Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Con trai út Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm cán bộ Đoàn

Tin cho hay con trai út Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thạc sỹ Nguyễn Minh Triết, đã từ Anh trở về Việt Nam để làm cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản ở cơ sở.

Báo Tiền Phong của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong bài 'Góp sức trên quê nhà' đăng ngày 28/1 đưa tin anh Triết, người từng giữ chức Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Anh, đã "được cấp học bổng học tiếp Tiến sỹ, làm giảng viên cùng những cơ hội công việc hấp dẫn khác, nhưng anh chọn trở về".


Thạc sỹ Nguyễn Minh Triết, 23 tuổi, là con trai út của thủ tướng đương nhiệm. Anh có anh trai là Nguyễn Thanh Nghị, 35 tuổi, Thứ trưởng bộ Xây dựng; và chị gái là Nguyễn Thanh Phượng, 32 tuổi, thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bản Việt.

Anh Triết về Việt Nam sau khi du học bảy năm, chủ yếu tại Đại học Queen Mary, London, chuyên ngành Kỹ thuật Hàng không và Chế tạo máy.

Anh nhận bằng thạc sỹ với đề tài Kỹ thuật động cơ siêu thanh; và đã có sáu tháng thực tập tại công ty danh tiếng Rolls Royce.

Từ tháng 11/2011, Nguyễn Minh Triết đã tham gia phong trào đưa cán bộ trẻ về xã trong vị trí cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản cấp cơ sở.

Có lẽ anh là cán bộ Đoàn cơ sở có học vị cao nhất hiện nay.

Bài báo trên Tiền Phong không nói rõ công việc của anh Triết là gì, nhưng viết vừa nhận việc anh đã "xách ba lô cùng các cán bộ Đoàn rong ruổi Bắc Nam để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh-sinh viên và bạn trẻ".

Trước khi về nước, Nguyễn Minh Triết cũng đã có sáng kiến thành lập Trung tâm Phát triển Tri thức với mục tiêu kết nối du học sinh Việt Nam ở các nước ngoài.

Báo Tiền Phong viết: "Từ lâu Minh Triết đã mang dáng dấp của một cán bộ Đoàn năng động, nhiều sáng kiến".

Bài nói về anh Nguyễn Minh Triết còn tiết lộ cán bộ Đoàn trẻ tuổi này "chưa vội chuyện tình yêu".

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tham nhũng nghiêm trọng khi phòng chống xử lý còn chậm

Hôm qua 6-4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã họp phiên thứ 14 để đánh giá tình hình, kết quả công tác PCTN quý I và thống nhất chương trình công tác quý II-2011 của Ban Chỉ đạo T.Ư, với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trương Vĩnh Trọng. Ðại diện các cơ quan hữu quan ở T.Ư đã dự.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả tích cực
Theo dự thảo báo cáo công tác PCTN quý I và nhiệm vụ công tác  quý  II-2011 của Ban Chỉ đạo do đồng chí Vũ Tiến Chiến, Ủy viên Thường trực, Chánh  văn phòng  Ban Chỉ đạo trình bày cho biết, trong hai tháng đầu năm 2011, Thanh tra Chính phủ đã ban hành tám kết luận thanh tra trong lĩnh vực kinh tế – xã hội. Qua đó đã phát hiện sai phạm 426.128 triệu đồng và 1.427 ha đất; đã kiến nghị thu hồi 234.467 triệu đồng; kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý 163.786 triệu đồng và 1.427 ha đất; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra xem xét, làm rõ ba vụ việc.
Thanh tra các bộ, ngành và địa phương tiến hành 949 cuộc thanh tra, đã kết thúc 368 cuộc. Tổng hợp kết quả từ các cuộc thanh tra đã kết thúc phát hiện sai phạm với số tiền 52.518 triệu đồng và 6,5 ha đất; đã kiến nghị thu hồi 24.778 triệu đồng và 3,5 ha đất; kiến nghị cấp có thẩm quyền xem  xét  xử   lý   27.739   triệu   đồng;  kiến nghị xử lý hành chính 40 tập thể, 49 cá nhân; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra ba vụ và chín cá nhân. Công an các cấp xử lý kỷ luật 23 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có chín cán bộ, chiến sĩ sai phạm do tham nhũng, 14 cán bộ, chiến sĩ có dấu hiệu tham nhũng.
Trong năm 2010, Kiểm toán Nhà nước đã hoàn thành 136/136 cuộc kiểm toán theo kế hoạch. Qua kiểm toán đã kiến nghị xử lý 17.059 tỷ đồng, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung hơn 40 văn bản không phù hợp. Trong năm 2011, Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành triển khai 151 cuộc, tăng 11% so với kế hoạch năm 2010.
Trong hai tháng đầu năm 2011, các cơ quan pháp luật đã khởi tố 28 vụ án/55 bị can về các tội danh tham nhũng (so với cùng kỳ của năm 2010 giảm 10% về số vụ, nhưng tăng 17% về số bị can); truy tố 35 vụ/68 bị can về các tội danh tham nhũng (so với cùng kỳ năm 2010 giảm 8% về số vụ và giảm 14% về số bị can); xét xử sơ thẩm 18 vụ/75 bị cáo về các tội danh tham nhũng (so với cùng kỳ năm 2010 giảm 28% về số vụ, nhưng tăng 12% về số bị cáo).
Ðối với 11 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà Ban Chỉ đạo Trung ương tập trung chỉ đạo, đến nay tòa án đang thụ lý ba vụ, Viện Kiểm sát truy tố năm vụ, cơ quan điều tra đang điều tra bổ sung ba vụ. Ðối với 11 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp khác mà Ban Chỉ đạo Trung ương giao Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, đôn đốc, đến nay tòa án đang thụ lý chín vụ, cơ quan điều tra đang điều tra hai vụ.
Nhìn chung, các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà Ban Chỉ đạo Trung ương tập trung chỉ đạo và giao Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, đôn đốc, tiến độ điều tra chậm, thời gian điều tra kéo dài (từ ba đến bốn năm, đặc biệt vụ Xăng dầu hàng không kéo dài gần bảy năm), một số vụ trả lại hồ sơ điều tra bổ sung, hoãn xét xử nhiều lần, có vụ hoãn xét xử với lý do thiếu thuyết phục như vụ án Trần Văn Khánh, nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty vật tư nông nghiệp…
Tuy nhiên, với tinh thần đánh giá nghiêm túc, thẳng thắn, dự thảo báo cáo cũng cho thấy công tác phòng, chống tham nhũng trong quý I-2011 vừa qua vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót, đó là nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thật sự quan tâm triển khai các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; nhiều giải pháp như: chuyển đổi vị trí công tác; xử lý trách nhiệm người đứng đầu; minh bạch tài sản, thu nhập hiệu quả còn thấp. Số vụ tham nhũng được phát hiện và xử lý giảm có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thiếu quyết tâm trong phát hiện, xử lý, ngại đưa ra xử lý các vụ việc ở thời điểm có nhạy cảm về chính trị. Một số Ban chỉ đạo PCTN cấp tỉnh chất lượng, hiệu quả hoạt động thấp; chậm kiện toàn các chức danh Ban chỉ đạo và Văn phòng Ban chỉ đạo; sau Ðại hội Ðảng bộ cấp tỉnh, chất lượng cán bộ hạn chế.
Bên cạnh việc nêu kết quả công tác PCTN trong quý I vừa qua, dự thảo Báo cáo còn nêu rõ những mặt đã làm được, chưa làm được trong công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN; xây dựng, hoàn thiện thể chế về PCTN; việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; trong hoạt động của các Ban chỉ đạo PCTN ở địa phương.
Trong phát biểu ý kiến, thảo luận, các thành viên Ban chỉ đạo cơ bản nhất trí với dự thảo báo cáo nói trên, đồng thời bổ sung, làm rõ thêm những kết quả đã đạt được và nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục.
Phát biểu ý kiến kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, trong quý I, chúng ta đã làm được nhiều việc trong công tác PCTN và đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào thành công Ðại hội lần thứ XI của Ðảng, góp phần ổn định chính trị – xã hội, và phát triển kinh tế đất nước. Ðó là những ưu điểm cần tiếp tục phát huy. Tuy nhiên, chúng ta chưa thật hài lòng về một số hạn chế, như một số vụ việc xử lý còn chậm, do đó hạn chế tác dụng răn đe, phòng ngừa. Các cơ quan chức năng cần rút kinh nghiệm để có sự phối hợp trong xử lý, bảo đảm đẩy nhanh tiến độ xử lý theo quy định của pháp luật.
Về nhiệm vụ quý II-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng tình với chương trình hoạt động đề ra trong dự thảo. Trong đó, cần tăng cường công tác giáo dục, hoàn thiện thể chế PCTN, trước hết là công tác phòng ngừa, nhất là các lĩnh vực: đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý vốn, tài sản trong doanh nghiệp Nhà nước; quản lý sử dụng kinh phí Nhà nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, trong quý II – 2011, cần tập trung phục vụ tốt công tác bầu cử đại biểu QH khóa XIII và bầu cử đại biểu HÐND các cấp, trong đó có việc kê khai tài sản. Công tác PCTN phải góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ. Các Ban chỉ đạo cần xây dựng chương trình hành động cho toàn khóa, kể cả ở T.Ư và các địa phương.
Việc chuẩn bị sơ kết năm năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 3 khóa X về công tác PCTN phải gắn với việc đánh giá kết quả thực hiện Luật PCTN, để phát hiện, đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, kiến nghị các giải pháp để tiếp tục thực hiện tốt hơn công tác PCTN trong thời gian tới. Cần tập trung thực hiện cải cách hành chính. Ðây là biện pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực: đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, gồm: Các vụ: Vinashin; vụ Nguyễn Anh Tuấn thuộc Sở Quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; vụ Nông trường Sông Hậu; vụ Công ty xăng dầu hàng không; vụ Công ty Vinaconex 10 – Ðà Nẵng; vụ ông Ðinh Ðức Phiếu ở Ninh Bình; vụ Trần Văn Khánh, Tổng Công ty vật tư nông nghiệp; vụ Tổng Công ty Rượu-Bia-nước giải khát Sài Gòn; vụ Huỳnh Ngọc Sỹ ở TP Hồ Chí Minh; vụ án Trần Văn Thanh ở Ðà Nẵng; vụ in tiền pô-li-me.
Tại phiên họp này, Ban chỉ đạo đã thông báo quyết định về việc đồng chí Vũ Tiến Chiến, Ủy viên Thường trực, Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN được về hưu theo chế độ từ ngày 1-5-2011 và quyết định bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Ðình Phách, Ủy viên T.Ư Ðảng, làm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN thay đồng chí Vũ Tiến Chiến.

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Toàn văn thông điệp An toàn Giao thông 2012

Chỉ còn 2 ngày nữa là bước sang năm mới 2012, cả nước sẽ đồng loạt tổ chức ra quân thực hiện kế hoạch hành động “Năm an toàn giao thông – Thiết lập kỷ cương trật tự an toàn giao thông trong phạm vi cả nước và chống ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn”. Chiều 27/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm Đài Tiếng nói Việt Nam và có bài phát biểu trên VOV Giao thông với thông điệp “Giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông là trách nhiệm của mỗi người trong chúng ta”


nguyen tan dung vov1 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Toàn văn thông điệp An toàn Giao thông 2012
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua làn sóng VOV trực tiếp gửi thông điệp “Năm an toàn giao thông Quốc gia 2012”.
Sau đây là toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ
Thưa đồng chí, đồng bào
Tai nạn, ùn tắc giao thông đang là một vấn đề bức xúc của xã hội, từ nhiều năm nay chúng ta đã triển khai nhiều giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và cũng đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên tai nạn giao thông vẫn còn nghiêm trọng, trung bình mỗi ngày cướp đi sinh mạng của hơn 30 người, và làm bị thương hàng chục người khác. Tổn thất này đã trở thành gánh nặng cho nhiều gia đình, người thân trong xã hội Việt Nam. Chính vì vậy, Chính phủ đã lấy năm 2012 là năm an toàn giao thông, đề ra đồng bộ các biện pháp để tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Nhằm thiết lập kỷ cương, trật tự an toàn giao thông trong phạm vi cả nước và giảm thiểu ùn tắc tai nạn giao thông ở các thành phố lớn.
nguyen tan dung vov21 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Toàn văn thông điệp An toàn Giao thông 2012
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới thăm kênh VOV GT - Đài TNVN.
Với tinh thần đó, thay mặt Chính phủ tôi gửi tới đồng chí, đồng bào những người tham gia thông điệp đó là: “Giảm tai nạn và ùn tắc giao thông là trách nhiệm của mỗi người trong chúng ta. Chúng ta cùng nhau có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, người thân, bạn bè và với toàn xã hội. Mà hành động mỗi người trong chúng ta có thể làm ngay đó là chấp hành nghiêm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông”.
nguyen tan dung vov3 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Toàn văn thông điệp An toàn Giao thông 2012
Lãnh đạo Đài TNVN giới thiệu với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về kênh VOVGT.
Tôi cũng yêu cầu các Bộ ngành, Chính quyền các cấp ngay từ ngày đầu tháng, đầu năm 2012, tập trung thực hiện chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách và lâu dài mà Chính phủ đã đề ra. Các lực lượng chức năng đồng loạt ra quân, thực hiện kế hoạch hành động năm an toàn giao thông. Với quyết tâm cao nhất, thiết lập trật tự, kỷ cương an toàn giao thông trong phạm vi cả nước. Phấn đấu hàng năm giảm từ 5-10% số vụ tai nạn, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông. Và từng bước cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và Thánh phố Hồ Chí Minh.
Thay mặt Chính phủ tôi biểu dương những nỗ lực và kết quả đạt được của Đài tiếng nói Việt Nam trong việc triển khai xây dựng và vận hành kênh “VOV giao thông” tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi cũng yêu cầu Đài tiếng nói Việt Nam khẩn trương hoàn tất các thủ tục cần thiết để sớm triển khai dự án “VOV giao thông quốc gia” đã được phê duyệt. Tôi tin tưởng rằng “VOV giao thông quốc gia” sẽ trở thành một kênh giao thông hữu ích, bảo đảm an toàn giao thông và an ninh trật tự trên phạm vi cả nước.
nguyen tan dung vov4 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Toàn văn thông điệp An toàn Giao thông 2012
Thủ tướng ân cần hỏi thăm các cán bộ, phóng viên, BTV Đài TNVN.
Nhân dịp bước sang năm mới, Thủ tướng Chính phủ thân ái gửi tới đồng bào, đồng chí, khán thính giả Đài tiếng nói Việt Nam cùng toàn thể cán bộ, phóng viên, nghệ sỹ của đài lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc Đài tiếng nói Việt Nam tiếp tục phát triển giành được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và Nhân dân cả nước.
Bạch Dương

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng: Nhân vật có ảnh hưởng nhất năm 2011

Cuộc khủng hoảng nợ công toàn cầu trong năm 2011 đã gây ra mối quan tâm sâu sắc đối với nền kinh tế thế giới. Hạn hán, lũ lụt, bệnh dịch gây ra bởi thay đổi khí hậu toàn cầu, cộng với căng thẳng ở biển Đông, các cuộc xung đột toàn cầu mới  và nền kinh tế thế giới đối mặt với những thách thức mới. Trước những vấn đề trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thể hiện ấn tượng nhờ sự lãnh đạo xuất sắc của mình, đã thành công khi chỉ đạo, điều hành nền kinh tế Việt Nam vượt qua cuộc khủng hoảng bằng việc đưa ra các quyết định kinh tế, tài chính và ngoại giao một cách linh hoạt và kịp thời trong năm 2011. Vì thế, Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và đảm bảo an sinh xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Đánh giá tổng thể nền kinh tế năm 2011, nhóm chuyên gia kinh tế quốc tế của Hàn Quốc đã tuyên bố rằng Việt Nam đã vượt qua tình trạng trì trệ kinh tế.
Hiện nay, ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2012 song song với tái cơ cấu nền kinh tế là mục tiêu chính mà người đứng đầu chính phủ đã tuyên bố trong cuộc họp với các nhà đầu tư quốc tế và các nhà tài trợ.
Tại cuộc họp với các nhà tài trợ cho Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đạt được sự đồng thuận và phản hồi tích cực từ phía các nhà tài trợ về việc thực hiện thành công các nội dung cơ bản của Nghị quyết 11 và những quyết định trong chỉ đạo tái cơ cấu nền kinh tế trong năm 2011: Là một bước trong việc thực hiện kế hoạch năm 2012 với đầy thách thức không chỉ đối với Việt Nam mà còn là nền kinh tế toàn cầu.
GDP của Việt Nam tiếp tục có tốc độ tăng trưởng ổn định: GDP quý I năm 2011 đạt 5,43%, quý II đạt 5,67% và quý II đạt 6,11%. GDP trong chín tháng tăng 5,76% và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm được ước tính là 6%.
Trước biến động của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã giải ngân được 2,54 tỷ USD vốn FDI, tăng 1,6% so với năm trước và thể hiện qua các tháng: Tháng 1: 420,000,000 USD; tháng 2: 730 triệu USD; tháng 3: 1,81 tỷ USD; Tháng 4: 2,4 tỷ USD; tháng 5: 3.6 tỷ USD.
Từ đầu năm 2011, hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đã thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam, Singapore đứng đầu trong tổng số vốn đăng ký mới là 1,08 tỷ USD chiếm 46,74% tổng vốn đầu tư trong phạm vi cả nước. Hàn Quốc đứng thứ tư với mức vốn 193,29 triệu USD, chiếm 8,15% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản xếp thứ năm đạt 131 triệu USD, chiếm 5,5%.
Theo danh sách gần đây của Goldman Sachs, Việt Nam được xếp vào nhóm 11 quốc gia (N-11) của thế giới có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong năm 2011, mở ra cơ hội và là một trong những điểm đến tốt nhất, thu hút các nhà đầu tư trong những năm tới.
Theo nghiên cứu gần đây của nhóm giáo sư và chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc chính phủ Hàn Quốc về tác động của cuộc khủng hoảng nợ công và thay đổi khí hậu toàn cầu, cũng như các kỹ năng điều hành của Thủ tướng ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được nhận định là nước vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tốt nhất. Trong đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá là nhân vật có ảnh hưởng nhất ở châu Á trong việc điều hành thành công nền kinh tế và là người đã đưa ra quyết định quyết liệt, chính xác nhất.
Việt Nam đang hướng đến mục tiêu năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế từ 5,8-6% trong khi mục tiêu cho năm 2012 là 6%. Với việc duy trì tốc độ tăng trưởng này sẽ giúp Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội. Trước những mục tiêu này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những quyết định đúng đắn và kịp thời bằng việc không chọn tốc độ tăng trưởng kinh tế quá cao cho giai đoạn này.
Song song với ổn định kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết chỉ đạo hiệu quả, thực hiện các giải pháp tái cơ cấu kinh tế phù hợp, tập trung vào tái cơ cấu đầu tư, tài chính, hệ thống ngân hàng và cải thiện quản trị doanh nghiệp. Việt Nam sẽ cổ phần hóa gần như tất cả các doanh nghiệp nhà nước với một mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả sản xuất và hoạt động.
Bên cạnh những mục tiêu kinh tế vĩ mô, Việt Nam tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi cho người dân. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay là 1.200 USD, nhưng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo vẫn còn lớn. Do đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho các cơ quan chức năng thực hiện chiến lược đảm bảo việc làm ổn định và bền vững bằng cách đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng tiếng Anh, tạo ra hơn 1,6 triệu việc làm trong năm 2012 và giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 4%, đồng thời giảm 2% số hộ nghèo trong phạm vi cả nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định thành lập một lực lượng chuyên giám sát, tăng tốc độ giải ngân các nguồn vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn viện trợ bên ngoài, đặc biệt là ODA.
Trong mắt của các nhà đầu tư quốc tế, Ông được đánh giá cao về sự lãnh đạo xuất sắc của mình: luôn có sáng kiến ​​và ý tưởng thúc đẩy liên kết chặt chẽ với cộng đồng quốc tế nhờ những hành động quyết liệt và các chính sách phù hợp. Nhờ các cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng, cho phép các nhà đầu tư tin tưởng đầu tư vào Việt Nam. Góp phần đáng kể trong việc nâng cao uy tín và ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thủ tướng được người dân Việt Nam đánh giá cao đối với những gì Ông đã làm được trong nhiệm kỳ của mình. Ông luôn xem xét, gìn giữ và phát huy những đóng góp có giá trị của các thế hệ trước. Tôn trọng đào tạo tài năng Việt Nam để sử dụng và hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh trong thực hiện chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp và nông nghiệp, cũng như chính sách hỗ trợ sinh viên và người nghèo. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là biểu tượng của tinh thần dân tộc Việt Nam trong công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và duy trì tốt các mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác.
Đối mặt với những khó khăn, thách thức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng luôn khẳng định được mình thông qua những quyết định đúng đắn. Góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, dành được nhiều tình cảm của người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Với những gì Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng đã làm được, Ông xứng đáng là người của năm 2011.
Lee Min-ho, Chủ tịch Công ty TNHH Kidmatic
Sơn Ca lược dịch

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Hoạt động nổi bật thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuần qua

Hướng tới một khu vực Mekong hội nhập, phát triển và bền vững

Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo các nước tiểu vùng Mê Công nhấn mạnh sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mê Công có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển chung của khu vực
Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo các nước tiểu vùng Mê Công nhấn mạnh sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mê Công có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển chung của khu vực
Sáng 20/12 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Myanmar, chính thức khai mạc GMS-4 với sự tham dự của lãnh đạo 6 nước Tiểu vùng là Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công vì sự phát triển chung của khu vực
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công vì sự phát triển chung của khu vực
Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo GMS ra Tuyên bố chung “Sau năm 2012: Hướng tới một thập kỷ mới về quan hệ đối tác phát triển chiến lược GMS”, khẳng định quyết tâm của các bên cùng thúc đẩy hợp tác GMS, vượt qua thách thức và khó khăn, hướng tới một khu vực Mekong hội nhập, thịnh vượng, phát triển hài hòa và bền vững. Các nhà lãnh đạo cũng thống nhất Cấp cao GMS-5 sẽ tổ chức tại Thái Lan trong năm 2014
Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai nước lên 500 triệu USD vào năm 2015
Tại buổi hội đàm, sáng 21/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Myanmar Thein Sein nhất trí tiếp tục dành ưu tiên cho 12 lĩnh vực đã nêu trong Tuyên bố chung giữa hai nước tháng 4/2010, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai nước lên 500 triệu USD vào năm 2015.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Tổng thống Thein Sein
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Tổng thống Thein Sein
Ngay sau đó, Lãnh đạo hai nước đã chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn giữa Bộ Nông nghiệp hai nước, Bản ghi nhớ viện trợ kỹ thuật không hoàn lại trị giá 250.000 USD của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar để hợp tác kỹ thuật và đào tạo về nông nghiệp giữa Việt Nam- Myanmar.
Việt Nam- Trung Quốc nhất trí củng cố sự tin cậy chính trị
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình
Sáng 22/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp thân mật Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị – Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Chủ tịch Tập Cận Bình đồng ý nâng cao vai trò và hiệu quả của các cơ chế hợp tác giữa hai nước, nhất là Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đồng chí Tập Cận Bình, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đồng chí Tập Cận Bình, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa
Liên quan đến vấn đề trên biển, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại lập trường của Việt Nam về Biển Đông, đồng thời đề nghị hai bên trên tinh thần láng giềng hữu nghị, cùng tôn trọng, quan tâm tới lợi ích chính đáng của nhau, căn cứ những nhận thức chung đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Sau cùng, hai bên nhất trí cho rằng cần nhanh chóng thành lập cơ chế trao đổi về việc triển khai Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.
Không được chủ quan, lơ là với lạm phát
Sáng 23/12, phát biểu kết luận Hội nghị của Chính phủ triển khai nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Năm 2012 vẫn ưu tiên số một là kiểm soát lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô. Đề nghị lãnh đạo bộ, ngành, địa phương chung sức đồng lòng thực hiện cho được mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh chủ trì Hội nghị.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh chủ trì Hội nghị.
Theo Thủ tướng, để kiểm soát lạm phát cần phải thực hiện đưa ra các giải pháp về chính sách tiền tệ; tiếp đó là kiểm soát nhập siêu, giữ được ổn định tỷ giá. Liên quan đến vấn đề mục tiêu tăng trưởng 5,9% đạt được trong năm 2011, Thủ tướng tướng đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Đi liền với đó, cần đặc biệt quan tâm đến an sinh xã hội trên địa bàn, phạm vi quản lý, trước mắt là chăm lo tết Nguyên đán chu đáo cho người nghèo, các gia đình chính sách.
nguồn: http://nguyentandung.org/Bạch Dương

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Kênh Video Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Hiện nay trên mạng có rất nhiều video chính thống lẫn không chính thống về thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng, bạn đọc rất dễ hoặc vô tình xem phải những video không chính thống đưa nhưng thông tin sai lệch về thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Nắm bắt vấn đề này, Blog Nguyễn Tấn Dũng xin cung cấp một địa chỉ đã được xác thực trên website http://nguyentandung.org/ đó là: http://youtube.com/user/nguyentandungchannel


Bạn đọc có thể theo dõi thường xuyên các hoạt động của thủ tướng tại kênh video trên cũng như các hoạt động Ý kiến chỉ đạo của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm xây dựng và phát triển đất nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời thẳng 4 vấn đề chủ quyền biển Đông



Chiều 30/11, Thủ tướng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị hai nước Việt Nam-Thái Lan.



Mời các bạn theo dõi video của thủ tướng dự Lễ Quốc tang Đồng chí Võ Chí Công

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Tiểu sử thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin để trả lời cho câu hỏi NGUYỄN TẤN DŨNG là ai.  Những thông tin trên mạng hiện nay đang nói xấu và không đúng sự thật về  Thủ Tướng NGUYỄN TẤN DŨNG vì vậy khi tiếp xúc bạn đọc cần chọc lọc đúng thông tin. Tiểu sử và quá trình hoạt động...

Nguyen Tan Dung

- Họ và Tên: NGUYỄN TẤN DŨNG
- Sinh ngày 17-11-1949.
- Quê quán: Thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.
- Thành phần gia đình: Cán bộ kháng chiến.
- Ngày tham gia Cách mạng: 17-11-1961.
- Ngày vào Đảng: 10-6-1967.
- Trình độ học vấn: Cử nhân Luật . Lý luận chính trị cao cấp.
- Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 6, 7, 8, 9, 10 . Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 8, 9, 10 . Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ . Đại biểu Quốc hội khoá 10, 11, 12.
- Sức khoẻ: Bình thường . Có 4 lần bị thương, thương binh hạng 2/4.
- Khen thưởng: 2 Huân chương Chiến công hạng 3 . 6 Danh hiệu Dũng sĩ . Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng 1, 2, 3 . Huân chương Hữu nghị hạng Đặc biệt của Nhà nước – Hoàng gia Căm-pu-chia .Huân chương ITSALA của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
- Kỷ luật: Không.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

- Tháng 11-1961 đến tháng 9-1981: Tham gia Quân đội, làm văn thư, liên lạc, cứu thương, Y tá, Y sĩ, Bổ túc chương trình Phẫu thuật ngoại khoa của Bác sĩ Quân y và đã qua các cấp bậc – chức vụ: Tiểu đội bậc trưởng, Trung đội bậc trưởng, Đại đội bậc phó, Đại đội bậc trưởng – Đội trưởng Đội phẫu thuật, Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng Đại đội Quân y (Bí thư Chi bộ Đảng) thuộc Tỉnh đội Tỉnh Rạch Giá .

Học khoá Bổ túc sĩ quan chỉ huy cấp Tiểu đoàn – Trung đoàn Bộ binh và đảm nhiệm nhiệm vụ Thượng uý – Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 207 (Bí thư Đảng ủy Tiểu đoàn) và Đại uý – Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Bộ binh 152 (Uỷ viên Thường vụ Đảng ủy Trung đoàn) chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp bạn Căm- pu- chia . Thiếu tá – Trưởng Ban cán bộ (Phó Bí thư Đảng ủy Phòng Chính trị) của Bộ chỉ huy Quân sự Tỉnh Kiên Giang.

- Tháng 10-1981 đến tháng 12-1994: Học trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc . Tỉnh uỷ viên- Phó Ban tổ chức Tỉnh uỷ Kiên Giang . Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ – Bí thư huyện uỷ Hà Tiên. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Kiên Giang . Phó Bí thư Tỉnh uỷ – Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh Kiên Giang . Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang, Bí thư Đảng ủy Quân sự Tỉnh, Đảng ủy viên Đảng uỷ Quân khu 9 .

- Tháng 1-1995 đến tháng 5 -1996: Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Đảng ủy viên – Đảng uỷ Công an Trung ương.

- Tháng 6-1996 đến tháng 8-1997: Uỷ viên Bộ Chính trị và Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị, Trưởng Ban kinh tế Trung ương Đảng và phụ trách công tác Tài chính của Đảng.

- Tháng 9-1997 đến 6-2006: Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ – Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ . Chủ tịch Hội đồng Tài chính tiền tệ Quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên; Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ; Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Đổi mới Doanh nghiệp nhà nước; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về các công trình trọng điểm Quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tội phạm và Trưởng Ban chỉ đạo một số công tác khác.

Năm 1998-1999 kiêm nhiệm nhiệm vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bí thư Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước .

- Tháng 7-2006 7-2011: Thủ tướng Chính phủ – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ . Kiêm nhiệm các chức vụ : Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng; Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về Giáo dục; Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ; Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng; Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Trưởng Tiểu ban xây dựng Chiến lược Phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (2011 – 2020).

- Chiều 26-7-2011, Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục được bầu làm Thủ tướng Chính phủ với tỷ lệ 470 đại biểu đồng ý trên 500 đại biểu có mặt, đạt 94%.