhật Bản, Hàn Quốc,… tập trung hiệnđại hóa lực lượng tàu mặt nước, mà trọng tâm là tàu khu trục với khả năng phòngthủ tên lửa đường đạn, bảo vệ các đảo đông dân cư và phát triển tàu ngầm hiệnđại trang bị hệ thống động lực sử dụng nguồn không khí độc lập (AIP), thời gianlặn kéo dài, tương đương khả năng của tàu ngầm hạt nhân. Một số quốc gia ĐôngNam Á (ASEAN) lựa chọn chiến lược trang bị các tàu frigat, tàu ngầm điệnđi-ê-den,... nhằm nâng cao khả năng tác chiến phòng thủ tích cực, đáp ứng yêucầu bảo vệ lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của mình. Chuyên gia quân sựnhiều nước cho rằng, việc hiện đại hóa VK,TB hải quân của các nước châu Á xuấtphát từ thực tiễn tình hình an ninh khu vực và xu hướng xây dựng quân đội hiệnđại, đáp ứng yêu cầu chiến tranh cục bộ có sử dụng vũ khí công nghệ cao, gópphần tăng cường sức mạnh quốc phòng nói chung, năng lực tác chiến của lực lượngHải quân nói riêng. Điều đó cũng đặt ra những vấn đề mới không chỉ đối vớinhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng của từng nước, mà còn có nhữngtác động không nhỏ đến tình hình an ninh, ổn định của khu vực và quốc tế.

Trước hết, đối vớiviệc trang bị tàu sân bay. Tiên phong trong lĩnh vực này là Trung Quốc vàẤn Độ. Ngày 10-8-2011, Trung Quốc đã tiến hành chạy thử nghiệmtàu sân bay Thi Lang, thu hút sự quan tâm lớn của dư luận khu vực và thế giới.Với việc trang bị tàu sân bay Thi Lang, Trung Quốc trở thành thành viên chínhthức trong "Câu lạc bộ tàu sân bay" của thế giới, gồm 9 nước (trongđó, Mỹ có 11 chiếc, chiếm 50% trong tổng số tàu sân bay của Câu lạc bộ này vàđều là loại tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân). Đánh giá về tàu sân bay ThiLang, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, đây là tàu Varyag do Trung Quốc muacủa U-crai-na và sửa chữa, tân trang lại; có tính năng kỹ, chiến thuật vào loạihiện đại bậc trung bình của thế giới, chưa thể sánh với tàu sân bay của Mỹ vàcủa nhiều nước khác. Họ cũng cho rằng, tàu sân bay thực chất là một sân bay diđộng, việc trang bị nó có thể nâng cao đáng kể sức mạnh quốc phòng, nhất là khảnăng tác chiến viễn dương của lực lượng Hải quân. Tuy nhiên, tàu sân bay cónhững yêu cầu rất khắt khe, phức tạp về công tác bảo đảm, bảo vệ và thực hành tácchiến. Tàu sân bay có kích thước thường rất lớn, di chuyển không linh hoạt nênnó là mục tiêu lộ, rất dễ bị các loại tên lửa hành trình, tàu chiến và máy baychiến đấu của đối phương tiêu diệt. Để khắc phục tình trạng đó, các nước thườngphải sử dụng số lượng lớn tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm và các loại tàuchiến đấu khác để làm công tác bảo đảm, phòng vệ và để tàu sân bay phát huyđược uy lực. Điều này rất tốn kém, không phải nước nào sở hữu tàu sân bay cũngcó đủ điều kiện để làm được. Mặt khác, do mới trang bị, nên cũng như Hải quâncác nước khác, Hải quân Trung Quốc cũng phải mất một thời gian dài (thườngkhoảng 5 đến 10 năm) để làm chủ được tàu sân bay và để tàu sân bay hòa nhậptrong đội hình tác chiến của Hải quân nói riêng, của quân đội nói chung. Theotờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản, trong thời gian tới, cùng với việc hoànthiện tàu sân bay Thi Lang, Trung Quốc chủ trương đóng mới một tàu sân baykhác, mang tên “Bắc Kinh”.

Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ cũng có dự án sản xuất 2 tàu sân bay lớp Vikrant,với độ rẽ nước khoảng 40.000 - 60.000 tấn, tầm hoạt động 7.500 hải lý, mangtheo được khoảng 30 máy bay chiến đấu; coi đây là một trọng tâm trong chươngtrình phát triển VK,TB hải quân những thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Ấn Độ dự kiến sẽhạ thủy hai tàu sân bay này vào năm 2017 - 2018.

 Thứ hai, mua sắm, hiện đại hóa các tàu khu trục.Theo chuyên gia quân sự củanhiều nước, do tính năng kỹ, chiến thuật khá ưu việt, có thể đảm nhiệm nhiềunhiệm vụ, trong đó có khả năng chống tàu sân bay, nên các loại tàu khu trục,tầu hộ tống là một trọng tâm phát triển của Hải quân nhiều nước châu Á2.Để thực hiện mục tiêu phòng vệ từ biển xa, Hải quân Nhật Bản đang phát triểncác loại tàu khu trục JDS Atagos và JS Ashigara thuộc lớp Atagos, có giá trịlên đến 1,5 tỉ USD, được trang bị các hệ thống tên lửa đa năng tiên tiến, kể cảkhả năng đánh chặn tên lửa đường đạn và có thể mang theo trực thăng săn tàungầm… Đồng thời, Hải quân nước này cũng tập trung nâng cao khả năng phòng thủtên lửa đường đạn (BMD) cho lực lượng tàu chiến mặt nước; trang bị hệ thống tênlửa Aegis và tên lửa đa năng cho 6 tàu khu trục (gồm 4 tàu Kongous và 2 tàuAtagos), để tăng cường khả năng phòng thủ và tiến công trên biển. Trong chiếnlược hiện đại hóa hải quân, Hàn Quốc đã lắp đặt hệ thống tên lửa Aegis trên 3tàu khu trục KDX-3 và có thể sẽ đặt hàng thêm 3 hệ thống nữa. Đồng thời, HànQuốc cũng hiện đại hóa hai tàu khu trục Sejong the Great và Yulgok Yi I thuộclớp King Sejong the Great, trên cơ sở trang bị các loại tên lửa đa năng, súng pháođể đối không, đối hải và hệ thống tên lửa Aegis đời mới. Hải quân Hàn Quốc còntrang bị pháo cỡ nòng trung bình và tên lửa cho một số tàu khu trục để nâng caokhả năng thực hành tiến công các mục tiêu trên đất liền.

Thứ ba, lựa chọn tàu ngầm và các tàu mặt nước hạng nhẹ. Trongđiều kiện ngân sách quốc phòng hạn chế, các nước ASEAN rất chú trọng mua sắmtàu ngầm điện đi-ê-den, tàu frigat và trang bị các tổ hợp tên lửa bờ, nhằm bảovệ lãnh hải và các vùng đặc quyền kinh tế của mình. Xin-ga-po và Ma-lai-xi-ahiện sở hữu các tàu ngầm rất hiện đại. Năm 2009 - 2010, Xin-ga-po đã nhận 2 tàungầm lớp Archer của Thụy Điển, nâng tổng số tàu ngầm của nước này lên 6 chiếc.Ưu điểm của tàu ngầm lớp Archer là khả năng di chuyển rất êm, hệ thống định vịchuẩn xác, trang bị tới 9 ống phóng ngư lôi. Ma-lai-xi-a sở hữu tàu ngầm lớpScorpene do Pháp chế tạo, có khả năng tác chiến linh hoạt với 6 ống phóng ngưlôi và có khả năng hoạt động liên tục trên biển trong 50 ngày.

Cùng với đó, những năm gần đây, nhiều nước ASEAN chú trọng lựa chọn muasắm và trang bị tàu mặt nước hạng nhẹ, lấy đây làm lực lượng nòng cốt để nângcao khả năng tác chiến linh hoạt1. Theo chuyên gia quân sự nhiềunước, do nhiệm vụ chủ yếu của Hải quân các nước ASEAN là quản lý, bảo vệ chủquyền lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, nên việc lựa chọn tàu mặt nước hạngnhẹ là hợp lý. So với các loại tàu chiến khác, các tàu chiến loại này có ưu thếvề khả năng cơ động cao, cập và xuất cảng đơn giản, không đòi hỏi điều kiệnhoạt động khắt khe, nhất là khả năng tác chiến khu vực sát bờ và cận chiến trênbiển hiệu quả. Lớp tàu mặt nước hạng nhẹ, tốc độ cao bao gồm các loại, như: tàucao tốc phóng tên lửa, tàu cao tốc phóng ngư lôi, tàu tiến công bắn pháo, tàutuần tra, tàu cao tốc đổ bộ,... Một số khinh hạm cũng có thể xếp vào nhóm này,như khinh hạm cao tốc phóng tên lửa thuộc lớp Tarantul, có tốc độ 32,5 hảilý/giờ, tầm hoạt động hơn 1.000 hải lý. Khinh hạm này có thể phóng tên lửachống hạm bay sát mặt nước và tên lửa đối không tầm gần. Loại tàu này cũng cònđược trang bị pháo hạm và pháo phòng không để bắn máy bay và tàu chiến của đốiphương. Ngoài ra, một số loại tàu hộ tống, tàu đổ bộ, tàu frigat lớp Sigma, tàufrigat lớp Formidable có khả năng mang theo trực thăng săn tàu ngầm cũng đượccác nước ASEAN lựa chọn mua, trang bị cho Hải quân.

Một đặc điểmkhá nổi bật trong hiện đại hóa Hải quân các nước ASEAN hiện nay là cùng với muasắm, nhập khẩu các VK,TB hiện đại, các nước này cũng chú trọng phát triển ngànhcông nghiệp quốc phòng (CNQP), nhằm nâng cao khả năng tự chủ về VK,TB, đồngthời, phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu. Phương pháp hiện đại hóa ngành CNQP củacác nước ASEAN thường là thông qua mua bản quyền chế tạo, chuyển giao côngnghệ, hợp tác nghiên cứu, chế tạo,... Đến nay, một số nước ASEAN, như:Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a đã xây dựng được ngành CNQP hảiquân khá mạnh, đủ khả năng nghiên cứu, chế tạo một số loại tàu chiến đấu hạngnhẹ, nhiều trang thiết bị điện tử, hệ thống chỉ huy, kiểm soát, truyền thông,máy tính (C3I), hệ thống phòng không, tên lửa các loại,... không chỉ để trangbị cho Hải quân nước mình, mà còn phục vụ cho xuất khẩu, kể cả xuất khẩu chocác nước Tây Âu có trình độ khoa học và công nghệ hiện đại. Cùng với đó, Hảiquân các nước ASEAN cũng chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục vàđào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển khoa học nghệthuật quân sự hải quân trong điều kiện tác chiến mới, nhất là khả năng tácchiến hiệp đồng quân, binh chủng và các lực lượng dân sự hoạt động trên biển trongchiến tranh cục bộ có sử dụng vũ khí công nghệ cao; đủ sức quản lý, bảo vệ vữngchắc chủ quyền biển, đảo của đất nước.

Đại tá ĐẶNGĐỒNG TIẾN

____________

1 - Hải quân Trung Quốc hiện có trong biên chế khoảng16 tàu khu trục, Hải quân Nhật Bản có 40 chiếc, Hải quân Hàn Quốc có 11 chiếc.

2 - Tỷ lệ tàu mặt nước hạng nhẹ trong tổng số tàu hảiquân của một số nước ASEAN: Xin-ga-po là 17/50, In-đô-nê-xi-a là 36/48,Ma-lai-xi-a là 47/52, Bru-nây là 100%.

Nghiên cứu của Bộ Quốc Phòng Pháp về Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có diện tích bề mặt chưa quá 15 km² là mục tiêu theo đuổi của những yêu sách và xung đột gia tăng kể từ những năm 1970. Những lợi ích từ yêu sách hai quần đảo này đối với các quốc gia là gì?


Dưới đây là một số nội dung chính trong bài phân tích Les îles Spratley et Paracels của tác giả Laurent Garnier đăng trên website Bộ Quốc Phòng Pháp.

Những thách thức

1- Mở rộng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ):


Như chúng ta đã biết, theo luật quốc tế, việc một Nhà nước sở hữu một lãnh thổ trên biển sẽ cho phép có những đặc quyền đối với một phạm vi lãnh hải và EEZ. Việc các Nhà nước xung quanh Biển Đông tranh giành quyền sở hữu các đảo nhỏ và đảo san hô không có người ở và không thể sinh sống được tại Trường Sa và Hoàng Sa trước hết không phải nhằm giành chủ quyền các hòn đảo này mà là nhằm mở rộng EEZ. Chính vì lý do này, Trung Quốc, nước có EEZ rộng 880.000 km2 (Mỹ có EEZ rộng 12 triệu km2, Nhật 4,4 triệu km2, Pháp 11 triệu km2) đang dòm ngó 3,5 triệu km2 Biển Đông.

2- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hải sản:


Hai quần đảo trên dồi dào các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trữ lượng cá ước tính nhiều triệu tấn, các nguồn hải sản phong phú (các loài hải sản có giá trị cao như tôm hùm, rùa, đồi mồi, bào ngư quý hiếm…). Ngoài sự hiện diện của nguồn phốt phát trên các hòn đảo còn tiềm ẩn trữ lượng lớn các mỏ kim loại dưới đáy biển. 10% trữ lượng cá của thế giới nằm tại Biển Đông.

3- Kiểm soát các tuyến hàng hải thương mại quốc tế:


Biển Đông bao quát nhiều eo biển: Eo biển Malắcca nằm giữa bán đảo Malaixia và đảo Sumatra của Inđônêxia, nối biển Andaman ven Ấn Độ Dương với Biển Đông tại phía Nam; eo biển Sonde chia cắt các đảo Java của Inđônêxia với đảo Sumatra; eo biển Lombok nối biển Java và Ấn Độ Dương, chia cắt các đảo Bali và Lombok của Inđônêxia; eo biển Macassar chia cách phía Tây đảo Borneo và phía Đông đảo Sulawesi. Với chiều rộng trung bình 15 km và dài khoảng 800 km, eo biển này cho phép thông thương giữa biển Celebes và biển Java; eo biển Balabac nối biển Sulu với Biển Đông. Eo biển này chia cách đảo Balabac (thuộc tỉnh Palawan của Philíppin) với các đảo nằm ở phía Bắc của Borneo, thuộc bang Sabah của Malaixia, rộng 55 km; eo biển Luzon nằm giữa các đảo Luzon và Đài Loan; eo biển Đài loan, giao giữa quần đảo này với Trung Quốc đại lục.

Biển Đông là một ngã tư thông thương của các tuyến hàng hải thương mại quan trọng bởi đây là tuyến ngắn nhất nối giữa Bắc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trước tiên liên quan đến tuyến vận chuyển năng lượng, eo biển Malắcca vận chuyển nhiều dầu mỏ gấp 6 lần kênh đào Xuyê và nhiều hơn 17 lần kênh đào Panama. Biển Đông là nơi vận chuyển 2/3 nguồn năng lượng của Hàn Quốc, 60% nguồn năng lượng của Nhật Bản và Đài Loan, 80% nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc, tức hơn một nửa nhập khẩu năng lượng của khu vực Đông Nam Á. Trong bối cảnh đó, việc nắm quyền kiểm soát hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa sẽ giúp kiểm soát hầu như một phần lớn EEZ và tuyến thương mại quan trọng hàng đầu thế giới.

4- Các nguồn tài nguyên dầu khí:


Theo tác giả Robert D. Kaplan, Biển Đông có trữ lượng dầu thô đạt 7 tỷ thùng (so với 1.383 tỷ thùng trên đất liền toàn thế giới theo tính toán của tập đoàn BP năm 2010, chiếm 0,5% trữ lượng dầu của thế giới) và có trữ lượng khí đốt đạt 25.000 tỷ m3 khí (so với 187.100 tỷ m3 khí trên đất liền toàn thế giới, chiếm 13,4% trữ lượng khí đốt toàn cầu).

5- Phạm vi triển khai một hạm đội tàu ngầm:


Biển Đông là tuyến hàng hải thương mại ưu tiên, thậm chí cốt yếu giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Không chỉ có tầm quan trọng về thương mại, Biển Đông còn chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược quân sự, đặc biệt đối với Trung Quốc. Chúng ta phải thừa nhận là Trung Quốc đang tăng cường khả năng của các đội tàu ngầm trong khu vực, đặc biệt là việc nước này xây dựng căn cứ tàu ngầm tại cảng hải quân Tam Á ở phía Nam đảo Hải Nam. Theo tướng Schaeffer, dường như tham vọng của Trung Quốc tại các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa hay các quần đảo khác cũng như các vùng nước sâu tại Biển Đông không nhằm mục đích nào khác ngoài bảo đảm cho nước này một khu vực triển khai an toàn đội tàu ngầm tấn công. Dù bất kể thế nào Biển Đông vẫn là vùng biển xung quanh Trung Quốc có vùng nước sâu cho phép tàu ngầm nước này dễ dàng tiến ra Thái Bình Dương.

Tình trạng tranh chấp

1- Thiếu vắng giải pháp đạo đức?


Tính chất nghiêm trọng của cuộc xung đột này là thiếu một giải pháp đạo đức. Nếu cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II là cuộc chiến không khoan nhượng chống chế độ cực quyền thì không một nước chủ chốt nào liên quan đến những căng thẳng tại Biển Đông có thể bị coi là hiện thân của sự xấu xa hoàn toàn. Do đó, cuộc chiến của cái tốt chống cái xấu đang dần thay thế bằng cuộc đối đầu giữa các chủ nghĩa dân tộc duy lý mà chúng ta có thể chứng kiến tại Biển Đông với câu nói: “Kẻ mạnh có thể làm điều mình muốn và kẻ yếu phải chịu điều cần phải chịu”. Nếu có khả năng xảy ra một cuộc tranh chấp thì cũng chỉ hạn chế ở một số cuộc đụng độ lẻ tẻ và không dẫn tới một cuộc chiến tranh quy mô lớn. Cũng cần phải thấy các cuộc đụng độ đó sẽ không gây ra nhiều lo ngại song chất lượng vũ khí sẽ quyết định cuộc đối đầu. Tình hình mong muốn nhất là duy trì quy chế nguyên trạng do sự cân bằng sức mạnh, nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như những gì Ôxtrâylia kêu gọi.

2- Một giải pháp pháp lý?


Mặc dù thiếu vắng giải pháp đạo đức song vẫn tồn tại một luật pháp quốc tế, đặc biệt như những gì Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 ký ở Montego Bay mô tả. Công ước này không thể giải quyết toàn bộ mọi cuộc xung đột và đối đầu, xong đề ra một khung cảnh luật hợp pháp, trong đó mọi tranh chấp trên có thể được giải quyết theo các quy tắc lãnh hải và EEZ mà không phải cần tới đối đầu vũ trang. Công ước cũng là một tư liệu gốc về các luật lệ quy định các hoạt động ngoài khơi. Các nước có thể yêu cầu mở rộng EEZ trên thềm lục địa của mình. Đó là điều mà Malaixia và Việt Nam đã làm năm 2009. Nhưng do luật pháp quốc tế không đủ nên hành động phối hợp giữa Malaixia và Việt Nam đã làm Trung Quốc không hài lòng. Trung Quốc sau đó đã gửi một công hàm lên Tổng thư ký Liên hợp quốc nhằm chính thức hóa lập trường của nước này đối với yêu sách “đường lưỡi bò” trên Biển Đông, một quan điểm từ trước đến nay chưa được công nhận chính thức. Tướng Schaeffer xác nhận hành động của Trung Quốc đi ngược lại với điều 89 của UNCLOS, theo đó “không một Nhà nước nào có thể đòi hỏi một khu vực bất kỳ ngoài biển khơi làm chủ quyền riêng”. Cũng cần phải nhấn mạnh vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, các điều luật trong công ước của LHQ hay rộng hơn là hành động của cộng đồng quốc tế không đủ đề ngăn chặn mọi hành động hiếu chiến từ các đối tượng trong khu vực, ngay cả những nỗ lực của ASEAN. Chúng ta có thể nhắc đến Tòa án tư pháp quốc tế, song dù cố gắng cũng không thể triệu tập hết các nước liên quan đến tranh chấp. Tuy nhiên, dường như giải pháp của các nước liên quan Biển Đông sẽ mang tính chính trị hơn là tư pháp và có thể cả quân sự.

3- Các sự kiện mới đây cho thấy thái độ hiếu chiến gia tăng của Trung Quốc


Những cuộc xâm lược trên thực địa

Chúng ta thấy từ năm 2009 một sự gia tăng xâm lược của Trung Quốc trên Biển Đông. Không chỉ có vậy, Lực lượng hải quân của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) không ngừng gia tăng các hành động hăm dọa, các hành động nhằm duy trì sự hiện diện tại Biển Đông. Cùng với đó là các đơn vị dân sự như lực lượng hải giám (CMS), được trang bị vũ khí từ PLAN, không ngừng quấy rối các tàu thăm dò dầu khí. Mọi hành động của Trung Quốc đều núp dưới vỏ bọc dân sự và được hải quân Trung Quốc hiện diện gần đó bảo vệ. Bên cạnh sự hiện diện hải quân, Trung Quốc còn thực hiện các vụ tấn công mạng. Đã có hơn 200 trang mạng của Việt Nam bị tin tặc tấn công vào tháng 6 năm 2011.

Những hành động hung hăng chống Mỹ

Những va chạm không chỉ diễn ra giữa Trung Quốc với các Nhà nước khu vực. Từ năm 2001 đã xảy ra 3 vụ va chạm giữa Mỹ và Trung Quốc: Tháng 4/2001, một máy bay trinh sát của Mỹ (EP3-Orion) đã va chạm với một báy bay quân sự Trung Quốc. Mặc dù vụ này xảy ra ngoài EEZ của Trung Quốc song người Trung Quốc lại quả quyết rằng người Mỹ đã vi phạm không phận nước mình. Người Trung Quốc cho rằng họ có quyền trên vùng không phận của EEZ. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với luật pháp quốc tế.

Tháng 3/2009, 5 tàu của Trung Quốc đã ngăn cản tàu thăm dò đại dương USNS Impeccable của Mỹ. Tàu Impeccable khi đó đang thực hiện thăm dò tại khu vực gần căn cứ tàu ngầm Tam Á, song ở ngoài khơi (ngoài 12 dặm). Sự kiện này một lần nữa cho thấy tầm quan trọng chiến lược của khu vực đối với các tàu ngầm Trung Quốc và thể hiện sự bành trướng chủ quyền của Trung Quốc đối với EEZ.

Tháng 6/2009, một tàu ngầm Trung Quốc đã mắc vào đường cáp định vị sóng âm của tàu chiến Mỹ USS John McCain tại Scarborough Reef, một khu vực chiến lược mà các tàu ngầm Trung Quốc qua lại. Trung Quốc đã lợi dụng cơ hội này để gia tăng sức ép ngoại giao ngăn cản hải quân Mỹ hiện diện tại Biển Đông.

Một quan điểm ngoại giao mập mờ của Trung Quốc

Không hài lòng với việc chiếm biển, Trung Quốc cũng đang chiếm cả không gian ngoại giao. Không ngại mâu thuẫn với chính mình, Trung Quốc đang nuôi tham vọng đôi khi duy trì ý định hòa giải và hòa bình hơn trong khi vẫn khẳng định chủ quyền trên Biển Đông. Trong ý đồ chính thức hóa “đường lưỡi bò”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc năm 2011 đã nói đến “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc tại Biển Đông. Đại sứ Trung Quốc tại Philíppin Lưu Kiến Siêu đã “khuyên các nước đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông” không tiếp tục khai thác dầu khí tại các “vùng lãnh hải của Trung Quốc” khi chưa được phép của Bắc Kinh.

Mặt khác, Trung Quốc lại thể hiện bộ mặt hòa bình. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt ngày 5/6/2011 tại Hội nghị Shangri-La ở Xinhgapo đã tuyên bố: “Trung Quốc không có ý định đe dọa bất kỳ nước nào”. Qua quan điểm ngoại giao hai mặt này của Trung Quốc, rất thú vị khi theo dõi những tuyên bố của Trung Quốc khi mua tàu sân bay Varyag nhằm mục đích huấn luyện. Được đặt tên lại là Thi Lang, tàu này đã thực hiện các vụ thử nghiệm trên biển vào tháng 8/2011 và hải quân Trung Quốc đang xây dựng tàu sân bay thứ hai. Chúng ta thừa nhận rằng với việc đổi hướng luật pháp quốc tế một cách tranh cãi để có lợi cho mình, Trung Quốc đang tự cho mình quyền sở hữu phạm vi lãnh hải trong “đường lưỡi bò”.

4- Những lựa chọn của các Nhà nước Đông Nam Á trước sự bành trướng của Trung Quốc


Cần tới Oasinhtơn

Do hạn chế về phương tiện quốc phòng, ý định lớn của các “anh chàng David” Đông Nam Á là hướng về phía Mỹ trước “gã khổng lồ Goliah” Trung Quốc. Philíppin dựa vào Hiệp định phòng thủ chung năm 1951, theo đó Oasinhtơn cam kết cung cấp cho Philíppin thiết bị quân sự. Hải quân Mỹ cũng phối hợp với hải quân Philíppin tổ chức các cuộc tập trận chung hàng năm. Đối với Hà Nội thật không đơn giản. Do không thể công khai hướng tới Oasinhtơn, chiến lược của Việt Nam là công khai nhất có thể liên quan đến những hành động quấy rối mà mình là nạn nhân từ phía Trung Quốc để nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Ngày 9/6/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố trước công chúng rằng chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là không thể tranh cãi và “sẽ bảo vệ bằng các lực lượng vũ trang”. Những cuộc trao đổi giữa hải quân Mỹ và Việt Nam ngày càng gia tăng. Mỹ cũng hỗ trợ Xinhgapo, Thái Lan và ngày càng tăng cường quan hệ với Inđônêxia và Malaixia. Mỹ cũng đã quay trở lại Ôxtrâylia. Dường như Mỹ luôn có khả năng là đối trọng với hành động của Trung Quốc ngay cả khi Mỹ đang bước vào giai đoạn bị hạn chế ngân sách quốc phòng.

Hướng tới một cuộc chạy đua vũ trang

Trong bối cảnh này, các nước Đông Nam Á đang tìm cách tăng cường khả năng cho hải quân quốc gia. Từ năm 2000, nhập khẩu vũ khí của Inđônêxia đã tăng 84%, Xinhgapo tăng 146% và nước này đang tìm cách hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm, Malaixia tăng 722% và vừa mới thiết lập một căn cứ tàu ngầm tại Borneo để hướng ra Biển Đông. Căn cứ này dành cho 2 tàu ngầm Scorpène mua của Pháp. Malaixia tháng 12/2011 đã mua của Pháp 6 tàu hộ tống Gowind. Việt Nam đã mua 6 tàu ngầm lớp Kilo trị giá 1,4 tỷ euro và các máy bay tiêm kích trị giá 700 triệu euro của Nga.

5- Thái độ của cộng đồng quốc tế


Quan điểm của Pháp

Đối với Pháp, mọi tranh chấp đều phải dựa vào luật pháp quốc tế. Pháp bày tỏ ủng hộ bộ quy tắc ứng xử do ASEAN đề xuất. Hơn nữa, trong nỗ lực giảm thiểu căng thẳng, Pháp đã đề xuất tổ chức hội thảo bao gồm cả Liên minh châu Âu và ASEAN dưới dạng các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm quản lý các khu vực hàng hải chung.

Bước ngoặt cuối cùng là quan điểm của Mỹ

Ngoài những vụ va chạm của các tàu USNS Impeccable, USS John McCain, việc tháng 3/2010 Bắc Kinh coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi quốc gia”, ngang với Đài Loan và Tây Tạng đã làm gia tăng mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này đã đẩy người Mỹ chính thức cam kết sâu hơn vào khu vực với tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Hội nghị diễn đàn khu vực ASEAN ngày 23/7/2010 khi xác định: “Mỹ có lợi ích quốc gia trong tự do lưu thông hàng hải, tự do tiếp cận các hải phận chung tại châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông”. Quan điểm của Mỹ là chính thức không tham gia những yêu sách lãnh hải song bày tỏ quan tâm đến nguy cơ dẫn đến các bên đối đầu làm ảnh hưởng tới tự do lưu thông hàng hải.

Kết luận

Trung Quốc tỏ thái độ phức tạp giữa lập trường xoa dịu và hành động gây hấn tại Biển Đông. Luật biển theo kiểu Trung Quốc và cách thể hiện của Bắc Kinh là những thách thức chiến lược. Trung Quốc đã hiểu rõ và đang sử dụng mưu đồ để mở rộng luật này phục vụ lợi ích riêng. Cách tiếp cận tư pháp liên quan các vấn đề Biển Đông phải được hoàn thiện từ cách đặt vấn đề ngoại giao và hàng hải. Trung Quốc có tham vọng giải quyết với các bên liên quan ở Biển Đông một cách song phương chứ không phải đa phương như phần lớn các đối tác và cộng đồng quốc tế mong muốn. Do đó, việc Mỹ quay trở lại khu vực đánh dấu một bước ngoặt trong các sự kiện. Cuộc chơi sẽ thận trọng hơn.

Bài gốc: Les îles Spratley et Paracels

Theo Cesm.marine.defense.gouv.fr

Viết Tuấn (gt)